Giá vàng ngày 14/1 giảm 400 nghìn đồng ở cả hai chiều
Tài chínhMở cửa phiên giao dịch ngày 14/1, giá vàng SJC "bốc hơi" tới 400.000 đồng/lượng, vàng nhẫn giảm 200.000 đồng/lượng.
Mới đây, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã CRE - sàn HoSE) thông qua việc gia hạn thời gian phân phối cổ phiếu trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng. CenLand dự kiến sẽ kéo dài thời gian phân phối cổ phiếu theo kế hoạch cũ từ 1/7 đến 29/9 sang kế hoạch mới từ 1/7 đến 29/10.
Như vậy, thời gian phân phối cổ phiếu của CenLand đã kéo dài thêm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Lý do được Công ty đưa ra do căn cứ theo diễn biến thị trường chứng khoán, nhằm tạo điều kiện cho cổ đông có thêm thời gian chuẩn bị cho việc mua cổ phiếu phát hành thêm cũng như đảm bảo đợt phát hành được thành công.
Thời gian gần đây, giá cổ phiếu CRE của Cenland trên thị trường chứng khoán đã liên tiếp 7 phiên chìm trong sắc đỏ từ ngày 17 - 25/8. Chốt phiên ngày 25/8, giá cổ phiếu CRE đang ở mức 16.350 đồng/cp, giảm hơn 25% so với giá chốt phiên ngày 30/6 trước khi bắt đầu thời gian phân phối cổ phiếu như đã đăng ký.
Trước đó, tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 10/1 đầu năm nay, cổ đông công ty đã thông qua phương án chào bán thêm gần 201,6 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá 10.000 đồng/cp và không quy định tỷ lệ chào bán thành công tối thiểu.
Số tiền thu được gần 2.016 tỷ đồng, trong đó Cenland dự kiến dùng 500 tỷ đồng sẽ được dùng để trả nợ gốc trái phiếu mà công ty phát hành hồi tháng 3/2021, gần 216 tỷ đồng để thanh toán các khoản vay từ VPBank và BIDV; 500 tỷ đồng nhận chuyển nhượng sản phẩm thuộc dự án Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành và 800 tỷ đồng nhận chuyển nhượng sản phẩm thuộc dự án Khu dân cư Khe Cát.
Ngoài ra, tại kỳ họp này, cổ đông công ty cũng thông qua phương án phát hành thêm gần 60,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Với tỷ lệ phát hành 30%, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 30 cổ phiếu mới và không được phép chuyển nhượng.
Sau khi hai đợt phát hành này hoàn tất, vốn điều lệ Cenland sẽ tăng từ 2.016 tỷ đồng lên 4.637 tỷ đồng.
CenLand dự kiến sẽ kéo dài thời gian phân phối cổ phiếu theo kế hoạch cũ từ 1/7 đến 29/9 sang kế hoạch mới từ 1/7 đến 29/10. |
Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, Cenland cho biết, do tình hình thị trường bất động sản trong quý II có nhiều biến động không thuận lợi, dẫn tới nhu cầu đầu tư giảm mạnh, cùng với việc một số dự án đầu tư thứ cấp không kịp ra hàng trong quý II, dẫn đến doanh thu của Cenland giảm từ 1.642 tỷ đồng, xuống còn 624 tỷ đồng, kéo theo đó là lợi nhuận cũng giảm 30%, đạt 89 tỷ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần và lãi sau thuế Cenland lần lượt đạt 2.567 tỷ đồng và 231 tỷ đồng, giảm 30 % và 7,6%.
Bên cạnh đó, trong quý II/2022, CenLand ghi nhận doanh thu đạt 624,45 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 14,9% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 44,45 tỷ đồng về 254,28 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 41,3%, tương ứng tăng thêm 10,86 tỷ đồng lên 37,16 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 32,4%, tương ứng giảm 18,38 tỷ đồng về 38,37 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 33,7%, tương ứng tăng thêm 36,18 tỷ đồng lên 143,45 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, CenLand ghi nhận doanh thu đạt 2.566,66 tỷ đồng, giảm 30,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 230,88 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, CenLand đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 8.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 288,76 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 32,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, CenLand ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục âm 932,99 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 872,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 510,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 424,5 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Được biết, trước đó CenLand đã trải qua hai năm dòng tiền kinh doanh chính âm liên tục. Cụ thể, năm 2020 ghi nhận dòng tiền âm 461,21 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm thêm 376,09 tỷ đồng.
Ngày 18/8/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, Mã chứng khoán: CRE). Theo đó, CenLand bị phạt tiền 60 triệu đồng với lỗi vi phạm công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật trong Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 và năm 2021. Cụ thể, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 và năm 2021 chưa có thống kê số lượng các cuộc họp của Hội đồng quản trị (HĐQT); Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2020, năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 và năm 2021 chưa thống kê đầy đủ các Nghị quyết/Quyết định của HĐQT; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 và năm 2021 không có nội dung về Ủy ban kiểm toán, thông tin về Kế toán trưởng và Ban điều hành. Lỗi thứ hai của CenLand là vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan. Trong năm 2020, 2021, doanh nghiệp bất động sản này đã thực hiện cấp các khoản vay cho Công ty CP Bất động sản Cen Sài Gòn, tổ chức có liên quan với bà Nguyễn Minh Hồi - Thành viên HĐQT của công ty, Công ty TNHH Quản lý đối tác liên kết Cen, tổ chức có liên quan với bà Nguyễn Quỳnh Mai, Phó Tổng Giám đốc của công ty, Cồn ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ, tổ chức có liên quan với ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT của công ty, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT của công ty, ông Vương Văn Tường, Thành viên HĐQT của công ty, bà Nguyễn Thị Thanh - Phó Tổng Giám đốc của công ty khi chưa được Đại hội đồng đồng cổ đông chấp thuận. Từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, CenLand cấp khoản vay cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ, tổ chức có liên quan đến cổ đông của Công ty CP Tập đoàn Thế Kỷ. Với lỗi vi phạm này, CRE bị UBCKNN xử phạt số tiền 125 triệu đồng. Tổng số tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho 2 lỗi vi phạm này là 185 triệu đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 18/8/2022. |
Mở cửa phiên giao dịch ngày 14/1, giá vàng SJC "bốc hơi" tới 400.000 đồng/lượng, vàng nhẫn giảm 200.000 đồng/lượng.
Năm 2025, Chính phủ tăng cường đầu tư công, đặt ra yêu cầu cao về giải ngân và huy động vốn của KBNN. Khối lượng vốn huy động dự kiến lên đến 500.000 tỷ đồng, đòi hỏi sự nỗ lực lớn.
Tại phiên giao dịch ngày 13/1, khối ngoại bán ròng khoảng 78 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tuy nhiên, dòng tiền tập trung kéo cổ phiếu vốn hóa lớn như tài chính - ngân hàng giúp VN-Index nhanh chóng thu hẹp mức độ thiệt hại và đảo chiều tăng.
Hiện giá cổ phiếu NVL ở mức 9.490 đồng/cổ phiếu, mức giá mới thấp nhất mà cổ phiếu này ghi nhận trong lịch sử niêm yết. Vốn hóa thị trường của Novaland hiện rơi xuống mức 18.508 tỷ đồng.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 14577/BTC-TCNH về việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số.
HoSE cho biết việc bổ sung tiêu chí tài chính về lợi nhuận sau thuế dương giúp nâng cao chất lượng của các cổ phiếu được sàng lọc vào rổ VN30, khẳng định các công ty trong rổ chỉ số này đều là các doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt.
Giá vàng sáng ngày 13/1 bất ngờ giảm gần nửa triệu đồng/lượng, vàng SJC rơi về mốc 86,6 triệu đồng/lượng.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên 7,0% (trước đó là 6,6%).
Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh sau 2 năm suy giảm (năm 2022 là 270.000 tỷ đồng và năm 2023 là 311.200 tỷ đồng).
Giá vàng hôm nay tăng mạnh tại thị trường trong nước, cả vàng miếng SJC và nhẫn trơn đều cán mốc 86 triệu đồng/lượng (bán ra), đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Trong phiên giao dịch ngày 8/1, lực cầu bắt đáy gia tăng đã giúp chỉ số VN-Index lấy lại mốc điểm 1.250 điểm.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh giao dịch trở lại trên UPCoM kể từ ngày 13/01, sau khi bị hủy niêm yết trên HNX vào cuối tháng 12/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay ngày 8/1 tiếp tục tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều, hiện niêm yết lần lượt ở mức 84,0 – 85,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023, tương đương với 2,1 triệu tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế.
Giá vàng những ngày đầu naem 2025 liên tục biến động theo xu hướng giảm. Theo ghi nhận, sáng ngày 7/1, giá vàng SJC rơi xuống mốc 85 triệu đồng, giảm nửa triệu đồng.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc sắp xếp các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải trên tinh thần ''đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết'', để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phát triển tốt nhất, phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới.
Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610.000 đồng so với năm 2023.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khắc nghiệt, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế bền vững, việc áp dụng mô hình ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng tại Việt Nam.
Ngày 6/1, cổ phiếu chip (ngành bán dẫn) trên toàn cầu đã tăng mạnh sau khi tập đoàn điện tử Foxconn công bố doanh thu kỷ lục trong quý IV năm 2024. Đây là minh chứng cho thấy làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) đang thực sự bùng nổ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?