Mỹ phẩm là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong túi xách của chị em phụ nữ. Trên thị trường hiện bán rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa thành phần hóa học độc hại gây ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe. Đặc biệt, một số loại mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm giả còn chứa các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Dưới đây là danh sách các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm và tác hại của chúng tới làn da và sức khỏe mà chị em nên biết và tránh.

Quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm

Mới đây ngày 15/01/2021, Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN đã đưa ra danh sách Các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm thuộc Phụ lục II (Annex II). Thực hiện Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các quy định của Bộ Y tế về quản lý mỹ phẩm nhằm cập nhật kết quả cuộc họp Hội đồng mỹ phẩm Asean (ACC) và Hội đồng Khoa học mỹ phẩm Asean (ACSB), Cục Quản lý Dược đã đăng tải cập nhật Phụ lục II (Annex II) về Danh sách “Các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm” trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược. Đây là công vắn số 6777/QLD-MP của Cục Quản lý Dược gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm để đề nghị các cơ sở cập nhập và làm theo.

Cụ thể, Danh sách đưa ra 1579 chất và hợp chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Chi tiết Danh sách Các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm (Phụ lục II) xem tại đây.

Kể từ sau khi công văn được phát hành, các doanh nghiệp không được tiếp tục công bố các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa một hoặc một số các chất nêu trong danh sách. Đồng thời, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.

Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm
Thị trường hiện bán rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa thành phần hóa học độc hại gây ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi sử dụng mỹ phẩm chính hãng và kiểm tra nguồn gốc, thành phần mỹ phẩm thật chi tiết để đảm bảo sức khỏe cá nhân.

Một số chất cấm được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và tác hại của chúng

Paraben

Paraben và các hợp chất của Paraben là một trong những loại hợp chất hóa học được sử dụng phổ biến nhất trong mỹ phẩm. Tuy nhiên một số hợp chất paraben thuộc các chất cấm trong mỹ phẩm gồm: Methyparaben, Propylparaben, Butylparaben, Ethylparaben, Isobutylparaben, Propylparahydroxybenzoate. Trong đó, butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.

Paraben được sử dụng với mục đích bảo quản mỹ phẩm lâu hơn. Theo các chuyên gia trong ngành, nếu làn da của chị em phụ nữ tiếp xúc thường xuyên với paraben thì sẽ tăng nguy cơ tổn thương đến làn da và còn gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da, ung thư vú, sớm gây ra các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương, thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời.

Chất cấm Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn. Tác hại của Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”

Petrolatum và paraffinum liquidum (Mineral oil)

Petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil có tác dụng làm mềm, mượt da. Tuy nhiên tác hại của chúng là ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, dễ gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chất cấm trong mỹ phẩm DEA (Diethanolamine), MEA (Monoethanolamine), TEA (Triethanolamine)

Đây là các chất phụ gia, DEA và MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), DEA có mặt trong thành phần của một vài loại thuốc trừ sâu, TEA được dùng trongrất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…)

Những chất này có tác hại gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làmtăng khả năng ung thư gan và thận.

Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate,Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS.

Đây là một loạt các loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt nhằm mục đích tạo bọt cho sản phẩm, và được sử dụngrộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ.

Tác hại của chúng là gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng vớida nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

Phenoxyethanol

Phenoxyethanol là một loại chất bảo quản có tác hại gây kích ứng da, là nguyên chất có thể gây các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Ngoài ra, Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Chất cấm Fragrance

Fragrance là hương liệu. Hương liệu dùng trong mỹ phẩm có hai loại. Một loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên: thường được ghi rõ là “natural fragrance” trong phần ghi chi tiết thành phần hoặc từ tinh dầu (essential oil). Loại thứ hai là fragrance tổng hợp từ các chất hoá học: thường chỉ được ghi chung chung là “fragrance” trong phần chi tiết thành phần.

Tác hại của Fragrance ở đây chỉ dành riêng cho loại fragrance tổng hợp từ chất hóa học. Còn riêng fragrance tự nhiên (essential oil) thì tốt và có tác dụng trị liệu. Fragrance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hươngliệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.

Chất cấm Propylene Glycol (PG), Butylene Glycol

Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh, được Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá là hoá chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm PG, cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

Chất cấm Avobenzone, Benzophenone, PABA

Avobenzone, Benzophenone, PABA là các loại hoá phẩm có trong thành phần chống nắng, có tác hại được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời có nghiên cứu cho rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.

Triclosan

Đây là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam. EPA xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.

Chất cấm DMDM Hydantoin, Ure Imidazolidinyl

Đây là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon, có tác hại gây đau cơ, ung thư, phản ứngda, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)

Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc. Tác hại của các hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan, thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.

Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm
Theo các chuyên gia, sử dụng mỹ phẩm có chứa các chất độc hại bị cấm có thể gây ra nhiều tác hại cho làn da và sức khỏe về lâu dài

Một số ý kiến của chuyên gia về tác hại của việc sử dụng mỹ phẩm có chứa chất cấm

Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), các nghiên cứu tại châu Âu cho thấy nhiều chất độc hại tuy đã được cấm nhưng vẫn thường được sử dụng trong mỹ phẩm. Với ưu điểm là giá thành rẻ và đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng một hàm lượng lớn các thành phần bị cấm này vào mỹ phẩm. Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngày nay rất nhiều người có thói quen chưa tìm hiểu kỹ lưỡng đã mua các sản phẩm làm đẹp bán tràn lan trên mạng. PGS-TS Lê Ngọc Diệp (Trường ĐH Y Dược TPHCM) cảnh báo cần thận trọng với hàng loạt mỹ phẩm bán tràn lan ngoài vỉa hè, trong cửa hàng, trên mạng xã hội.

Theo các chuyên gia, sử dụng mỹ phẩm có chứa các chất độc hại bị cấm có thể gây ra nhiều tác hại cho làn da và sức khỏe về lâu dài. Ban đầu, người sử dụng mỹ phẩm chứa các chất cấm chỉ thấy các triệu chứng như: dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn, nám da, phát ban, mụn trứng cá, sạm da, giãn mao mạch, teo da… Tuy nhiên, khi dùng lâu dài sẽ có nguy cơ khiến da bị lão hóa sớm, gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến ung thư da.

Ông Graham Peaslee, Giáo sư Vật lý tại Đại học Notre Dame, nhà khoa học của nhiều nghiên cứu về mỹ phẩm, cho biết mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại sẽ gây ra rủi ro trước mắt và lâu dài cho làn da. Theo ông, nhiều chất cấm sử dụng có trong mỹ phẩm là những chất hóa học khó phân hủy, khi đi vào máu, nó sẽ ở đó và tích tụ lại, gây nên nhiều hậu quả không chỉ về làn da mà còn về sức khỏe.

Cũng theo Tiến sĩ Amanda Hoelscher, OD, thuộc Trung tâm Mắt Key-Whitman ở Dallas, Texas, khi sử dụng một số sản phẩm trang điểm có chứa chất cấm, các lớp trang điểm quanh mắt bị nhiễm bẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, những bệnh nhiễm trùng này có thể là virus hoặc vi khuẩn gây ra. Để điều trị được tình trạng này, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc thích hợp. Ngoài ra, ông cũng cho biết sản phẩm làm đẹp chứa chất cấm sẽ gây kích ứng làn da với các biểu hiện như: nổi mụn, ngứa ngáy, dị ứng nghiêm trọng,…

Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm
Người tiêu dùng nên mua và sử dụng những sản phẩm thuộc các nhãn hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã đăng ký chất lượng với các cơ quan có thẩm quyền.

Trước thực trạng nói trên, nhiều chuyên gia y tế kiến nghị Cục Quản lý dược và các cơ quan chức năng triển khai chỉ đạo rà soát, kiểm tra thị trường mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, những cơ sở sản xuất nhằm sớm đình chỉ, xử lý những sản phẩm chứa chất cấm, cơ sở sản xuất sử dụng chất cấm hoặc không đảm bảo điều kiện sản xuất. Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược khẳng đinh, thực hiện theo những cảnh báo của thế giới và các nước ASEAN về nguy cơ gây hại cho sức khỏe, Cục Quản lý Dược sẽ rà soát và nghiêm khắc đình chỉ lưu hành, không cấp phép những sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm.

Thị trường hiện nay tồn tại vô số loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng cũng lưu ý nên mua và sử dụng những sản phẩm thuộc các nhãn hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã đăng ký chất lượng với các cơ quan có thẩm quyền. Nên lựa chọn những nhãn hiệu có tên tuổi và uy tín. Khi sử dụng nếu thấy hiện tượng dị ứng, nổi mẩn hay đỏ, ngứa thì phải ngừng ngay và liên hệ với bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nguy hại cho làn da và sức khỏe không mong muốn về sau.