Tác dụng của chè sắn đối với sức khỏe

Món ăn vặt vỉa hè-chè sắn nóng không biết có tự bao giờ, nhưng ở Hà Nội thức quà vặt này trở thành một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ. Bởi chè sắn nóng xưa vốn là món ăn cho "con nhà nghèo" vì được nấu từ những nguyên liệu sẵn có, giá rẻ. Còn giờ, chúng ta lại ngược dòng tìm về một bát chè sắn nóng giá siêu rẻ chỉ từ 15.000 đồng-20.000 đồng để thưởng thức "mĩ vị vỉa hè".

Và mỗi khi trời vào Đông, khoảng cuối tháng 10, chè sắn nóng lại được thực khách săn lùng trên khắp các con phố Hà Nội. Một bát chè sắn nóng hổi thơm ngọt "hương vị tuổi thơ" sẽ có những miếng sắn được cắt vừa ăn, nấu trong nước đường thả thêm vài lát gừng thái sợi, ăn kèm nước cốt dừa, dừa tươi và lạc rang.

Chè sắn nóng là món ăn vặt phổ biến chỉ xuất hiện tại Hà Nội trong những ngày se lạnh
Chè sắn nóng là món ăn vặt phổ biến chỉ xuất hiện tại Hà Nội trong những ngày se lạnh

Những ngày se lạnh luôn khiến người miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng sẽ nghĩ đến gừng. Gừng vừa có thể làm thuốc vừa có thể làm gia vị, gừng không những giúp món ăn có mùi thơm ấm nồng, mà còn có thể giúp thực khách làm ấm người, cung cấp chất xơ, axit amin, vitamin và khoáng chất. Ăn gừng ở một mức độ vừa phải còn giúp giảm đau nhức xương khớp, cải thiện hệ tiêu hoá và giảm bớt sự buồn nôn.

Đặc biệt, gừng chứa rất nhiều chất chống oxy hoá có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự oxy hoá gây hại cho các tế bào, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan...

Chính vì những giá trị của gừng mà gừng trở thành một trong những thành phần không thể thiếu của món chè sắn nóng. Hương vị của gừng làm chủ vị, bật hương của chè sắn nóng.

Gừng không những giúp món ăn có mùi thơm ấm nồng, mà còn có thể giúp thực khách làm ấm người
Gừng không những giúp món ăn có mùi thơm ấm nồng, mà còn có thể giúp thực khách làm ấm người

Trong món chè sắn nóng, dĩ nhiên không thể thiếu sắn. Củ sắn được biết đến là một loại thực phẩm rau củ nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào. Là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ, sắn còn giúp kiểm soát lượng đường, giảm sự thèm ăn và hỗ trợ trong việc giảm cân.

Không chỉ vậy, sắn có hàm lượng carbohydrate cao thứ 3, chỉ sau gạo và ngô, giúp cung cấp và tăng cường năng lượng, cải thiện hoạt động của não, giúp cải thiện thị lực và hệ tiêu hoá, thậm chí nhờ vitamin B2 mà sắn còn giúp giảm các cơn đau đầu và đau nửa đầu.

Không chỉ vậy, sắn có hàm lượng carbohydrate cao thứ 3, chỉ sau gạo và ngô
Không chỉ vậy, sắn có hàm lượng carbohydrate cao thứ 3, chỉ sau gạo và ngô

Có một điều phải lưu ý là trong sắn có chứa acid cyanhydric (HCN) - một chất có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Sắn càng đắng thì lượng HCN càng cao. Việc ăn quá nhiều sắn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, hay còn gọi là “say sắn” với các triệu chứng phổ biến như: buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, khó thở,…

Tuy nhiên, chất độc trong sắn rất dễ bay hơi và cũng dễ dàng hòa tan trong nước, đặc biệt khi kết hợp với đường hoặc bị oxy hoá sẽ trở thành chất không độc. Vậy nên việc sơ chế sắn trước khi nấu là quy trình bắt buộc.

Có thể thấy những gia vị, thành phần chính có trong món chè sắn là một sự đúc kết của nhiều giá trị dĩnh dưỡng, ẩm thực tưởng đơn giản nhưng nếu không hiểu rõ sẽ chẳng thể có món ngon vỉa hè đi cùng năm tháng.

Công thức chè sắn nóng cho ngày Hà Nội đón gió mùa

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

● 500g sắn tươi (2 củ sắn)

● 30g bột năng

● 100g đường hoa mai hoặc đường thốt nốt

● 1 củ gừng nhỏ

● 1 lít nước

● dừa tươi nạo

● 1 chút muối

Cách làm:

Chè sắn nóng ấm nồng ngày đông lạnh giá
Bước 1: Sắn rửa sạch, bóc vỏ rồi ngâm vào chậu nước với muối trong ít nhất nửa ngày để loại bỏ chất độc trong củ sắn.
Chè sắn nóng ấm nồng ngày đông lạnh giá
Bước 2: Luộc sắn khoảng 10’ - 15’ đến khi sắn mềm bở thì vớt ra, để nguội. Trong khi luộc nên thay nước khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ chất độc tiết ra từ củ sắn.
Chè sắn nóng ấm nồng ngày đông lạnh giá
Bước 3: Gỡ dây sắn ở giữa củ sắn rồi thái thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.
Chè sắn nóng ấm nồng ngày đông lạnh giá
Bước 4: Nấu 1 lít nước với đường rồi khuấy đều đến khi đường tan. Cho gừng giã nhỏ vào nấu cùng cho thơm. Đường tan hết thì cho sắn vào để lửa liu riu 5 – 10 phút cho sắn ngấm đường.
Chè sắn nóng ấm nồng ngày đông lạnh giá
Bước 5: Hòa tan bột năng với chút nước rồi đổ từ từ vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đều tay để bột năng được hoà đều và không chỉ vón cục. Gia giảm lượng bột năng đến khi chè có độ đặc như ý muốn thì đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, múc chè ra bát, rắc lên chút dừa nạo và ăn nóng. Có thể thêm chút nước cốt dừa và lạc rang để chè ngon hơn.