Chuyên gia đề nghị dùng thuế làm công cụ ngăn chặn đầu cơ đất đai, dự án bỏ hoang

Theo số liệu báo cáo gần nhất của 48 tỉnh, TP cho thấy có đến 3.088 dự án công trình chậm triển khai thực hiện, với tổng diện tích 80.453,2 ha, trong đó có 2.067 dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng đất quá 12 tháng hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng, với tổng diện tích là 60.332,1 ha.

Tại Hà Nội, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó: 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng.
Tại Hà Nội, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó: 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 01, trong đó chỉ đạo Bộ TN-MT đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng các dự án có sử dụng đất, nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí đất đai.

Tại Hà Nội, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó: 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng.

Còn TP HCM có tới 547 dự án “treo”, với tổng diện tích hơn 20.000 ha, trong đó không ít dự án đã “treo” nhiều thập kỷ như “siêu dự án” Bình Quới - Thanh Ða; dự án Công viên Sài Gòn Safari (Huyện Củ Chi) rộng 485 ha, với hơn 700 hộ dân bị ảnh hưởng “treo” từ năm 2004; dự án Khu đô thị Sing - Việt (Huyện Bình Chánh) rộng 331 ha, với 571 hộ dân bị ảnh hưởng, di dời “treo” từ năm 1997 đến nay; dự án Khu đô thị Tây Bắc rộng hơn 900 ha “treo” gần 20 năm, khu đô thị Nam TP đến nay sau 30 năm cũng mới triển khai được 1 phần nhỏ…

Về trách nhiệm để xảy ra tình trạng đất bỏ hoang, luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty luật Minh Bạch (Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng Luật Đất đai 2013 quy định, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai trong những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong quản lý và một số trường hợp khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo vị luật sư này, quy định này lại rất chung chung. Thậm chí, không có quy định cụ thể đối với trường hợp để xảy ra tình trạng không thu hồi đối với những trường hợp không sử dụng đất thì xử lý ra sao, không có quy định ở những văn bản dưới luật hướng dẫn xử lý.

Để ngăn chặn việc ôm đất bỏ hoang, gây lãng phí nguồn tài nguyên, luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng ngoài việc tuyên truyền pháp luật còn nâng cao trách nhiệm, tính độc lập trong việc thi hành công vụ của cơ quan quản lý đất đai, quy định cụ thể hơn về các trường hợp xử lý thu hồi, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, cơ quan quản lý có thẩm quyền nếu để xảy ra những trường hợp này.

Đồng thời, áp dụng khoa học, công nghệ trong việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai, dữ liệu, thông tin về đất cụ thể, công khai, minh bạch để không chỉ cơ quan quản lý về đất mà cả các chủ thể khác trong xã hội có thể tiếp cận, khai thác thông tin về đất góp ý, phát hiện, lên án và đề xuất xử lý những trường hợp vi phạm. Có như vậy thì tình trạng ôm đất bỏ hoang mới có thể được hạn chế, xử lý dứt điểm.

Còn theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cách để ngăn đà tăng giá ảo của đất đai là sử dụng công cụ thuế, "Đây là giải pháp căn cơ nhất, thuế bất động sản sẽ chặn sốt đất, ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ bất động sản (bao gồm cả đất đai) dưới dạng có bất động sản nhưng để hoang hóa, giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng, sử dụng đất không hiệu quả", giáo sư Đặng Hùng Võ chia sẻ.

Theo giáo sư, công cụ thuế đóng vai trò ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ bất động sản (bao gồm cả đất đai) dưới dạng có bất động sản nhưng để hoang hóa, giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng, sử dụng đất không hiệu quả. Khi đầu cơ được kiểm soát, giá bất động sản sẽ giảm, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và dễ dàng tiếp cận nhà ở cho nhóm người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, thuế bất động sản cũng đảm bảo chức năng thu giá trị bất động sản tăng thêm không do đầu tư của chủ sở hữu mang lại. Việc này sẽ ngăn chặn tình trạng sốt giá đất cục bộ xảy ra trong quá trình đô thị hóa như thành lập các khu kinh tế mới, chuyển từ huyện thành quận..., thông qua cách đánh thuế lũy tiến vào những trường hợp nhận chuyển nhượng rồi chuyển nhượng ngay trong thời gian ngắn.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đề xuất đánh thuế thu nhập với thuế suất rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập, để triệt tiêu ý chí "đầu cơ" của nhà đầu tư "lướt sóng" trong trường hợp thị trường bất động sản có dấu hiệu bị đầu cơ, sốt nóng "bong bóng".

Đồng thời, đề xuất xem xét, quy định mức thuế suất rất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà, đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba. Các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà, đất sau khi tạo lập được 03 năm, hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà đất là chính đáng, thì áp dụng thuế suất bình thường.

Đặc biệt, với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí "găm giữ" đất, chống đầu cơ đất đai. Trong trường hợp thị trường bất động sản bị đầu cơ thì có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ.

Hà Nội: Người trúng đấu giá 4 lô đất tại khu X4 Mai Dịch bỏ cọc tiền tỷ

Cuối năm 2021, tại Trung tâm Văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy đã diễn ra buổi đấu giá 25 lô đất có diện tích từ 38,1 - 84,8 m2; mức giá khởi điểm từ 104,7 - 182,3 triệu đồng/m2 tương đương giá khởi điểm của mỗi lô đất từ 4,1 - 9,2 tỷ đồng tại khu X4, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mật độ xây dựng trên khu đất là 100%, cao tối đa 4 tầng. Phiên đấu giá thu hút tới khoảng 800 - 900 hồ sơ nộp tham dự.

Bản tin bất động sản ngày 28/2: Bỏ cọc tiền tỷ tại Hà Nội và đất nông thôn giá cao như thành thị tại Hà Tĩnh
Dù chỉ có 25 lô đất nhưng phiên đấu giá đã thu hút hơn 700 bộ hồ sơ, một số hồ sơ không đủ điều kiện nên còn gần 700 bộ hồ sơ tham gia đấu giá ngày 30/10/2021. (Vị trí phường Mai Dịch, Cầu Giấy)

Số tiền cọc trước tham gia đấu giá là 800 triệu đồng/lô đất. Dù chỉ có 25 lô đất nhưng phiên đấu giá đã thu hút hơn 700 bộ hồ sơ, một số hồ sơ không đủ điều kiện nên còn gần 700 bộ hồ sơ tham gia đấu giá ngày 30/10/2021.

Sau khi phiên đấu giá kết thúc, kết quả trúng đấu giá khiến nhiều người "hoang mang" vì giá trúng quá cao so với thực tế giá đất tại khu vực. Cụ thể, giá trúng thấp nhất là 162,7 triệu đồng/m2 của lô E23, nằm ở mặt ngách rộng 5m, có diện tích 59,9 m2, mức giá khởi điểm là 104,7 triệu đồng/m2. Giá trúng cao nhất là 364,3 triệu đồng/m2 của lô B12 diện tích 44,5 m2, ở vị trí lô góc của phố Dương Khuê (phường Mai Dịch, Cầu Giấy), lô này có giá khởi điểm cao nhất là 182,3 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy cho biết, liên quan đến phiên đấu giá 25 lô đất thuộc khu X4 phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội đến nay người đấu giá trúng 4 lô đất tại khu X4 đã bỏ cọc.

"Theo quy định, quá 90 ngày, người trúng đấu giá 4 lô đất trên nếu không nộp đủ số tiền trúng đấu giá thì sẽ mất tiền đặt cọc trước đó. Chúng tôi đang hoàn thành các thủ tục, hồ sơ theo quy định, sau đó mới có thể ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. 4 lô đất bỏ cọc không phải là những lô được đấu giá cao nhất trong tổng số 25 lô”, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy chia sẻ.

Hà Tĩnh: Người dân hoang mang vì đấu giá đất nông thôn có giá khởi điểm như đất thành thị

Cuối tháng 1/2022, Công ty đấu giá hợp danh Minh Nhật (Hà Tĩnh) thông báo đấu giá quyền sử dụng đất đối với 9 lô đất tại thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo thông báo đấu giá công khai thể hiện, 8 lô cùng diện tích 160m2/lô có giá khởi điểm 3,5 tỷ đồng, bước giá 176 triệu đồng, riêng lô số 24 diện tích 262,21m2 có giá 4,7 tỷ đồng, bước giá 237 triệu đồng. Với giá khởi điểm trên, 1m2 đất tại khu vực này có giá từ 18-22 triệu đồng/m2 đất. Được biết, khu đất được đưa ra đấu giá nằm sát quốc lộ 8A, đối diện là khu dân cư, cách trung tâm thị trấn Đức Thọ chừng 6km; toàn bộ 9 lô đất hiện tại đang là cánh đồng lúa, hạ tầng chưa hoàn thiện

Dự kiến ngày 21/2 sẽ mở hồ sơ công bố kết quả trúng đấu giá. Tuy nhiên, theo người dân địa phương do mức giá khởi điểm các lô đất đưa ra đấu quá cao nên không có người mua hồ sơ dù nhu cầu sử dụng tại địa phương là rất nhiều.

Trao đổi với báo chí, một người dân địa phương cho biết gia đình có hơn 520m2 đất ruộng lúa tại khu vực đang bán hồ sơ tổ chức đấu giá. Năm 2021, ông ký nhận tổng toàn bộ số tiền được hỗ trợ đền bù là 92 triệu đồng, tương đương 176 ngàn đồng/m2 nhưng chưa được nhận tiền mặt, vì khi nào bán đất xong mới trả cho dân.

Được biết vào năm 2021, xã Lâm Trung Thuỷ cũng bán đấu giá một khu đất cạnh 9 lô trên. Nhưng mức giá khởi điểm lô cao nhất cũng chỉ là 650 triệu đồng chứ không cao "ngất ngưởng" như hiện tại.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thuỷ cho hay, 9 lô đất tại thôn Hòa Bình đã mở bán nhưng do không có người mua hồ sơ, nên phải đấu lại.

Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thuỷ cũng cho biết, vào năm 2021 xã từng tham mưu lên huyện với giá khởi điểm giao động khoảng 1,050 tỷ đồng cho 9 lô đất trên vì thời điểm đó giá đất dưới dân bán khoảng 1,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Thái Sơn Vinh - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ cho rằng, mức giá đưa ra dựa theo thị trường chuyển nhượng thành công trên khu vực gần đó.

Được biết, không chỉ đất tại xã Lâm Trung Thuỷ mà huyện Đức Thọ cũng vừa mở đấu 12 lô đất tại vùng quy hoạch Nhà Lay Trên tại thị trấn Đức Thọ với giá cao ngất ngưỡng. Khu vực đất đưa ra đấu giá này cũng chưa hoàn thiện hạ tầng, mới chỉ san gạt đường đất và phân lô để bán. Cụ thể, lô có diện tích 149,5 m2 có giá khởi điểm 4,485 tỷ đồng, tương đương hơn 30 triệu đồng/m2. 11 lô đất còn lại cùng diện tích, có giá từ 2-4 tỷ đồng, bình quân mỗi m2 có giá từ 12-25 triệu đồng. Được biết công ty đấu giá sẽ công bố kết quả đấu vào ngày hôm nay (25/2). Tuy nhiên, theo đại diện công ty đấu giá thì có 2 bộ hồ sơ bỏ đấu 1 lô duy nhất, 11 lô khác không có bộ hồ sơ nào tham gia đấu giá.

Qua khảo sát, giá đất các dự án phân lô bán nền tại thành phố Hà Tĩnh hiện cũng chỉ trong khoảng 15 - 30 triệu/m2 tùy vị trí.