Báo cáo mới nhất của Chainalysis công bố trong tuần ước tính tổng thiệt hại do các vụ lừa đảo tiền điện tử trong năm 2024 đã lên tới 9,9 tỷ USD. Chainalysis dự đoán con số này có thể tăng lên mức 12,4 tỷ USD, khi họ tiếp tục thu thập thêm thông tin.
Một trong những hình thức lừa đảo phát triển mạnh nhất
trong năm qua là "pig butchering" – mô hình lừa đảo kết hợp giữa lừa đảo tình cảm
và đầu tư. Theo báo cáo, doanh thu từ mô hình này đã tăng gần 40% so với năm
trước, cho thấy mức độ tinh vi ngày càng gia tăng của các tổ chức lừa đảo.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động lừa đảo
tiền điện tử. Kẻ gian đang tận dụng AI để giả mạo danh tính, tạo ra nội dung chân
thực hơn, từ đó khiến nạn nhân khó phân biệt thật giả. Những công nghệ này giúp
lừa đảo qua tin nhắn, email và mạng xã hội trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Mô hình "pig butchering" là một trong những hình thức lừa đảo phát triển mạnh nhất trong năm qua. (Ảnh: Chainanalysis)
Lừa đảo "pig butchering" bùng phát mạnh mẽ
“Pig butchering” (tạm dịch: “mổ lợn”) là một loại hình
lừa đảo kết hợp giữa lừa đảo tình cảm và lừa đảo đầu tư, trong đó kẻ gian tạo dựng
mối quan hệ với nạn nhân qua mạng xã hội hoặc ứng dụng hẹn hò, sau đó dụ dỗ họ
tham gia vào các cơ hội đầu tư giả mạo để chiếm đoạt tài sản.
Tên gọi "mổ lợn" xuất phát từ việc kẻ gian
“vỗ béo” nạn nhân bằng những lời tán tỉnh, hứa hẹn và xây dựng lòng tin trước
khi chiếm đoạt toàn bộ số tiền của họ.
Năm 2024, doanh thu từ “pig butchering” tăng gần 40%
so với năm trước, trong khi số lượng giao dịch gửi tiền vào các vụ lừa đảo theo
mô hình này tăng 210%. Chainalysis nhận định rằng sự chênh lệch giữa hai tỷ lệ
tăng trưởng cho thấy các tổ chức lừa đảo đang mở rộng quy mô nạn nhân, ưu tiên
số lượng hơn giá trị mỗi lần lừa đảo.
Mạng lưới lừa đảo lan rộng trên toàn cầu
Trước đây, các vụ “pig butchering” chủ yếu bắt nguồn từ
các tổ chức lừa đảo quy mô lớn tại Đông Nam Á, nhưng báo cáo cho thấy các trung
tâm lừa đảo đang ngày càng phân tán hơn về mặt địa lý.
Vào tháng 12/2024, cơ quan chống tham nhũng Nigeria đã
bắt giữ 792 nghi phạm trong một cuộc đột kích vào một tòa nhà, nơi được cho là trụ
sở của các vụ lừa đảo tình cảm nhằm vào nạn nhân từ châu Âu và châu Mỹ, theo
Reuters.
Năm 2024, doanh thu từ “pig butchering” tăng gần 40% so với năm trước. (Ảnh: Getty)
Các tổ chức tội phạm này thường ép buộc nạn nhân của
các vụ buôn người tham gia vào hoạt động lừa đảo. Một cuộc điều tra của
ProPublica năm 2022 đã phanh phui cách các băng nhóm tội phạm Trung Quốc đã buôn
bán người sang Campuchia, Lào và Myanmar, buộc họ phải tham gia các hoạt động lừa
đảo trên mạng dưới sự đe dọa của bạo lực.
Bên cạnh “pig butchering”, các trại lừa đảo này còn là
căn cứ cho nhiều loại hình lừa đảo trực tuyến khác, theo ông Eric Heintz,
chuyên gia phân tích toàn cầu tại International Justice Mission, được trích dẫn
trong báo cáo của Chainalysis.
Không hiếm trường hợp trong cùng một tổ chức có nhiều nhóm tội phạm khác nhau hoạt động song song, mỗi nhóm tập trung vào một hình thức lừa đảo riêng biệt.
Hệ sinh thái lừa đảo tiền mã hóa ngày càng chuyên nghiệp hóa
Báo cáo của Chainalysis cho thấy các nhóm tội phạm mạng
không chỉ hoạt động riêng lẻ mà còn liên kết chặt chẽ thông qua các chợ đen trực
tuyến và mạng lưới giao dịch phi pháp, tạo ra một hệ sinh thái lừa đảo ngày
càng tinh vi.
Một trong những nền tảng đóng vai trò trung tâm trong
xu hướng này là Huione Guarantee, một diễn đàn trực tuyến và chợ ngang hàng
(P2P), nơi các nhóm tội phạm có thể mua bán công nghệ lừa đảo, cơ sở hạ tầng và
các nguồn lực hỗ trợ gian lận.
Huione Guarantee được điều hành bởi Huione Group, một
tập đoàn có trụ sở tại Campuchia, chuyên cung cấp các dịch vụ hợp pháp như chuyển
tiền quốc tế, bảo hiểm và trước đây từng hoạt động trong lĩnh vực du lịch cao cấp.
Hệ sinh thái lừa đảo tiền mã hóa ngày càng tinh vi. (Ảnh: Getty)
Tuy nhiên, theo dữ liệu của Chainalysis, nền tảng
Huione Guarantee đã trở thành đầu mối quan trọng trong ngành lừa đảo “pig butchering" và các giao dịch tiền mã hóa phi pháp.
Một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên nền tảng
này là rửa tiền, giúp tội phạm che giấu dấu vết của các giao dịch bất hợp pháp.
Ngoài ra, các sản phẩm gian lận được buôn bán trên Huione Guarantee bao gồm danh
sách dữ liệu cá nhân mục tiêu, dịch vụ lưu trữ web, tài khoản mạng xã hội và phần
mềm AI phục vụ lừa đảo.
Trong năm 2024, các nhà cung cấp công nghệ lừa đảo trên Huione đã nhận ít nhất 375,9 triệu USD tiền mã hóa. Từ năm 2021 đến nay, nền tảng này và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đã xử lý tổng cộng 70 tỷ USD giao dịch tiền mã hóa.
"Huione Guarantee đã thúc đẩy và tạo điều kiện
cho một hệ sinh thái lừa đảo khổng lồ, ngày càng phát triển và có sự liên kết
chặt chẽ giữa các nhóm tội phạm," báo cáo của Chainalysis nhấn mạnh.
Trước những cáo buộc này, Huione Guarantee không phản
hồi yêu cầu bình luận từ CNBC. Trên trang web của mình, nền tảng này khẳng định rằng họ không tham gia vào hoặc
hiểu rõ các hoạt động kinh doanh cụ thể của khách hàng và chỉ chịu trách nhiệm
đảm bảo thanh toán giữa người mua và người bán, theo bản dịch từ CNBC.
Trí tuệ nhân tạo trở thành công cụ hỗ trợ lừa đảo
AI tổng hợp (Generative AI) đã giúp các nhóm tội phạm
tạo nội dung giả mạo chân thực, cho phép chúng giả danh người khác, tạo trang
web đầu tư giả hoặc phát tán nội dung lừa đảo một cách tinh vi hơn.
Công nghệ AI giúp đã giúp các nhóm tội phạm tạo nội dung giả mạo chân thực. (Ảnh: Getty)
Theo báo cáo của Chainalysis, hiện có hàng chục nhà
cung cấp phần mềm trên Huione Guarantee bán các công cụ AI chuyên dụng cho mục
đích lừa đảo.
Năm 2024, các nhà cung cấp dịch vụ AI trên Huione Guarantee đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu lên đến 1.900% so với năm trước, cho thấy sự bùng nổ của công nghệ AI trong các vụ lừa đảo tiền mã hóa.
Elad Fouks, trưởng bộ phận sản phẩm chống lừa đảo tại Chainalysis
và là đồng sáng lập ứng dụng phát hiện gian lận Alterya, nhận định rằng AI đang
làm tăng tốc và mở rộng quy mô các vụ lừa đảo tiền mã hóa.
AI tổng hợp giúp tạo ra các nội dung giả mạo cực kỳ chân thực, từ trang web, danh sách sản phẩm giả cho đến các chiêu trò lừa đảo đầu tư, mua bán gian lận và nhiều hình thức khác, khiến chúng trở nên thuyết phục hơn và khó bị phát hiện hơn.
Một số nhà cung cấp trên Huione thậm chí còn bán dịch
vụ "thay đổi khuôn mặt" với giá 200 USD bằng tiền mã hóa, giúp tội phạm
tạo ra danh tính ảo để qua mặt các hệ thống xác thực danh tính.
Mặt khác, kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào năm 2022, các vụ lừa
đảo deepfake đã xuất hiện ngày càng nhiều, gây tổn thất hàng triệu USD cho nhiều
doanh nghiệp lớn. Các nhóm tội phạm mạng có thể tạo danh tính và giọng nói giả,
giả mạo người thật để qua mặt hệ thống xác minh danh tính và lừa đảo tài chính.
Chainalysis cảnh báo rằng sự phát triển nhanh chóng của
AI đang giúp các vụ lừa đảo tiền mã hóa đạt quy mô lớn chưa từng có, gây thách
thức lớn cho các cơ quan thực thi pháp luật và nhà quản lý.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, để chống lại các vụ lừa đảo tiền mã hóa trên diện
rộng, cần có nỗ lực bền bỉ từ chính phủ, cơ quan quản lý và các tổ chức công
nghệ.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh cũng giúp tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup phình to. Theo cập nhật từ Forbes Việt Nam, tính tới 14 giờ 30 phút, tài sản ông Vượng đạt 5,6 tỷ USD, tăng 252 triệu USD (tăng 4,73%) và đứng thứ 613 trên toàn thế giới. Cùng ngày thông tin niêm yết cổ phiếu Vinpearl được kỳ vọng sẽ tạo ra thêm động lực tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu này trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 1, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng 9,48 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9,4% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.
Một trong những nội dung trọng tâm tại đại hội cổ đông 2025 của Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk chính là đề xuất chính thức niêm yết cổ phiếu DRI trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2024, Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) đã chi tổng cộng gần 163 tỷ đồng để trả thù lao cho các thành viên quản lý chủ chốt. Trong đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan năm nay là 21,8 tỷ đồng, tức trung bình hơn 1,8 tỷ đồng/tháng.
Hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước…
Giá vàng liên tục được điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày 6/3, hiện giá vàng miếng có đỉnh trên ngưỡng 93 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo giá vàng có thể đạt đỉnh lịch sử 100 triệu đồng/lượng.
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 02/2025, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 29.129 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo sẽ giúp các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam có thể giao dịch, đầu tư, mua bán, dưới sự cho phép và quản lý của Nhà nước.
Mối lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu đã quay trở lại với các thị trường tài chính toàn cầu khi dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu và căng thẳng thương mại gia tăng làm suy giảm niềm tin tiêu dùng, hoạt động kinh doanh.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mức mua vào 90,7 triệu đồng/lượng và bán ra 92,7 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn được giao dịch quanh ngưỡng 92,6 triệu đồng/lượng.
Cổ phiếu TCB đóng vai trò kéo VN-Index phục hồi với gần 2,5 điểm tích cực. Đáng chú ý, ái nữ nhà tỷ phú Hồ Hùng Anh là Hồ Thuỷ Anh (SN 2001) đang trực tiếp nắm giữ 344,67 triệu cổ phiếu TCB (tỷ lệ 4,88%), có tài sản ước tính gần 10.000 tỷ đồng. Con số này đưa “ái nữ” nhà tỷ phú áp sát top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam .
Thị trường chứng khoán ngày 4/3 diễn ra với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các thông tin tài chính. Song VN-Index vẫn giữ sắc xanh, hơn 1 tỷ USD vừa đổ vào chứng khoán.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã ký Quyết định số 686/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?