Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đã thất hứa nộp 100 tỉ đồng

Trong số hơn 7.800 tỉ đồng phải nộp, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp 100 tỉ đồng trước 30/4 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thực hiện.

Cuối ngày 4/5, lãnh đạo Cục Thuế TP HCM xác nhận hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega chưa nộp tiền sử dụng đất.

Trước đó, trong số hơn 7.800 tỉ đồng phải nộp, hai công ty này có văn bản cam kết với các cơ quan thẩm quyển sẽ nộp trước 100 tỉ đồng vào ngân sách trước ngày 30/4, để thể hiện quyết tâm thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega vẫn chưa thực hiện cam kết này.

Bản tin bất động sản ngày 5/5: Doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm
Cuộc đấu giá đất được coi là "vô tiền khoáng hậu" tại Thủ Thiêm (TP HCM).

Cục Thuế TP HCM cho biết đã gửi thông báo đến hai doanh nghiệp này về số tiền sử dụng đất phải nộp đợt 1 vào ngân sách trước ngày 6/5. Sau thời hạn này, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật vì quá thời hạn 90 ngày nộp tiền sử dụng đất.

Vào cuối năm 2021, Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446 mét vuông). Doanh nghiệp này phải đóng 3.820 tỉ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ. Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1 mét vuông) phải đóng 4.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất.

Theo Cục Thuế TP HCM, căn cứ vào hợp đồng đã ký doanh nghiệp và UBND TP HCM có thời hạn tối đa là 180 ngày (chậm nhất là ngày 6/7), nếu hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất không nộp tiền sẽ bị mất số tiền đặt cọc.

Giải quyết điểm nghẽn giải phóng mặt bằng cho dự án vành đai 4 vùng Thủ đô

Tại tọa đàm "Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4/5, các chuyên gia đã đề xuất một số phương án trong giải phóng mặt bằng, với kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cao tốc trọng điểm.

"Trong nhiều năm trở lại đây, trong tất cả các báo cáo đánh giá về những khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, thì nguyên nhân (do) giải phóng mặt bằng luôn ở vị trí số một. Tức là công tác giải phóng mặt bằng là công tác rất phức tạp, có nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai các dự án đầu tư công. Hệ lụy dẫn tới là chậm tiến độ, giải ngân thấp", nhận định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương.

"Chính vì vậy, khi đặt vấn đề thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 2 dự án Vành đai 3 TPHCM và Vành đai 4 TP. Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng được đặc biệt quan tâm", Thứ trưởng Phương cho biết.

Theo đó, trong các nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù, với công tác giải phóng mặt bằng, ngoài việc tách ra là dự án độc lập, thực hiện trước và sớm thì có thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng.

"Ở đây có thể hình dung 2 công việc chủ chốt áp dụng hình thức chỉ định thầu: Một là di dời các hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cần phải giải phóng. Ở đây có hạ tầng về điện, nước, viễn thông… tất cả hạ tầng này yêu cầu về mặt chuyên ngành rất cao, thường các đơn vị liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực đó mới có thể thực hiện được. Nếu chúng ta đấu thầu để làm việc này đôi khi chỉ là hình thức và chỉ có 1 nhà thầu có thể thực hiện được việc này," theo Thứ trưởng Phương.

"Bên cạnh đó ở các dự án cao tốc trọng điểm, công tác giải phóng mặt bằng còn khó hơn rất nhiều lần, quy mô lớn, giá trị tiền nhiều. Do vậy, ngoài chỉ định thầu có thể rút ngắn được tiến độ thì công tác điều hành, quản lý, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cũng không kém phần quan trọng. Tất cả điều đó tổng hòa giúp rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng", ông Phương nói.

Thứ trưởng cũng lưu ý một việc hết sức quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng là việc tái định cư. Để di dời các hộ gia đình, phải xây dựng các khu tái định cư. Việc xây dựng khu tái định cư bắt buộc phải làm rất nhanh để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nếu làm chậm công tác này, đất đã lấy mà người dân vẫn chưa có nơi ở ổn định thì rất bất cập.

Đối với dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết khó khăn lớn nhất của dự án là công tác giải phóng mặt bằng, riêng Hà Nội phải bồi thường tái định cư cho hơn 14.500 hộ dân.

Phó Chủ tịch Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin: "Quy mô giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô tương đối lớn, 1.341 ha cho ba địa phương là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh với tổng kinh phí 19.000 tỷ đồng. Ngoài bồi thường, Hà Nội phải tái định cư cho 2.200 hộ, thành phố cũng đã chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô 36 ha cho các hộ di dời".

"Sở dĩ, công tác này khó triển khai do thành phố phải giải phóng mặt bằng dự trữ cho đường sắt nên quy mô rất lớn. Trong khi đó, cơ cấu tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng Vành đai 4 chiếm chưa tới 25%", ông Tuấn cho biết.

Ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ảnh: VGP

Dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô hình thức đầu tư là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Hiện tổng mức đầu tư của dự án khoảng 85.813 tỷ, chia thành 3 nhóm dự án thành phần.

Nhóm dự án 1 là giải phóng mặt bằng ứng với 3 địa phương 3 dự án. Nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp cho 3 địa phương 3 dự án. Nhóm 3 là dự án xã hội hóa (chỉ 1 dự án) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận.

Vốn đầu tư nhóm 1, 2 thì ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận. Nhóm dự án 3 thì nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ đồng.

Vành đai 3 TPHCM cơ bản không có đường sắt nhưng với Vành đai 4 Vùng Thủ đô là giải phóng mặt bằng dự trữ cho hành lang phát triển đường sắt 30 m trong tổng lộ giới giao động từ 90-135 m, trung bình là 125 m.

Vì vậy nhóm dự án 1 là chìa khóa mở cho dự án 2, 3; đồng thời đây là quyết đáp của Chính phủ cho các địa phương, sau đây cũng sẽ được Quốc hội thống nhất là giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước, tạo lập sự đồng bộ đồng thời.

"Do đó việc giải phóng mặt bằng càng để chậm càng nguy cơ. Chắc chắn việc giải phóng mặt bằng không được phép chia nhiều lần vì các thời kỳ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng bất khả thi. Đây là bài học kinh nghiệm", ông Tuấn nói.

Nói về tầm quan trọng của dự án vành đai 4, ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hóa hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả vùng Bắc Bộ.

Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Hà Nội nhằm mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng.

Quảng Ngãi: Gần 1 tỷ đồng kiểm định an toàn đập Cụm công trình đầu mối Thủy lợi Thạch Nham

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký Quyết định số 576/QĐ-UBND, bố trí hơn 994 triệu đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh năm 2022 cho Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi để thực hiện Kiểm định an toàn đập Cụm công trình đầu mối Thủy lợi Thạch Nham.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm cấp khoản kinh phí trên, cùng với đó yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích và thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định.

Quyết định trên của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi xuất phát từ đề nghị của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Quảng Ngãi tại Tờ trình số 134/TTr-KTTL ngày 24/02/2022; ý kiến của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi tại Công văn số 996/SNNPTNT-TL ngày 01/4/2022 và đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính Quảng Ngãi tại Công văn số 2030/STC-HCSN&DN ngày 21/4/2022.

Dự án thủy lợi Thạch Nham được người Pháp nghiên cứu từ năm 1928-1934. Tuy nhiên, sau đó đến năm 1978, Viện Khảo sát và Thiết kế Thủy lợi, nay là Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC 1) mới chính thức khảo sát, thiết kế.

Năm 1985, công trình này được Bộ Thủy lợi và tỉnh Nghĩa Bình (thời điểm chưa tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định) chính thức khởi công xây dựng. Đây là công trình trọng điểm cấp Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Quảng Ngãi. Sau hơn 10 năm thi công, công trình được đưa vào khai thác sử dụng từng phần từ năm 1991. Đến năm 1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã bàn giao cho tỉnh Quảng Ngãi quản lý, sử dụng công trình này. Hiện tại, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành công trình.

Cụm công trình đầu mối Thạch Nham gồm công trình đập dâng bê tông trọng lực dài 200m được xây dựng trên nền đá Granit, kênh chính, kênh cấp 1 dài 322.5km, kênh nhánh các cấp dài trên 950km và hơn 3.000 công trình trên kênh. Hai cống lấy nước Bắc, Nam ở hai bên thân đập tràn có lưu lượng thiết kế 55m3/s kết nối trực tiếp với hai kênh chính dẫn nước tỏa đi các huyện phía Bắc và Nam tỉnh Quảng Ngãi.

Nhiệm vụ chính của dự án gồm tạo nguồn và cấp tưới tự chảy cho 50.000ha diện tích canh tác, kết hợp cấp nước sinh hoạt và công nghiệp 1,7m3/s, vùng tưới của dự án trải dài nhiều huyện trong tỉnh Quảng Ngãi như: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ...

Khu du lịch nghỉ dưỡng Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort Vĩnh Phúc có giá từ 17 – 21 tỷ đồng/căn.

Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort có vị trí nằm cạnh bên hồ Thanh Lanh thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án với phía Tây Bắc tiếp giáp vườn Quốc gia và xa hơn nữa là khu du lịch Tam Đảo; phía Nam, Đông Nam tiếp giáp với xã Trung Mỹ; phía Tây, Tây Nam giáp vườn Quốc gia Tam Đảo.

Khu du lịch nghỉ dưỡng Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort thuộc dự án Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo có diện tích lên đến 386 ha và được chia thành 3 phân khu.

  1. Phân khu K1: phân khu du lịch sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng rộng 143 ha (bao quanh sân golf và hồ Thanh Lanh).
  2. Phân khu K2: sân Golf Thanh Lanh 18 hố, rộng 73 ha đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2021.
  3. Phân khu K3: mặt nước hồ Thanh Lanh rộng 170 ha (hồ Thanh Lanh được xây dựng từ năm 2000, ban đầu phục vụ tưới tiêu và công tác thủy lợi. Hiện tại hồ được khai thác thêm nhằm phát triển du lịch nghỉ dưỡng).

Đất dành cho các sản phẩm biệt thự tại Serena Valley Thanh Lanh golf & Resort khoảng 220.654,71 m2, chiếm tỷ lệ 15,39% thuộc phân khu K1, được xây đựng ở phía Tây nơi có địa hình bằng phẳng.

Trong đó, biệt thự đơn lập có diện tích đất 144.507,6 m2 bao gồm 389 căn, với diện tích trung bình 300 m2/căn. Biệt thự song lập có diện tích đất 58.200 m2 bao gồm 194 căn, với diện tích trung bình 300 m2/căn. Dịnh thự có diện tích đất 17.947,05 m2 bao gồm 15 căn, diện tích trung bình là 500 m2/căn và được bố trí phân tán tại các khu vực đẹp tại phía Tây, phía Đông và hồ Thanh Lanh. Các sản phẩm biệt thự và dinh thự được thiết kế xây dựng với mật độ tối đa 75%, chiều cao từ 1 đến 3 tầng.

Khu du lịch nghỉ dưỡng Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort
Phối cảnh dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort.

Từ dự án Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort, cách thủ đô Hà Nội 60 phút (50 km), cách sân bay Quốc tế Nội bài 35 phút (28 km), cách sân Golf Tam Đảo 25 phút (18 km), cách Hồ Đại Lải 15 phút (10 km), cách chùa Tây Thiên 25 phút (30 km), cách thành phố Vĩnh Yên 20 phút (15 km), cách khu du lịch Tam Đảo 35 phút (25 km).

Chủ đầu tư dự án Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort là Công ty cổ phần Nam Tam Đảo, là một trong những thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (Lachong Investment Corporation).

Công ty cổ phần Nam Tam Đảo được thành lập ngày 16/11/2004, đặt trụ sở tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư 888 tỷ đồng theo thông báo thay đổi từ ngày 05/11/2021.

Các sản phẩm biệt thự tại dự án Serena Valley Thanh Lanh Golf & Resort có mức giá dự kiến ban đầu từ 17 – 21 tỷ đồng/căn.