Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.
Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng Thanh tra Chính phủ.
Công điện nêu rõ: Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Công điện, Chỉ thị chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, hiệu quả về các giải pháp quản lý thị trường vàng, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát thị trường vàng, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định pháp luật và khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Với các giải pháp đồng bộ, cho tới đầu tháng 4 năm 2025, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã được kiểm soát và duy trì ở biên độ phù hợp, có thời điểm chỉ còn khoảng 1%-2%. Tuy nhiên, cùng với những bất cập nội tại chưa được khắc phục triệt để, những diễn biến bất thường, chưa từng có tiền lệ của tình hình địa chính trị thế giới từ đầu năm 2025 đến nay đã đẩy giá vàng quốc tế liên tục tăng cao, giá vàng trong nước biến động mạnh, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới gia tăng.
Để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước và mục tiêu phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính, tiền tệ, đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tâm lý xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng được giao tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ; Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và các văn bản có liên quan.
b) Theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước, khẩn trương theo thẩm quyền thực hiện các giải pháp theo quy định khi cần thiết nhằm bình ổn, ổn định thị trường vàng; không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 5 năm 2025.
c) Khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng theo Quyết định thanh tra số 324/QĐ-TTGSNH2 ngày 17 tháng 5 năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; chủ động xử lý và báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 5 năm 2025.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thành việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bổ sung, củng cố các quy định nhằm tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý nhà nước, phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô; báo cáo Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tháng 6 năm 2025.
đ) Chủ động hơn nữa trong công tác thông tin, truyền thông; kịp thời cung cấp các thông tin chính thức, công khai, minh bạch về chủ trương, chính sách quản lý thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối và vàng; ổn định tâm lý người dân, tạo đồng thuận xã hội.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, nhất là các hành vi buôn lậu, đầu cơ trục lợi, kinh doanh trái phép, thao túng thị trường…
3. Các Bộ: Công an, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Tư pháp, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý thị trường vàng; kịp thời chia sẻ, cung cấp thông tin và chủ động xử lý các công việc, nhiệm vụ theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
4. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Ngân hàng UOB của Singapore dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, giữ quan điểm rằng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu so với các đồng tiền mạnh khác và nâng dự báo giá vàng lên mức 3.600 USD/ounce vào quý 1/2026.
Ngày 13/5 cổ phiếu VPL của Vinpearl chính thức niêm yết trên sàn HoSE. Thị giá VPL đã tăng kịch biên độ 20% lên 85.500 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, nhà đầu tư cũng không dễ để mua vào VPL khi giá trị giao dịch cả phiên chỉ đạt hơn 400 triệu đồng. Đồng thời, vẫn có tới hơn 2 triệu cổ phiếu được "chất lệnh" ở giá trần.
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán HPX) vừa qua đã công bố điều chỉnh một số điều khoản liên quan đến trái phiếu mã HPXH2123008.
Trong phiên chiều nay (13/5), với sự bùng nổ của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index tăng 10,17 điểm (+0,79%), lên 1.293,43 điểm, tiến gần tới mốc 1.300 điểm.
Chính phủ đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo động lực tăng trưởng mới, phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng lợi thế để tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Một trong những chính sách đặc thù được đề xuất là thành lập Khu thương mại tự do tại TP Hải Phòng.
Kết phiên ngày 12/5 VN-Index đã nỗ lực kéo gần 16 điểm về. Nhưng theo các chuyên gia nhận định trong phiên ngày mai (13/5) nhà đầu tư có thể kỳ vọng thị trường tiếp tục tăng điểm, nhưng cần thận trọng trước áp lực tại vùng kháng cự 1.300 điểm và tránh mua đuổi cổ phiếu ở mức giá cao.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra của năm 2025.
Sáng sớm ngày 12/5, tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.951 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 100,42 điểm.
Đến cuối tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có hơn 9,88 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở ròng 193.948 tài khoản trong riêng tháng vừa qua. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Biến động giá vàng theo xu hướng giảm kéo giá vàng SJC giảm về mốc 120 triệu đồng/lượng trong sáng ngày 9/5. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đồng loạt tăng hơn 1% ngay khi giới đầu tư đón nhận tin tức tích cực từ thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Anh — thỏa thuận đầu tiên được Mỹ ký kết sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế hồi tháng trước.
“Tôi xin lỗi vì dự báo giá bitcoin đạt 120.000 USD trong quý II có thể quá thấp,” Geoffrey Kendrick, Giám đốc mảng tài sản kỹ thuật số tại Standard Chartered, nói đùa trong một bình luận mới đây.
Mới đây, ngày 8/5, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lo ngại về những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?