Hàng loạt doanh nghiệp "quen mặt" APAX, LILAMA3, Sông Đà 6, FLC, Shopee,... nằm trong danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 1 tháng trở lên.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội mới ban hành danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 1 tháng trở lên trong tháng 1, trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số liệu tính đến hết ngày 31/1/2025, dữ liệu lấy ngày 5/2/2025. Trong danh sách này có sự xuất hiện của 59.944 doanh nghiệp, tổ chức chậm đóng từ 1 tháng.
Theo đó, đứng đầu danh sách là: Công ty cổ phần anh ngữ APAX, có địa chỉ tại số 23 LK 14B Khu ĐT Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP Hà Nội với số tháng đóng chậm là 59 tháng, tổng số tiền nợ hơn 60,7 tỷ đồng.
Xếp thứ hai là: Công ty Cổ phần LILAMA3 địa chỉ tại: Số 86 đường Tân Xuân, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, số tháng đóng chậm 118 tháng, với số tiền nợ gần 47 tỷ đồng. Ví trí thứ 3 là Công ty Cổ Phần Cầu 1, địa chỉ tại số 463 Nguyễn Văn Linh, P. Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội với số tháng đóng chậm là 92 tổng số tiền nợ hơn 30 tỷ đồng.
Ở vị trí thứ 4, 5 có: Chi nhánh Công ty CP ô tô Xuân Kiên VINAXUKI - NM SX ô tô số 1, Mê Linh, HN xã Tiền Phong - Mê linh - Hà Nội số tháng đóng chậm là 151 nợ hơn 25,6 tỷ đồng.
Công ty CP Sông Đà 6 địa chỉ tại Nhà TM- Văn Khê- La Khê- Hà Đông- Hà Nội số tháng đóng chậm là 53 nợ hơn 23 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong danh sách này vẫn có những cái tên "quen mặt" như: Công ty CP 116 - CIENCO 1 địa chỉ tại số 521 Nguyễn trãi, Thanh xuân, Hà Nội, số tháng đóng chậm là 166 nợ hơn 20,5 tỷ đồng. Công ty CP Cơ Khí Xây Dựng 121 CIENCO1 Số 2 Đường Ngọc Lâm - P. Ngọc Lâm số tháng đóng chậm là 122 nợ hơn 19 tỷ đồng. Công ty CP xây dựng giao thông và thương mại 124 địa chỉ tại KM12 + 500 Ngũ Hiệp Thanh Trì Hà Nội số tháng đóng chậm là 175 nợ gần 15 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC địa chỉ tại Tầng 5, Tòa nhà FLC Landmark tower, đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội số tháng đóng chậm là 31 nợ hơn 11,4 tỷ đồng.
Công ty CP đầu tư XD và PT hạ tầng Vinaconex địa chỉ tại Tầng 2 văn phòng 7 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội số tháng đóng chậm là 152 nợ hơn 4,2 tỷ đồng.
Công ty CP Tập Đoàn Hoàng Hà Lô Số 2, Khu ĐT Mới Đại Kim - Định Công, P. Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội số tháng đóng chậm là 97 nợ gần 4 tỷ đồng.....
Trong danh sách này có sự xuất hiện của công ty quản lý sàn thương mại điện tử Shopee. Cụ thể, Công ty TNHH Shopee bị nhắc tên với 1 tháng chậm đóng bảo hiểm với tổng số tiền chậm đóng là hơn 15,2 tỷ đồng. “Ông lớn” ngành F&B Golden Gate cũng đang nợ 1 tháng tiền bảo hiểm của người lao động là hơn 5,8 tỷ đồng.
Công ty TNHH Kid Plaza chuyên các sản phẩm mẹ và bé cũng đang chậm đóng gần 1,8 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Sao Thái Dương cũng đang nợ hơn 1 tỷ tiền bảo hiểm.
Trong danh sách chậm đóng BHXH còn có sự xuất hiện của loạt doanh nghiệp lớn với thời gian chậm đóng 1 tháng. Gồm: Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội 2,8 tỷ đồng, Công ty TNHH OPTIMIZELY Việt Nam chậm 2,7 tỷ đồng, Công ty Cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội 2,6 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Kim khí Thăng Long nợ 2,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Ericsson Việt Nam chậm gần 2,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Thời trang ELISE chậm 2,3 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Công nghệ Bưu chính Viễn Thông chậm 2,2 tỷ đồng, Công ty TNHH trường đại học Anh Quốc VN chậm 1,88 tỷ đồng;
Công ty TNHH Đầu tư & DV Lan Chi sở hữu chuỗi Lan Chi Mart chậm đóng 1,8 tỷ đồng; Công ty TNHH Olive chuyên cung cấp suất ăn chậm đóng 1,7 tỷ đồng và Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ 30 Shine chậm đóng 1,6 tỷ đồng, Công ty CP Quốc tế Homefarm chậm đóng hơn 909 triệu đồng, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh chậm gần 550 triệu đồng; Công ty Cổ phần sữa Ba Vì chậm 387 triệu đồng; Công ty TNHH Bán lẻ Sammishop chậm gần 371 triệu đồng, Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn chậm đóng 366 triệu đồng....
DANH SÁCH ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHẬM ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN TỪ 01 THÁNG TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÁNG 01/2025: DS đơn vị chậm đóng BHXH tháng 01 2025.pdf
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, những đơn vị có tên trong danh sách chậm đóng có hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Được biết, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định các vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt như: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng; chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:
“4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”
Như vậy, nếu nợ đóng BHXH doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TPHCM vừa công khai danh sách 100 đơn vị chậm đóng BHXH từ 6 tháng trở lên và số tiền lớn. Đứng đầu là CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã chậm đóng BHXH trong 15 tháng.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
Quý 1/2025, GELEX Electric ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 215% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp chủ lực của CADIVI và chiến lược phát triển bền vững.
CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: mã chứng khoán SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM :HoSE) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới ngày 15/5.
Theo hợp đồng công bố ngày 21/03, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HoSE: MBB) là tổ chức tín dụng đầu mối thu xếp vốn cho giai đoạn 1 và 2 của dự án điện phân nhôm Đắk Nông, với tổng vốn thu xếp 12.500 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Vingroup từng bị nhà đầu tư không mấy mặn mà, nhưng sau loạt thông tin tích cực từ các dự án, kế hoạch kinh doanh liên quan đến tập đoàn xuất hiện dồn dập đã kéo sự chú ý trở lại. Ngày 24/3, vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm.
VNDirect quyết định thoái toàn bộ vốn đang sở hữu tại Goldsun Food - chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa liên tiếng về vụ việc hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 1,5 tỷ đồng/người vì hành vi thao túng giá cổ phiếu PDR...
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, với mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng.
Ngày 23/03/2025, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) công bố ngày 02/04/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023-2024. Cổ đông sở hữu cổ phiếu HSG sẽ nhận được 500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 5%.
Mới đây, HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) thông qua quyết định vay vốn tại Agribank và BIDV, tổng hạn mức vay tối đa 13.000 tỷ đồng, chủ yếu nhằm bổ sung vốn lưu động, đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?