Bộ Công an kiến nghị một số nội dung tại dự thảo Nghị định 24/2012, trong đó yêu cầu quản lý số sê-ri trong kinh doanh, sản xuất vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang xây dựng, lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Dự thảo Nghị định quy định xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được sản xuất vàng miếng và tạo cơ chế cho phép nhập khấu vàng để có nguồn vàng nguyên liệu.
Góp ý về vấn đề giấy phép, thủ tục tại dự thảo Nghị định 24, Bộ Công an cho rằng dự thảo nghị định đề cập nhiều hình thức giấy phép (Giấy phép sản xuất vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng nguyên liệu), nguy cơ xuất hiện cơ chế “giấy phép mẹ” tạo ra nhiều “giấy phép con” và cơ chế cấp quota hạn ngạch sản xuất vàng miếng, hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu theo từng năm, từng lần.
Tại dự thảo Nghị định sẽ có nhóm doanh nghiệp và ngân hàng thương mại đủ điều kiện vốn điều lệ để được cấp phép sản xuất vàng miếng, nhập khẩu vàng nguyên liệu như 3 công ty (SJC, PNJ, DOJI), 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV) và 4 Ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân TMCP Á Châu).
Theo Bộ Công an, với cơ chế “Giấy phép con” và cấp quota hạn ngạch trên dễ dẫn đến việc tiêu cực cấp phép phát sinh, nguy cơ tập trung độc quyền sản xuất vàng miếng, nhập khẩu phân phối vàng nguyên liệu vào nhóm đơn vị được cấp phép, khó khăn trong quản lý việc sản xuất, nhập khẩu vượt hạn mức và việc mua bán giấy phép, hạn ngạch, nếu thiếu cơ chế quản lý, giám sát, hậu kiểm chặt chẽ.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng góp ý, dự thảo Nghị định chưa có quy định cụ thể về việc quản lý số sê-ri vàng miếng (số sê-ri sản xuất mới, số sê-ri vàng miếng móp méo được gia công lại, sô sê-ri trong các giao dịch mua/bán, số sê-ri vàng miếng chuyển thành nguyên liệu...).
Việc ghi nhận bắt buộc thông tin về sô sê-ri vàng miếng tại chứng từ trong các giao dịch trên có thể giúp hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, có thể giúp xác minh tính hợp pháp và nguồn gốc vàng giao dịch, giúp việc quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng chặt chẽ và an toàn hơn, đồng thời đảm bảo quyền lợi khách hàng trong giao dịch vàng miếng.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ số sê-ri vàng miếng, bắt buộc ghi nhận thông tin số sê ri tại chứng từ trong các hoạt động, giao dịch trên nhằm hạn chế được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng...
Phản hồi ý kiến này, NHNN cho hay sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc ghi nhận thông tin số sê-ri tại chứng từ giao dịch.
Về cấp giấy phép xuất nhập khẩu vàng miếng, NHNN cho biết sẽ xây dựng, điều chỉnh tổng hạn mức hàng năm đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, nhập khẩu vàng nguyên liệu trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước; tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Trên cơ sở tổng hạn mức hàng năm, NHNN thực hiện cấp hạn mức hàng năm cho doanh nghiệp, ngân hàng thương mại theo quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu của các năm trước (nếu có) và nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Dự thảo Nghị định cũng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cách thức phân bổ hạn mức hàng năm cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng lần, theo hướng dẫn của NHNN để đảm bảo công khai, minh bạch.
Qua báo cáo định kỳ, báo cáo của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và kiểm tra chéo trên hệ thống hải quan, đối với trường hợp các đơn vị không nhập khẩu hết hạn mức đã được cấp, NHNN có thể điều chỉnh, thu hồi để phân bổ hạn mức còn lại cho các đơn vị khác có nhu cầu.
Theo NHNN, đây cũng là căn cứ để tính toán phân bổ, phân bổ lại, điều chỉnh hạn mức cho các năm/kỳ tiếp theo.
NHNN khẳng định, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng lần theo phương thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, giúp tổ chức, cá nhân cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, không làm tăng áp lực về thủ tục hành chính, không tạo rào cản cho hoạt động kinh doanh vàng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, xuất hiện đề xuất việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trong ngày trở lên của một khách hàng phải được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng và tài khoản thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh vàng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
NHNN lý giải việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo yêu cầu về xác thực thông tin khách hàng nhưng không tạo thêm nghĩa vụ của khách hàng do việc xác thực thông tin đã được thực hiện khi khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quy định này cũng nhằm tăng tính công khai, minh bạch trong giao dịch mua, bán vàng.
Đồng thời, cần quy định rõ giá trị 20 triệu đồng trong ngày trở lên của một khách hàng để tránh tình trạng “lách luật” qua việc chia nhỏ các giao dịch (dưới 20 triệu đồng).
Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng được thị trường vàng quan tâm mà cơ quan này đề xuất Chính phủ sửa đổi là xóa bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Về cơ sở của đề xuất này, NHNN thông tin rằng bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 211 về quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24 theo hướng đưa thị trường vàng vận động phù hợp với các nguyên tắc của thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; xóa bỏ cơ chế độc quyền nhà nước về sản xuất vàng miếng một cách có kiểm soát trên nguyên tắc Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng; mở rộng quyền nhập khẩu có kiểm soát để tăng cung vàng; bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; bảo đảm sự minh bạch trên thị trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đại diện một số doanh nghiệp, chuyên gia vào ngày 24/5.
Sáng 11/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2% từ ngày 1/1/2026. Phương án này sẽ được trình Chính phủ thông qua.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2025 ước tính lên tới 131.601 tỷ đồng.
Lãi suất vay mua nhà tháng 7/2025 tiếp tục ghi nhận mặt bằng lãi suất thấp nhất từ 3%, các ngân hàng tung loạt ưu đãi gói vay cho người trẻ dưới 35 tuổi.
VN-Index vẫn vững đà đi lên dưới sự dẫn dắt của dòng tiền nhập cuộc, tăng 14,32 điểm, lên 1.445,64 điểm. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu đang trong đà tăng tốt trong danh mục. Đồng thời, cân nhắc giải ngân thăm dò ở những cổ phiếu thuộc nhóm ngành thu hút sự dịch chuyển của dòng tiền.
Mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay 10/7, giá vàng nhẫn, vàng SJC đồng loạt tăng từ 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm thần tốc trong phiên ngày 9/7 (theo giờ thế giới). Đáng chú ý, trong phiên này, Nvidia đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới chạm mốc giá trị vốn hóa thị trường 4.000 tỷ USD,.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/7, VN-Index tăng 15,86 điểm lên 1.431,32 điểm, sắc xanh phủ kín ở hầu hết các nhóm ngành, cùng với lực đỡ từ khối ngoại cho thấy niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố rõ rệt.
Thông tin trên nằm trong cuộc họp với Nhóm các đối tác quốc tế (IPG), Liên minh Tài chính Glasgow vì Mục tiêu Phát thải Ròng bằng “0” (GFANZ) và một số đối tác ngày 8/7, tại Hà Nội.
Ngân hàng UOB của Singapore điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9%, lên mức 6,9%. Tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay ở mức khoảng 6,4%. Trong điều kiện này, dòng vốn FDI thực hiện dự kiến sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) vừa công bố loạt thông tin giao dịch cổ phiếu đáng chú ý liên quan đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang, các cổ đông liên quan và nhóm cổ đông tổ chức lớn.
Từ đầu năm đến nay, chỉ số DXY – thước đo sức mạnh đồng USD so với rổ các đồng tiền chủ chốt – đã giảm khoảng 10%. Trong bối cảnh đó, nhiều đồng tiền châu Á ghi nhận phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, đồng Việt Nam (VND) vẫn mất giá khoảng 2,7–2,8% so với USD.
Ngân hàng Nhà nước đang từng bước tháo gỡ cơ chế "room" tín dụng theo lộ trình phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế bền vững, song vẫn bám sát diễn biến vĩ mô và sức hấp thụ vốn.
Ngày 4/7/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN).
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có văn bản nhắc nhở CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (mã chứng khoán CTI) về việc giao dịch bán cổ phiếu quỹ không đúng quy định.
Các chỉ số chính của Phố Wall đóng cửa giảm mạnh vào thứ Hai (7/7), sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế quan nặng nề đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác thương mại khác trong khi cổ phiếu Tesla giảm sau khi CEO Elon Musk tuyên bố ông sẽ thành lập một đảng chính trị mới của Hoa Kỳ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?