Hà Nội sắp đấu giá 11.000 m2 đất tại Mê Linh

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho biết, đơn vị đang tham mưu UBND huyện Mê Linh hoàn thiện các thủ tục để đưa vào đấu giá 106 thửa đất, tại 4 dự án trong tháng 7 và tháng 8. Cụ thể: Điểm X1, tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông; điểm X2, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm; điểm nhỏ lẻ, xen kẹt tại thị trấn Chi Đông và điểm X1, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm (đợt 2) với tổng diện tích quỹ đất đấu giá khoảng 11.085 m2, dự kiến số tiền thu về hơn 503 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm nay, huyện Mê Linh tập trung giải phóng mặt bằng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại 14 dự án với diện tích 21,3 ha, tương ứng với 746 ô đất.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, huyện Mê Linh tập trung giải phóng mặt bằng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại 14 dự án với diện tích 21,3 ha, tương ứng với 746 ô đất.

Được biết, cả 4 điểm đưa vào đấu giá trong đợt này đều có tiềm năng, bởi hạ tầng hoàn thiện, gần khu công nghiệp Quang Minh, cơ quan hành chính, trường học và nằm trên trục giao thông huyết mạch.

Tại điểm đấu giá X1, tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông có 33 lô có tổng diện tích 3.413 m2, sẽ đưa vào đấu giá cuối tháng 7 này, với giá khởi điểm dao động 32 - 44 triệu đồng/m2; dự kiến giá trúng sẽ tăng khoảng 30%, ước thu ngân sách đạt 38,76 tỷ đồng.

Còn điểm đấu giá X2, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm, gồm 43 thửa, có diện tích 4.023 m2, sẽ được đưa vào đấu giá đầu tháng 8 tới đây, dự kiến mang về nguồn thu ngân sách khoảng 36,86 tỷ đồng.

Trong năm 2021, huyện Mê Linh vẫn tổ chức thành công 8 phiên đấu giá quyền sử dụng đất, với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 407 tỷ đồng.

Năm 2022, UBND TP Hà Nội giao huyện Mê Linh chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất 280 tỷ đồng. Chỉ tiêu này do HĐND huyện giao là 800 tỷ đồng. Trong đó, Trung tâm phát triển quỹ đất được giao thu 720 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện chủ đầu tư một dự án tại điểm X7 Quang Minh để thu 80 tỷ đồng.

Huyện Mê Linh đặt mục tiêu trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và tổ chức đấu giá đối với 2,36 ha liên quan đến 139 hộ dân tại các xã Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng, Tiền Phong và thị trấn Quang Minh. Địa phương phấn đấu tổ chức thành công đấu giá 6 dự án với diện tích 3 ha, số tiền trúng đấu giá dự kiến khoảng 565 tỷ đồng.

Để chuẩn bị quỹ đất đấu giá năm 2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng tại 7 dự án mới trên địa bàn các xã Tiến Thắng, Hoàng Kim, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Chu Phan và Tam Đồng với tổng diện tích 16,6 ha, tổng mức đầu tư 305 tỷ đồng. Ước tính, khi hoàn thành sẽ thu nộp ngân sách hơn 600 tỷ đồng.

Bình Dương: Tăng cường kiểm tra các dự án bất động sản

Trao đổi với báo chí, Đại tá Trịnh Ngọc Quyên – Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Công an tỉnh Bình Dương đánh giá tình hình khiếu kiện đông người liên quan đến các dự án bất động sản có xu hướng gia tăng. Toàn tỉnh Bình Dương đã xảy ra 25 vụ khiếu kiện với hơn 1.100 lượt người dân là khách hàng mua đất nền, căn hộ tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh. Người dân đã tụ tập, căng băng rôn, khẩu hiệu tố cáo các chủ đầu tư dự án khiến tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp.

Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhận định, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác thẩm định, cấp phép xây dựng các dự án để lách luật, huy động vốn trái phép, sau đó không bàn giao nhà, đất cho người dân như đã cam kết ban đầu dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu kiện.

Các dự án trọng điểm xảy ra khiếu kiện đông người gồm: dự án Khu nhà ở Suối Giữa (TP Thủ Dầu Một), dự án Chung cư Roxana Plaza, dự án chung cư Eden - Thuận An (TP Thuận An), dự án Khu nhà ở Thương mại Đường sắt Dĩ An, dự án khu nhà ở Đất Mới, dự án Khu nhà ở Công nhân Tân Bình và dự án chung cư Champlaza (TP Dĩ An),... Tiếp nhận các đơn thư tố cáo của người dân, Công an tỉnh Bình Dương đã vào cuộc điều tra và đến nay, đã khởi tố 5 vụ án, bắt tạm giam 12 bị can để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến 18 dự án bất động sản.

Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhận định, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác thẩm định, cấp phép xây dựng các dự án để lách luật, huy động vốn trái phép, sau đó không bàn giao nhà, đất cho người dân như đã cam kết ban đầu dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu kiện.  Các dự án trọng điểm xảy ra khiếu kiện đông người gồm: dự án Khu nhà ở Suối Giữa (TP. Thủ Dầu Một), dự án Chung cư Roxana Plaza, dự án chung cư Eden - Thuận An (TP. Thuận An), dự án Khu nhà ở Thương mại Đường sắt Dĩ An, dự án khu nhà ở Đất Mới, dự án Khu nhà ở Công nhân Tân Bình và dự án chung cư Champlaza (TP. Dĩ An),...
Các dự án trọng điểm xảy ra khiếu kiện đông người gồm: dự án Khu nhà ở Suối Giữa (TP Thủ Dầu Một), dự án Chung cư Roxana Plaza, dự án chung cư Eden - Thuận An (TP Thuận An), dự án Khu nhà ở Thương mại Đường sắt Dĩ An, dự án khu nhà ở Đất Mới, dự án Khu nhà ở Công nhân Tân Bình và dự án chung cư Champlaza (TP Dĩ An),...

Theo trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương - Lê Quang Vinh thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai phạm tại các dự án nêu trên là do đa số các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư từ lâu (có dự án được chấp thuận chủ trương từ năm 2003) dẫn đến phải chịu điều chỉnh chuyển tiếp của nhiều văn bản quy định pháp luật được ban hành sau thời điểm dự án được chấp thuận chủ trương.

Trình tự, thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện dự án ngày càng được quy định chặt chẽ và có tính ràng buộc chủ đầu tư phải thực hiện nhiều hơn.

Cụ thể, phải giải phóng xong mặt bằng và có dự án được duyệt mới được ký hợp đồng hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, các dự án chậm triển khai dẫn đến việc năng lực tài chính thực hiện dự án của các chủ đầu tư bị suy giảm do chi phí đầu tư tăng theo thời gian, như giá vật liệu, nhân công, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, lãi suất ngân hàng…

Theo ông Vinh, hồ sơ pháp lý của các dự án chưa bảo đảm theo quy định, chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng sản phẩm thuộc dự án và văn bản đủ điều kiện huy động vốn theo quy định nhưng chủ đầu tư đã chuyển nhượng cho các cá nhân.

Được biết, trong thời gian tới Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền liên quan tới các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở mới được ban hành; vận động các tầng lớp dân cư tham gia thực hiện góp phần phát triển nhà ở đúng quy định. Đề nghị chính quyền địa phương phối hợp với chủ đầu tư dự án tổ chức cắm bảng thông tin liên quan đến pháp lý dự án, thông tin dự án đủ điều kiện kinh doanh sản phẩm…

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án của các chủ đầu tư để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh việc triển khai thực hiện dự án bảo đảm đúng quy định.

Sốt đất đến khi nào sẽ dừng lại?

Theo Phòng nghiên cứu Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), về mặt nguyên tắc, khi giá đất bị đẩy lên mức bất thường, vượt qua đóng góp của chính nó vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống người dân, giá đất sẽ lắng xuống và quay đầu giảm sốc.

Tuy nhiên, để tình hình chóng bình ổn trở lại, cũng là giảm thiểu thiệt hại cho những nhà đầu tư non trẻ thiếu kinh nghiệm, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp kiểm soát đất đai và giao dịch đất đai.

Tại một số địa phương (ngoại thành Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng...), việc phân lô bán nền, nguyên nhân chính của tình trạng sốt đất, đã bị hạn chế và dần loại bỏ.

Đánh thuế giao dịch bất động sản dựa trên giá trị giao dịch cũng đang là dự thảo nhận được nhiều chú ý khi mức giá giao dịch vẫn chưa được xác định một cách nhất quán. Việc đánh thuế sở hữu nhà đất đang được cân nhắc.

Giới chuyên gia cho rằng đất đai là một công cụ sản xuất với mức giá hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Để tránh việc giá cả vượt quá giá trị thực tế, gây nên những cơn sốt không đáng có, giảm hiệu suất sử dụng đất, minh bạch thông tin vẫn là điểm mấu chốt.

Các cơ quan chức năng đang không ngừng nỗ lực để minh bạch hóa các thông tin liên quan đến bất động sản, đặc biệt là kế hoạch và tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng.

VARS đánh giá hiện nay sốt đất chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương với biên độ giá dần thu hẹp. Đơn vị này dự đoán đến giữa năm 2023, tình hình sốt đất sẽ cơ bản được kiểm soát.

Bắc Ninh: Nhà ở xã hội Golden Park giá từ 12 triệu đồng/m2

Dự án Nhà ở xã hội Golden Park có vị trí tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chỉ cách cao tốc Hà Nội - Bắc Giang 2 km và cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 3 km.

Golden Park có tổng diện tích 6,3 ha; mật độ xây dựng 20,49%; diện tích công trình công cộng 1.456,54 m2; diện tích xây dựng 10.110,49 m2. Nhà ở xã hội Golden Park có quy mô gồm 08 tòa CT1 và 02 tòa CT2, mỗi tòa cao 18 tầng nổi và 01 tầng hầm, tổng 1448 căn hộ, có diện tích từ 42 - 96 m2.

Trên thị trường, giá nhà ở xã hội Golden Park có giá từ 12 triệu đồng/m2.

dự án Golden Park Bắc Ninh sở hữu nhiều tiện ích nội khu như: ông viên cây xanh, mặt nước, bể bơi, trung tâm thương mại, spa, phòng gym, khu mua sắm thời trang, sân chơi thể thao ngoài trời, siêu thị điện máy, hệ thống nhà hàng, cafe.
Dự án Golden Park Bắc Ninh sở hữu nhiều tiện ích nội khu như: Công viên cây xanh, mặt nước, bể bơi, trung tâm thương mại, spa, phòng gym, khu mua sắm thời trang, sân chơi thể thao ngoài trời, siêu thị điện máy, hệ thống nhà hàng, cafe.

Được biết, dự án Nhà ở xã hội Golden Park do Công ty TNHH MTV Công trình Kim Xương Trí làm chủ đầu tư, có trụ sở chính tại khu Golden Park, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Công ty thành lập ngày 16/05/2007 do ông Lin Shih Chang làm người đại diện pháp luật, hoạt động chính trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Dự án nhà ở xã hội Golden Park Bắc Ninh được triển khai theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 2 tòa nhà ở thương mại V1, V2 và trung tâm thương mại (đã đưa vào vận hành quý 4/2019).

Giai đoạn 2: 3 tòa nhà ở xã hội G1, G2, G3 cao 18 tầng, khởi công quý 1/2020.