Cụ thể như sau:
1. Công ty CP Tập đoàn FLC (Dịch Vọng, Cầu Giấy) nợ hơn 6,1 tỷ đồng.
2. Công ty CP Thương mại Dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng (Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng) nợ hơn 3,4 tỷ đồng.
3. Công ty CP Cầu 1 Thăng Long (Thịnh Liệt, Hoàng Mai) nợ gần 3 tỷ đồng.
4. Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông I - Công ty CP (Thành Công, Ba Đình) nợ gần 2,5 tỷ đồng.
5. Công ty TNHH Quản lý Khách sạn Victoria (Trúc Bạch, Ba Đình) nợ hơn 2,1 tỷ đồng.
6. Công ty CP Đầu tư Lê (Bạch Đằng, Hai Bà Trưng) nợ hơn 2,1 tỷ đồng.
7. Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam (Ô Chợ Dừa, Đống Đa) nợ hơn 1,6 tỷ đồng.
8. Công ty CP Gigatum Việt Nam (Liễu Giai, Ba Đình) nợ hơn 1,3 tỷ đồng.
9. Công ty CP Sông Đà 10 (Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm) nợ hơn 1,3 tỷ đồng.
10. Công ty CP Lamer (Khương Trung, Thanh Xuân) nợ hơn 1,1 tỷ đồng.
11. Tổng Công ty CP Sông Hồng (Yên Phụ, Tây Hồ) nợ hơn 1 tỷ đồng.
12. Công ty CP Đầu tư kinh doanh phát triển Bất động sản Flchomes (Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm) nợ hơn 951 triệu đồng.
13. Công ty CP Kỹ nghệ điện chiếu sáng VN P2002 (Trung Hòa, Cầu Giấy) nợ hơn 872 triệu đồng.
14. Công ty TNHH DV TM Song Thái Phố Nỷ (Trung Giã, Sóc Sơn) nợ hơn 856 triệu đồng.
15. Công ty CP Đầu tư và xây dựng Long Hưng (Thanh Liệt, Thanh Trì) nợ hơn 765 triệu đồng.
16. Công ty CP Vật liệu xây dựng & xuất nhập khẩu Hồng Hà (Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội) nợ hơn 730 triệu đồng.
17. Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tân Hoàn Phát (Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm) nợ hơn 640 triệu đồng.
18. Công ty CP Dịch vụ trường học Quang Minh (Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm) nợ hơn 624 triệu đồng.
19. Công ty TNHH TV Kỹ thuật Việt Nam – Canada (Văn Quán, Hà Đông) nợ hơn 583 triệu đồng.
20. Công ty CP Nước & Xây dựng Đường Thành (Nhân Chính, Thanh Xuân) nợ hơn 582 triệu đồng.
21. Công ty TNHH Tư vấn và phát triển Đồng xanh (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) nợ hơn 551 triệu đồng.
22. Công ty CP Xây dựng H.T.B (Phú La, Hà Đông) nợ hơn 550 triệu đồng.
23. Công ty TNHH Đầu tư xây Dựng Pride Việt Nam (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm) nợ hơn 504 triệu đồng.
24. Công ty CP Đầu tư Thương mại và dịch vụ SHC Việt Nam (Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm) nợ gần 470 triệu đồng.
25. Công ty CP Phát triển hạ tầng 319 (Cổ Linh, Long Biên) nợ hơn 466 triệu đồng.
26. Công ty CP đầu tư Xây dựng Nam Khánh (Dương Nội - Hà Đông) nợ hơn 418 triệu đồng.
27. Công ty TNHH MTV IEC-1 (Văn Quán, Hà Đông) nợ hơn 417 triệu đồng.
28. Công ty CP Xây dựng và Thương mại VT (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) nợ hơn 408 triệu đồng.
29. Công ty CP Công nghệ Phú Quang Hưng (Kiến Hưng, Hà Đông) nợ hơn 386 triệu đồng.
30. Công ty TNHH Anmac VN (Tân Triều, Thanh Trì) nợ hơn 385 triệu đồng.
31. Công ty CP Tư vấn kiến trúc và xây dựng An Phát (Quang Minh, Mê Linh) nợ hơn 372 triệu đồng.
32. Công ty CP Tư vấn đầu tư bất động sản Ngôi sao (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) nợ hơn 342 triệu đồng.
33. Công ty CP Thương mại và Thiết bị chuyên dùng Minh An (Định Công, Hoàng Mai) nợ hơn 332 triệu đồng.
34. Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ - CTCP (Hàng Bông, Hoàn Kiếm) nợ hơn 328 triệu đồng.
35. Công ty CP Tư vấn Xây dựng & thương mại IC Việt Nam (Kim Mã, Ba Đình) nợ hơn 327 triệu đồng.
36. Công ty CP Liên doanh Thái Bình Dương (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) nợ hơn 309 triệu đồng.
37. Công ty TNHH Du lịch Sang Trọng Việt Nam (Nhật Tân, Tây Hồ) nợ hơn 300 triệu đồng.
38. Công ty CP Nội thất và thiết bị kỹ thuật Hà Nội (Dương Nội, Hà Đông) nợ hơn 298 triệu đồng.
39. Công ty CP Thiết bị công nghiệp Hàn Việt (Thịnh Liệt, Hoàng Mai) nợ hơn 275 triệu đồng.
40. Công ty CP Xây dựng và thương mại CBCO (Dương Nội, Hà Đông) nợ hơn 265 triệu đồng.
41. Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch (Hàng Bài, Hoàn Kiếm) nợ hơn 265 triệu đồng.
42. Công ty TNHH sơn Luxpon (Cổ Bi, Gia Lâm) nợ hơn 257 triệu đồng.
43. Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp ACC Hà Nội (Quang Minh, Mê Linh) nợ hơn 251 triệu đồng.
44. Công ty TNHH Công nghệ công nghiệp Phú Sơn (Ngọc Hồi, Thanh Trì) nợ hơn 250 triệu đồng.
45. Công ty CP Xây dựng Ngọc Thu TNT (Giáp Bát, Hoàng Mai) nợ hơn 238 triệu đồng.
46. Hợp tác Xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phát (Trung Hòa, Cầu Giấy) nợ hơn 238 triệu đồng.
47. Công ty CP Trắc địa bản đồ & ứng dụng GIS Nam Việt (La Khê, Hà Đông) nợ hơn 229 triệu đồng.
48. Công ty CP Xây lắp Thành Nam (KĐT Đại Thanh, Thanh Trì) nợ hơn 221 triệu đồng.
49. Công ty CP Tập đoàn ANT GROUP (Mộ Lao, Hà Đông) nợ hơn 216 triệu đồng.
|
Công ty CP Tập đoàn FLC với số tiền hơn 6,1 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
50. Công ty TNHH Công nghiệp FDI VIệt Nam (Xuân La, Tây Hồ) nợ hơn 211 triệu đồng.
51. Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại An Phát Vinh (Nhân Chính, Thanh Xuân) nợ hơn 211 triệu đồng.
52. Công ty CP Tư vấn phát triển Phương Đông (Điện Biên, Ba Đình) nợ hơn 204 triệu đồng.
53. Công ty CP Thương mại và đầu tư quốc tế Vũ Gia (Định Công, Hoàng Mai) nợ hơn 202 triệu đồng.
54. Công ty Cp In La bàn (Chúc Sơn, Chương Mỹ) nợ hơn 201 triệu đồng.
55. Công ty TNHH MIHà Nội (Dịch Vọng, Cầu Giấy) nợ hơn 200 triệu đồng.
56. Công ty CP Phát triển Đông Dương Xanh (Dịch Vọng Cầu Giấy) nợ hơn 199 triệu đồng.
57. Công ty CP Rohler & Paint Việt Nam (Đại Kim, Hoàng Mai) nợ hơn 196 triệu đồng.
58. Công ty CP Giải pháp và Công nghệ điều khiển hệ thống (Duyên Thái, Thường Tín) nợ hơn 193 triệu đồng.
59. Công ty TNHH Thời trang Long Nhi (Quang Trung, Đống Đa) nợ hơn 193 triệu đồng.
60. Công ty CP Đầu tư xây dựng HDM (Hà Cầu, Hà Đông) nợ hơn 190 triệu đồng.
61. Công ty CP Giải pháp Beedu (Láng Hạ, Đống Đa) nợ hơn 186 triệu đồng.
62. Công ty TNHH WE-DESIGNS (La Phù, Hoài Đức) nợ hơn 186 triệu đồng.
63. Công ty TNHH cơ khí chính xác CNC - TECH (Phú Lương, Hà Đông) nợ hơn 182 triệu đồng.
64. Công ty CP Đầu tư phát triển Việt Nam Thịnh Vượng (Nhân Chính, Thanh Xuân) nợ hơn 178 triệu đồng.
65. Công ty CP TMSX An Đô (Yên Hòa, Cầu Giấy) nợ hơn 178 triệu đồng.
66. Công ty CP Thương mại, tự động hóa Trường Anh (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm) nợ hơn 171 triệu đồng.
67. Công ty TNHH HHC Việt Nam (Nhân Chính, Thanh Xuân) nợ hơn 165 triệu đồng.
68. Công ty CP Xây dựng và Thương mại Unico (Dương Nội, Hà Đông) nợ hơn 158 triệu đồng.
69. Công ty TNHH MTV Vận tải và Thương mại Hưng Việt (Thanh Trì, Hoàng Mai) nợ hơn 155 triệu đồng.
70. Công ty CP Đầu tư và giải pháp công nghệ cao IBC ( Long Biên) nợ hơn 153 triệu đồng.
71. Công ty CP Công nghệ máy tính Việt Nam (Trung Liệt, Đống Đa) nợ hơn 152 triệu đồng.
72. Công ty CP Công nghệ An Vui (Mễ Trì, Nam Từ Liêm) nợ hơn 149 triệu đồng.
73. Công ty CP Lắp máy điện nước TH (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm) nợ hơn 140 triệu đồng.
74. Công ty TNHH Tư vấn QL và PT ASEAN (Dịch Vọng, Cầu Giấy) nợ hơn 137 triệu đồng.
75. Công ty TNHH Wash Friends Vina (Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm) nợ hơn 137 triệu đồng.
76. Công Ty TNHH Thương mại dịch vụ HHH Việt Nam (Hợp Thanh, Mỹ Đức) nợ hơn 136 triệu đồng.
77. Công ty TNHH PT CN & TNMT Hà Thành (Trung Văn, Nam Từ Liêm) nợ hơn 133 triệu đồng.
78. Công ty CP Kim khí An Thành (Quang Trung, Quận Hà Đông) nợ hơn 133 triệu đồng.
79. Trường Trung cấp Y - Dược cộng đồng Hà Nội (Vĩnh Ngọc, Đông Anh) nợ hơn 129 triệu đồng.
80. Công ty CP FINT Việt Nam (Dịch Vọng, Cầu Giấy) nợ hơn 128 triệu đồng.
81. Công ty CP Phát triển xây dựng và thương mại Bình An (Song Phương, Hoài Đức) nợ hơn 124 triệu đồng.
82. Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất học liệu (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) nợ hơn 124 triệu đồng.
83. Công ty CP Đầu tư phát triển và công nghệ Quốc tế Trần Gia (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) nợ hơn 120 triệu đồng.
84. Công ty CP In và Thương mại Diệu Minh (Phúc Xá, Ba Đình) nợ hơn 120 triệu đồng.
85. Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Loan (Mai Dịch, Cầu Giấy) nợ hơn 118 triệu đồng.
86. Công ty Luật TNHH Minh Gia (Trung Hòa, Cầu Giấy) nợ hơn 111 triệu đồng.
87. Công ty CP Phát triển Mê Kông (Khương Mai, Thanh Xuân) nợ hơn 111 triệu đồng.
88. Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại dịch vụ Thu Ngọc (Trung Văn, Nam Từ Liêm) nợ hơn 105 triệu đồng.
89. Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại điện lạnh Vidugold (Trung Hoà, Cầu Giấy) nợ hơn 105 triệu đồng.
90. Tạp chí Kinh tế Tập đoàn (Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm) nợ hơn 99 triệu đồng.
91. Công ty CP Công nghiệp Thuận tường (Định Công, Hoàng Mai) nợ hơn 99 triệu đồng.
92. CN Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt ( Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng) nợ hơn 98 triệu đồng.
93. Công ty CP Tập đoàn TLF (Trung Văn, Nam Từ Liêm) nợ hơn 96 triệu đồng.
94. Công ty TNHH Điện Công Nghiệp Phan Nguyễn (Trâu Quỳ, Gia Lâm) nợ hơn 94 triệu đồng.
95. Công ty CP Sản xuất cao su nhựa 68 (Văn Quán, Hà Đông) nợ hơn 94 triệu đồng.
96. Công Ty TNHH Truyền thông và sự Kiện V8 (Nhân Chính, Thanh Xuân) nợ hơn 91 triệu đồng.
97. Công ty CP SSD Việt Nam (Yên Sở, Hoàng Mai) nợ hơn 90 triệu đồng.
98. Công ty CP Xây dựng và môi trường Glumex (Yên Hòa, Cầu Giấy) nợ hơn 87 triệu đồng.
99. Công ty CP Kodsdoor Việt Nam (Ngọc Hồi, Thanh Trì) nợ hơn 87 triệu đồng.
100. Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư (Cát Linh, Đống Đa) nợ hơn 81 triệu đồng.
|
Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyền lợi chính đáng của người lao động. Ảnh minh họa |
Cần biết rằng, việc doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khi không đóng đúng thời gian quy định như đã đăng ký. Căn cứ theo Điều 56, Quyết định số 1111/QĐ-BHXH nêu rõ:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
- Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
- Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
- Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
Bên cạnh việc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng doanh nghiệp còn có thể bị phạt tài chính nếu chậm đóng BHXH. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:
“4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”
Như vậy, nếu nợ đóng BHXH doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75 triệu đồng.
Lưu ý, đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ - CP.
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Cần biết rằng, việc nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ. Tình trạng này gây nhiều hệ lụy mà người lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Người lao động không có điều kiện để kiểm tra xem doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định hay đang sử dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để làm vốn kinh doanh.
Đến khi gặp tai nạn nghề nghiệp, hoặc mất việc, người lao động cần sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mới biết họ đang bị công ty vi phạm quyền lợi, thậm chí là chiếm đoạt tiền trái phép.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp có rất nhiều "chiêu trò" để chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bởi lãi ngân hàng mà doanh nghiệp phải đóng cao hơn mức phạt của bảo hiểm. Do vậy, nhiều doanh nghiệp cố tình giữ lại không nộp nhưng vẫn trừ tiền bảo hiểm hàng tháng từ lương công nhân. Khi nợ bảo hiểm xã hội tăng cũng có nghĩa là quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu doanh nghiệp nợ, người lao động sẽ không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, không được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế. Nếu muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định người lao động phải được chốt sổ bảo hiểm xã hội, nếu không thể chốt sổ thì không thể thực hiện thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Doanh nghiệp chậm đóng tiền BHXH có thể bị thanh tra
Với hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, doanh nghiệp có thể bị thanh tra chuyên ngành. Bởi theo Điều 5 và Điều 7 Nghị định 21/2016/NĐ-CP, BHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh hoàn toàn có quyền thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo thông tin từ BHXH Việt Nam, các đơn vị sử dụng lao động nợ trên 02 tháng, cơ quan BHXH đề nghị nộp đầy đủ số tiền còn phải đóng trước ngày đầu của tháng sau liền kề. Quá thời hạn này, cơ quan BHXH sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng các loại bảo hiểm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm trên 02 tháng rất có thể sẽ bị thanh tra.
|
https://sohuutritue.net.vn/danh-sach-100-don-vi-no-bao-hiem-xa-hoi-tren-dia-ban-tp-ha-noi-d149396.html