Tại Tờ trình Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đã chỉ ra, theo quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014, các đối tượng để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phân biệt hình thức hỗ trợ đều phải đảm bảo đủ 3 điều kiện gồm: Nhà ở, cư trú, thu nhập.

Điều kiện về thu nhập: Một số đối tượng phải đáp ứng điều kiện về thu nhập: Thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điều kiện này đã không còn phù hợp; phát sinh nhiều thủ tục hành chính không cần thiết và yêu cầu với không chỉ người mua nhà ở xã hội mà còn cả người thuê cũng phải đáp ứng điều kiện về đăng ký cư trú.

Điều kiện về nhà ở: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội cũng như chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sống, học tập hoặc nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng không đủ điều kiện về diện tích bình quân đầu người (10m2 sàn/người?.

Điều kiện về đăng ký cư trú (đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú): Phải có đăng ký thường trú tại nơi định mua nhà ở xã hội. Nếu không có thường trú thì phải đăng ký tạm trú tại nơi này từ 01 năm trở lên trừ học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, dân tộc nội trú công lập (sử dụng nhà ở xã hội trong thời gian học tập).

Bộ Xây dựng đề xuất bỏ điều kiện thường trú, tạm trú khi mua nhà ở xã hội. ảnh minh họam mốc 40 triệu đồng/m2. Ảnh minh họa
Bộ Xây dựng đề xuất bỏ điều kiện thường trú, tạm trú khi mua nhà ở xã hội. Ảnh minh họa

Do đó, tại dự thảo Nghị quyết, Bộ Xây dựng đã đề xuất bỏ điều kiện về đăng ký cư trú. Theo đó, để được mua nhà ở xã hội, người dân chỉ cần đáp ứng 02 điều kiện:

Điều kiện về nhà ở: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình cũng như chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi làm việc, sinh sống; Nhà ở thuộc sở hữu của mình không có đủ điều kiện về diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu 10m2/người.

Điều kiện về thu nhập: Người có thu nhập thấp; công nhân, người lao động trong khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; Hộ nghèo, hộ cận nghèo; Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở.

Trong đó, chỉ các đối tượng sau đây không phải đáp ứng điều kiện về thu nhập: Người đã trả lại nhà ở công vụ; hộ gia đình hoặc cá nhân bị thu hồi đất, giải toả, phá dỡ nhà ở mà chưa được bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Như vậy, theo dự thảo mới, điều kiện để người dân có thể sở hữu nhà ở xã hội đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với quy định hiện nay tại Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết đang có hiệu lực.

Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển, DKRA Group, đánh giá nếu quy định này gỡ bỏ sẽ giúp người mua tiếp cận nhà ở xã hội thuận tiện hơn. Theo ông Thắng, sẽ có một lượng lớn công nhân hay những người nhập cư tại địa phương, họ chưa có đăng ký hộ khẩu hay chưa có hộ khẩu, họ nằm trong 2 nhóm mà còn lại như thu nhập chưa đủ để đóng thuế thu nhập cá nhân và chưa sở hữu nhà thì sẽ thuận tiện hơn.

"Đây cũng là một trong những cách làm cho chủ đầu tư khi làm nhà ở xã hội tìm kiếm đối tượng khách hàng thuận tiện hơn, giảm bớt trở ngại đối với thị trường hiện nay", theo ông Thắng.