Cúng giao thừa là gì?

Cúng giao thừa là một nghi thức không thể thiếu, thường thấy vào mỗi dịp Tết Nguyên đán của các gia đình Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, cúng giao thừa còn được gọi là Trừ tịch, tức là trừ khử ma quỷ, những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới tốt đẹp hơn.

 cúng giao thừa được gọi là lễ trừ tịch, được cử hành và lúc kết thúc năm cũ và và đầu năm mới.
Cúng giao thừa được gọi là lễ trừ tịch, được cử hành và lúc kết thúc năm cũ và và đầu năm mới.

Do đó, lễ cúng giao thừa sẽ thường được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới vào dịp Tết Nguyên đán, cụ thể là cử hành từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.

Địa điểm và thời gian cúng giao thừa

Người Việt quan niệm Thiên Đình có 12 vị Hành Khiển tương ứng với 12 con giáp để trông coi việc hạ giới trong năm đó. Cứ đến đêm giao thừa, vị Hành Khiển cũ sẽ nhường lại công việc cho vị thần mới.

Và để tỏ lòng tôn kính vị thần cũ và mong vị thần mới phù hộ cho nhân gian, người Việt luônlàm một mâm cỗ cúng ngoài trời, mong rằng thần đi ngang sẽ trông thấy tấm lòng của mình. Vì vậy vào đêm giao thừa, người Việt sẽlàm 2 mâm cỗ, một mâm cỗ trong nhà trên bàn thờ gia tiên và một mâm cỗ ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới, tức giờ Tý - từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong và ngoài nhà

Mâm cỗ cúng giao thừa có thể là lễ mặn hoặc lễ chay tùy vào điều kiện, tâm niệm của mỗi gia đình. Các lễ cúng theo phong tục thông thường là:

  • Lễ cúng ngoài trời: Mâm ngũ quả, hoa, đèn nến, trầu cau, bát muối, bát gạo, trà, rươu, quần áo và mũ nón thần linh, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, thủ lợn luộc, 3 cây hương to,...
  • Lễ cúng trong nhà: Giống với lễ cúng ngoài trời và một số món ăn khác theo nhu cầu và điều kiện mỗi gia đình chỉ không có quần áo và mũ nón thần linh.

Hiện nay các mâm lễ cúng trở nên đơn giản hơn. Tùy vào khẩu vị, điều kiện của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ có đầy đủ hoặc vài món trong số đó là được.

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên, cầu mong gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà làm ăn phát đạt, sức khoẻ dồi dào
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên, cầu mong gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà làm ăn phát đạt, sức khoẻ dồi dào...

Những lễ vật này cần đượcchuẩn bị từ trước thời điểm giao thừa. Chúng được đặt trên bàn, tuyệt đối không để trên mặt đất hay đến thời điểm giao thừa mới bưng mâm lễ ra.

Mâm cúng giao thừa đặt ở đâu? Quay ra hay quay vào?

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng như thế nào thì việc đặt mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời ở đâu cũng là một trong những điều vô cùng quan trọng để tránh gặp những điều không may mắn trong năm mới.

Theo quan niệm dân gian, các vị thần tiến hành bàn giao tiếp công việc rất khẩn trương nên chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng chân thành của gia chủ.

Do đó, với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ thường được đặt ở giữa sân nhà để các vị thần dễ dàng nhìn thấy được tấm lòng của gia đình bạn. Trường hợp gia đình nào không có sân nhà thì hãy ưu tiên làm lễ trên sân thượng hoặc ban công.

Với mâm cúng giao thừa trong nhà, đó là mâm cỗ cúng Thổ công, gia tiên nên thường được đặt trên bàn thờ gia đình để thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn đến các vị thần, ông bà tổ tiên trong thời khắc linh thiêng bước sang năm mới.

Khi cúng giao thừa, đầu gà nên quay ra đường để đón ông thần Hành khiển coi việc nhân gian đi qua. Tương truyền rằng mỗi năm Âm lịch có một ông thần Hành khiển, năm nào gặp thần giỏi giang, anh minh và liêm khiết thì hạ giới được nhờ, chẳng hạn như: nông sản được mùa, ít thiên tai, không có bệnh tật,...

Ngược lại, khi gặp phải ông thần lười biếng, kém cỏi, tham lam,... hạ giới sẽ chịu khổ. Vì thế, thần nọ bàn giao công việc cho thần khác mỗi khi kết thúc năm cũ nên việc cúng giao thừa để “tống cựu nghinh tân” và hướng đầu gà quay ra ngoài để đón ông thần mới với nhiều hy vọng, ước nguyện tốt đẹp cho năm sau.

Nghi thức cúng giao thừa

Sau khi chuẩn bị hết tất cả lễ vật cần thiết trước 12 giờ đêm,vào đúng thời khắc giao thừa, gia chủ sẽ bắt đầu súc miệng bằng rượu thơm, thắp đèn, đốt hương rồi thành tâm đọc văn khấn giao thừa.

Sau khi thực hiện bài cúng giao thừa xong, gia chủ cắm hương rồi vái lạy bốn phương tám hướng cầu mong thần linh phù hộ gia đình một năm mới ấm no hạnh phúc.

Những lưu ý khi cúng giao thừa

Cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng, để thực hiện đúng chuẩn buổi lễ cúng giao thừa nhất thì bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Các gia chủ cần phảithực hiện lễ cúng ngoài trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”, tức là đón quan Hành Khiển mới, tiễn quan Hành Khiển cũ, sau đó mới thực hiện lễ cúng trong nhà.

  • Nên có đầy đủ 2 mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời.
  • Có thể làm cỗ ngọt hoặc chay, mặn đều được. Nếu làm cỗ mặn hay chay thì nên để ở một bàn nhỏ phía bên dưới bàn thờ chính. Còn trên bàn thờ chính sẽ đặt hoa, tiền vàng, xôi chè và bánh chưng.
  • Không nên cắm cành vàng lá ngọc trên bàn thờ, bởi sẽ mang nhiều âm khí không tốt.
  • Không đốt tiền vàng vào lễ cúng giao thừa vì sẽ thu hút nhiều vong âm.