Vấn đề “đất ở không hình thành đơn vị ở” thực tiễn mới phát sinh và chưa được quy định trong Luật, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nó đã mang lại nhiều lợi ích cho thị trường BĐS du lịch nói riêng, BĐS nói chung và đặc biệt là sự phát triển kinh tế - du lịch của nhiều địa phương.

Trong bối cảnh thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng tái khởi động sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vấn đề pháp lý cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng... lại được nhiều địa phương, trong đó có Khánh Hòa quan tâm
Trong bối cảnh thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng tái khởi động sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vấn đề pháp lý cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng... lại được nhiều địa phương, trong đó có Khánh Hòa quan tâm

Trước vấn đề nổi cộm nhất của thị trường BĐS địa phương lúc này chính là tính pháp lý của các sản phẩm bất động sản du lịch, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, chính quyền đã làm thì cần đồng hành cùng doanh nghiệp, cần kiến nghị cụ thể để Chính phủ có thể ban hành quy định dưới luật nhằm tháo gỡ, công nhận quyền sở hữu của người mua.

Còn theo ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản tỉnh Khánh Hòa, trong quá trình đầu tư vào các vùng hoang hóa như Bắc Bán đảo Cam Ranh, chính quyền địa phương cũng đã tạm khai sinh ra đất ở không hình thành đơn vị ở để thu hút đầu tư. Tuy nhiên mấu chốt vấn đề là pháp luật không công nhận. Nếu trong thời gian tới có quy định sửa về luật hoặc nghị định thông tư hướng dẫn dưới luật để có định danh cho bất động sản du lịch thì sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nguyên Phó Ban Nội chính Trung ương, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV cũng nêu quan điểm: Tạo dựng được một khung khổ pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch là yêu cầu cấp thiết cần đặt ra trong bối cảnh ngành Du lịch đang đứng trước nhiều cơ hội phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19.

Hiện Luật Đất đai 2013 đang trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung. Như vậy, để có thể kịp thời điều chỉnh những vướng mắc hiện có, các Bộ ngành chức năng cần có các văn bản dưới Luật, như nghị định hay thông tư về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với “đất ở không hình thành đơn vị ở” đối với bất động sản du lịch…

Đối với các dự án bất động sản du lịch đã hoàn thành và đi vào sử dụng, nếu khu đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì cần nhanh chóng được chuyển sang đất theo đúng với quy hoạch và được tiếp tục thực hiện khai thác đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận để bảo vệ quyền tài sản cho nhà đầu tư. Chủ đầu tư sẽ phải nộp bổ sung tiền đất nếu có và người mua được sử dụng đất ổn định, lâu dài. Trong trường hợp không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, thì phải chuyển mục đích sang đất thương mại dịch vụ. Điều này vẫn tuân thủ đúng Luật đồng thời sẽ kịp thời vừa nhanh chóng gỡ khó cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư thứ cấp, không gây ách tắc dòng vốn đầu tư, khơi dậy được tiềm năng từ đất đai cũng như thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này, giúp cho thị trường phát triển minh bạch và bền vững.

“Giải quyết được những nút thắt pháp lý sẽ khơi thông được nhiều vấn đề, đặc biệt ngân sách Nhà nước sẽ có thêm nguồn thu quan trọng từ hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch” – TS. Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh tại hội thảo.
“Giải quyết được những nút thắt pháp lý sẽ khơi thông được nhiều vấn đề, đặc biệt ngân sách Nhà nước sẽ có thêm nguồn thu quan trọng từ hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch” – TS. Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh tại hội thảo.

Cũng tại hội thảo, từ phân tích các số liệu cho thấy sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của BĐS du lịch trong thời gian qua và những hệ lụy trái chiều do pháp luật điều chỉnh đối với thị trường bộc lộ nhiều khoảng trống, PGS.TS. Nguyễn Thị Nga – Trưởng Bộ môn Luật Đất đai và Kinh doanh bất động sản, Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội đã gợi mở giải pháp nhằm thanh lọc thị trường.

“Sự cần thiết trong thời gian tới cần được Nhà nước có chỉ đạo kịp thời giải quyết những tồn đọng đối với những vấn đề nổi cộm như: Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các sản phẩm bất động sản du lịch, đặc biệt là các resort villa và condotel; Các dự án giao đất ở không hình thành đơn vị ở; cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp cận đất đai để thực hiện dự án đầu tư và vận hành dự án vốn đang là điểm nghẽn đối với các doanh nghiệp trong thời gian qua...” - PGS.TS. Nguyễn Thị Nga nêu quan điểm.