Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Van Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang có giá trăm triệu đồng/đêm. Doanh nghiệp này vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 với nhiều điểm đáng chú ý.
CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HoSE: mã chứng khoán NVT) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025. Theo đó, NVT đặt kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt gần 446 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 51 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 9% và gấp 2.2 lần so với thực hiện 2024.
Chủ khu nghỉ dưỡng giá trăm triệu đồng một đêm - Ninh Vân Bay cho biết, năm 2025 doanh nghiệp này sẽ tập trung triển khai các dự án bất động sản hiện có. Trong đó, Công ty đặt mục tiêu hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để triển khai khởi công xây dựng giai đoạn 2 dự án khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay.
Bên cạnh đó, NVT tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp tại Six Senses Ninh Vân Bay, tập trung vào yếu tố sáng tạo, khác biệt. Các nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tính khả thi và tiềm năng thị trường của các sản phẩm mới, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, giúp thu hút phân khúc khách hàng cao cấp tới dự án.
Đối với dự án Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa, Công ty dự kiến triển khai một số hạng mục nâng cấp, cải tạo như cải tạo, sửa chữa một số villa để đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế; nâng cấp khu vực văn phòng và khu bếp nhân viên; mua sắm, đầu tư trang thiết bị giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài các dự án hiện hữu, từ năm 2024, NVT đã tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản du lịch cao cấp, phù hợp với chiến lược mở rộng phát triển. Mục tiêu trọng tâm là gia tăng quy mô sở hữu và phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng 5 sao quốc tế tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM,…
Ở diễn biến liên quan, ngay trước thềm ĐHCĐ NVT vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo yêu cầu từ cơ quan quản lý.
Theo nội dung công bố thông tin, công ty thực hiện quy định theo Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán, đồng thời đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 của công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 9,7 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính xuất phát từ khoản chi phí không thường xuyên phát sinh tại một công ty con trong nửa đầu năm 2024, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận hợp nhất. Dù vậy, công ty vẫn đạt doanh thu hợp nhất 411 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2023. Kết quả này phản ánh những nỗ lực chủ động trong việc thúc đẩy doanh thu và tối ưu khai thác các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hiện có.
Trước đó, từ ngày 4/4/2024, cổ phiếu này bị chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo do mặc dù lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ dương, nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2023 vẫn âm. Đáng chú ý, theo thông báo ngày 3/1/2025 của HNX, cổ phiếu NVT vẫn chưa đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do thuộc diện cảnh báo.
Ở năm 2024, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm 2024 chủ khu nghỉ dưỡng cao cấp nổi tiếng Six Senses Ninh Van Bay đạt doanh thu thuần gần 89 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính của NVT đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ, chỉ còn chưa tới 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng vọt 31%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 36%, tiêu tốn của doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng. Các khoản thu nhập khác sụt giảm đáng kể còn chi phí khác lại tăng mạnh cho thấy quý IV/2024 là giai đoạn đầy thách thức cho Ninh Vân Bay.
Sau khi khấu trừ chi phí và thuế, chủ khu nghỉ dưỡng giá trăm triệu đồng/đêm này báo lỗ ròng gần 2,4 tỷ đồng quý vừa qua, trong khi cùng kỳ vẫn lãi gần 4 tỷ đồng. Quý IV/2024 cũng là quý thua lỗ thứ 2 trong năm của Ninh Vân Bay sau khoản lỗ gần 7 tỷ đồng trong quý II cùng năm.
Lũy kế cả năm 2024, Ninh Vân Bay vẫn ghi nhận doanh thu thuần đạt 411 tỷ đồng, tăng 9% so với năm liền trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của công ty đã giảm 16%, xuống còn 44 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này thu về trong năm đạt hơn 23 tỷ đồng, cũng giảm tới 35% so với năm 2023.
Dù ghi nhận lợi nhuận suy giảm năm 2024, đây không phải giai đoạn “bết bát” nhất trong lịch sử hoạt động của chủ khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Việt Nam này. Trước đó, năm 2017, công ty từng ghi nhận khoản lỗ lên tới 456 tỷ đồng. Tương tự, năm 2015, Ninh Vân Bay cũng báo lỗ 126 tỷ đồng, hay năm 2021, mức lỗ cũng lên tới 62 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2024, Ninh Vân Bay ghi nhận vốn chủ sở hữu đạt 530 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp xấp xỉ 1.100 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đạt gần 70 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2023.
Tổng nợ phải trả của Ninh Vân Bay đến hết năm 2024 là hơn 541 tỷ đồng, bao gồm 152 tỷ đồng nợ ngắn hạn và gần 390 tỷ đồng nợ dài hạn.
Ninh Vân Bay tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Tuấn Phong, được thành lập vào tháng 9/2006 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Tháng 9/2009, công ty tăng vốn điều lệ lên 265 tỷ đồng và đổi tên thành CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay như hiện nay. Tính đến cuối quý IV/2024, vốn điều lệ của công ty là 905 tỷ đồng.
Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Van Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Bên cạnh đó, công ty còn đang khai thác, vận hành khu nghỉ dưỡng hạng sang Ana Mandara Villas Resort & Spa (Đà Lạt, Lâm Đồng) và đang có kế hoạch phát triển giai đoạn 2 của Six Senses Ninh Van Bay, Dự án khu nghỉ dưỡng Mũi Né quy mô 4 ha.
Trong danh mục đầu tư, Six Senses Ninh Van Bay được xem là "con gà đẻ trứng vàng". Đây là một trong những resort nổi tiếng nhất Việt Nam với diện tích 55 ha đất thuê ngoài đảo và 95 ha mặt nước biển.
Ông chủ khu nghỉ dưỡng đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vừa nhận quyết định xử phạt hành chính gần 162 triệu vì khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Cùng đó, Ninh Vân Bay ghi nhận lỗ ròng 9 tháng đầu năm hơn 2.8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 6.5 tỷ đồng,
Vinacomin sẽ bán đấu giá 52.255 cổ phần phổ thông của Vicosa, chiếm tỷ lệ 20,9% vốn điều lệ. Đây là toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của TKV tại CTCP Đại lý hàng hải - Vinacomin.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 33.330 đơn vị chậm đóng bảo hiểm của người lao động từ 1 tháng trở lên, số liệu nợ được tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,8 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/04/2025, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 11,92% lên 12,13%, tương đương gần 106 triệu cổ phiếu.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?