Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 33.330 đơn vị chậm đóng bảo hiểm của người lao động từ 1 tháng trở lên, số liệu nợ được tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025.
Đứng đầu danh sách là CTCP Anh ngữ APAX (Apax Leaders, tại số 149, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội). Doanh nghiệp này đã chậm đóng bảo hiểm trong 61,05 tháng, với số tiền lên tới 61,39 tỷ đồng.
Danh sách doanh nghiệp nợ BHXH gọi tên Apax Leaders của Shark Thủy
Apax Leaders là thành viên của Tập đoàn Egroup do ông Nguyễn Ngọc Thủy (thường được gọi là Shark Thủy) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ở các vị trí tiếp theo có 05 đơn vị chậm đóng BHXH trên 20 tỷ đồng. Cụ thể, CTCP Lilama 3 (số 86 đường Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) chậm đóng bảo hiểm trong 119,95 tháng, tức gần 10 năm, với tổng số tiền nợ lên tới 47,4 tỷ đồng; CTCP Cầu 12 (số 463 Nguyễn Văn Linh, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 93,81 tháng, với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng;
Chi nhánh CTCP ô tô Xuân Kiên VINAXUKI-NM SX ô tô số 1, Mê Linh, Hà Nội (xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 152,51 tháng, tổng số tiền 25,8 tỷ đồng; CTCP Sông Đà 6 (Nhà TM, Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) chậm đóng 54,17 tháng, tổng số tiền 22,67 tỷ đồng; CTCP 116 - CIENCO 1 (số 521 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 168,15 tháng, tổng số tiền hơn 20,6 tỷ đồng.
Cùng với đó, danh sách nợ BHXH TP Hà Nội có tới 17 đơn vị chậm đóng BHXH từ trên 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, bao gồm: CTCP Cơ khí Xây dựng 121 CIENCO 1 (số 2 đường Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 123,36 tháng, tổng số tiền 19,78 tỷ đồng; Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội (số 5 Huỳnh Thúc Khánh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 13,05 tháng, tổng số tiền 19,4 tỷ đồng; Công ty TNHH May mặc Xuất khẩu Vit Garment (Khu công nghiệp Quang Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 20,75 tháng, tổng số tiền 18,98 tỷ đồng;
Xí nghiệp Cầu 17 - CIENCO 1 (tầng 12, số 623 đường La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 96,8 tháng, tổng số tiền là 18,9 tỷ đồng; Công ty Thi Công Cơ Giới I - CN Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 1 - CTCP (tầng 7, số 623 Đê La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 93,02 tháng, tổng số tiền 17,6 tỷ đồng; CTCP Cầu 14 (số 144/95 Vũ Xuân Thiều, phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 86,12 tháng, tổng số tiền 15,1 tỷ đồng;
CTCP Xây dựng Giao thông và Thương mại 124 (KM12 + 500 Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 177,29 tháng, tổng số tiền 14,71 tỷ đồng; CTCP Công nghiệp Xây dựng Toàn Phát (tầng 3, tòa nhà 101 Láng hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 163,85 tháng, tổng số tiền 14,46 tỷ đồng; CTCP Khóa Minh Khai (KM14 QL1A Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 126,33 tháng, tổng số tiền 14,22 tỷ đồng; CTCP Bê tông Xây dựng Hà Nội (xóm 7, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 114,41 tháng, tổng số tiền 13,71 tỷ đồng;
Xí nghiệp Cầu 18 - CIENCO 1 (tầng 8, số 623 tòa nhà Đê La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 103,64 tháng, tổng số tiền 13,17 tỷ đồng; CTCP Lắp máy điện nước - Licogi (Nhà G, số 491 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 115,60 tháng, tổng số tiền 12,14 tỷ đồng; CTCP Tập đoàn FLC (tầng 5, Tòa nhà FLC Landmark tower, đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 32,87 tháng, tổng số tiền 11,99 tỷ đồng;
CTCP Giáo dục tư duy và sáng tạo quốc tế CMS (Tầng 4, tòa 21T2 Dự án Hapulico Complex, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 50,05 tháng, tổng số tiền 11,72 tỷ đồng; CTCP Cơ khí & xây lắp số 7 (Km 14, Quốc lộ 1A Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 115,25 tháng, tổng số tiền 10,6 tỷ đồng; CTCP ô tô 1-5 (Thị Trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 75,07 tháng, tổng số tiền 10,46 tỷ đồng và CTCP Đầu tư cơ khí và Xây dựng Hà Nội (số 190 đường Đại Mỗ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chậm đóng bảo hiểm 123,8 tháng, tổng số tiền chậm đóng là 10 tỷ đồng.
DANH SÁCH ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHẬM ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN TỪ 1 THÁNG TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÁNG 3/2025: File đính kèm: DS cham dong BHXH T3 2025.pdf
Đáng chú ý, trong danh sách, CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) - doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của Shark Nguyễn Thanh Việt (Shark Việt), bị nêu tên do chậm đóng bảo hiểm 3,41 tháng, với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, Viện dưỡng lão Phương Đông Asahi, trực thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông, cũng chậm đóng BHXH trong 1 tháng, với số tiền hơn 121 triệu đồng.
Theo tìm hiểu, Intracom tiền thân là Công ty Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Giao thông đô thị với 100% vốn nhà nước, từng là thành viên của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico). Đến năm 2006, Công ty thực hiện cổ phần hóa, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Tính đến tháng 9/2022, Intracom đã tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.950 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện do Shark Việt giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Intracom hoạt động đa ngành, nổi bật ở ba lĩnh vực: bất động sản, y tế và thủy điện. Trong lĩnh vực bất động sản, Công ty là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn như: Intracom Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Intracom Riverside (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội); Intracom Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)…
Ở mảng thủy điện, Intracom đầu tư vào hàng loạt dự án lớn như: Thủy điện Nậm Pung; Thủy điện Tà Lơi 2 - 3 (Lào Cai); Thủy điện Cẩm Thủy 1 (Thanh Hóa). Tổng vốn đầu tư cho các dự án thủy điện lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Intracom và Viện dưỡng lão Phương Đông của Shark Việt chậm đóng bảo hiểm
Trên website chính thức, Intracom còn giới thiệu các thương hiệu như: Intracom Power: phát triển năng lượng tái tạo; Intracom Environment: xử lý chất thải nguy hại và bảo vệ môi trường; Intracom Agritech: ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng nông nghiệp.
Trong lĩnh vực y tế, Intracom đầu tư vào Tổ hợp Y tế Phương Đông (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thông qua pháp nhân là Công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông. Dự án có quy mô gần 10ha, với 14 khoa và nhiều khu phụ trợ như: giải phẫu, tiêm chủng, hiếm muộn…
Giai đoạn 1 của dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 2/2019, với quy mô 250 giường bệnh. Giai đoạn 2 gồm Bệnh viện Ung bướu Công nghệ cao Phương Đông, được khởi công từ năm 2022, quy mô 250 giường, gồm 12 khoa chức năng.
Cùng năm 2022, Intracom cũng khởi công Viện dưỡng lão Phương Đông Asahi với quy mô hơn 300 giường, tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp "quen mặt" APAX, LILAMA3, Sông Đà 6, FLC, Shopee,... nằm trong danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 1 tháng trở lên.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,8 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/04/2025, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 11,92% lên 12,13%, tương đương gần 106 triệu cổ phiếu.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
Đối với nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, làn sóng thuế quan mới của chính quyền Trump đã làm lung lay toàn bộ chiến lược, đồng thời đẩy họ vào trạng thái tê liệt và lo lắng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?