Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 3/7 thông tin, phiên bản dự thảo mới nhất (lần thứ 8) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 có nhiều điểm mới.
Các vụ việc liên quan kẹo rau củ Kera hay sữa bột giả, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung giả với quy mô lớn gây bức xúc dư luận, các lỗ hổng trong quản lý thực phẩm tại Nghị định 15/2018 càng đặt ra yêu cầu bức thiết phải sửa đổi, nhất là vấn đề tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm, quảng cáo, hậu kiểm và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 3/7 thông tin, phiên bản dự thảo mới nhất (lần thứ 8) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 có nhiều điểm mới.
Việc sửa đổi Nghị định 15 nhằm giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm, quảng cáo, hậu kiểm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý hiện nay.
Đăng tải công khai thông tin, siết chặt hậu kiểm
Hiện tại, theo quy định của Nghị định 15, doanh nghiệp được phép tự công bố sản phẩm và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm, trong khi cơ quan quản lý chỉ thực hiện hậu kiểm một cách giới hạn.
Điều này dẫn đến thực trạng doanh nghiệp tùy tiện phân loại, thổi phồng công dụng sản phẩm, nhưng vẫn dễ dàng đưa hàng ra thị trường mà không bị ngăn chặn kịp thời.
Trong Dự thảo mới, Bộ Y tế đề xuất quy định rõ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố sẽ phải xem xét, phản hồi, đăng tải công khai thông tin, đồng thời xây dựng kế hoạch hậu kiểm và chủ động lấy mẫu kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Quy trình này giúp tăng cường tính minh bạch, tránh tình trạng doanh nghiệp "tự bơi" trong không gian quản lý lỏng lẻo như hiện nay.
Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm
Khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị định đề xuất các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 5 nhóm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Hiện thực phẩm bổ sung chưa được nêu rõ trong Nghị định số 15, không được quy định trong các nhóm thực phẩm phải đăng ký bản công bố. Mặt hàng này hiện được xếp vào nhóm thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn, được tự công bố và do địa phương quản lý.
Theo Cục An toàn thực phẩm, điều này dẫn đến tình trạng tổ chức, cá nhân công bố sai nhóm sản phẩm. Rất nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe (phải đăng ký bản công bố - PV) tự xác định thành thực phẩm bổ sung để tự công bố. Ngoài ra, do không phải đăng ký nội dung quảng cáo nên xảy ra tình trạng doanh nghiệp phóng đại tính năng, công dụng sản phẩm.
Thêm vào đó, Nghị định 15 hiện mới quy định doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố.
Quy định này giúp thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố đơn giản hóa. Tuy nhiên, thực tế một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách trên để sử dụng nhiều thành phần không có tính năng, công dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe để quảng cáo, không quan tâm đến an toàn, chất lượng, công dụng của sản phẩm.
Do đó, đối với 5 nhóm thực phẩm trên, dự thảo quy định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhằm kiểm soát việc phối hợp thành phần, các chỉ tiêu an toàn và chất lượng sản phẩm, tính năng, công dụng sản phẩm từ khi nghiên cứu phát triển sản phẩm đến khi đăng ký trước khi lưu thông trên thị trường.
Kiểm soát thực phẩm đặc biệt theo tiêu chuẩn quốc tế
Với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, trước đây doanh nghiệp chỉ cần cam kết tuân thủ an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Dự thảo mới yêu cầu bổ sung kiểm soát từ thành phần, chỉ tiêu an toàn, công dụng của sản phẩm ngay từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển, và bắt buộc đăng ký bản công bố trước khi lưu thông.
Đồng thời, các cơ sở sản xuất nhóm thực phẩm đặc biệt này phải đạt chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, ISO 22000 hoặc tương đương, thay vì chỉ cần điều kiện an toàn thông thường như trước.
Việc nâng chuẩn này nhằm đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất, phù hợp với các nước phát triển như Liên minh châu Âu.
Bộ Y tế cũng bổ sung quyền cho cơ quan quản lý trong việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy công bố sản phẩm nếu doanh nghiệp vi phạm. Đồng thời, nếu chưa khắc phục, doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng tiếp nhận hồ sơ hành chính mới – quy định chưa từng có trong Nghị định 15 cũ.
Kiểm soát chặt quảng cáo trên mọi nền tảng, đặc biệt các KOL
Để ngăn chặn quảng cáo sai sự thật, Dự thảo yêu cầu giám sát hoạt động quảng cáo trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, đặc biệt là các KOL, người ảnh hưởng. Các bên tham gia quảng cáo phải công khai mối quan hệ tài trợ, tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động quảng cáo thực phẩm, chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo.
Dự thảo cũng phân công rõ trách nhiệm cho các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Công an, UBND cấp tỉnh, nhằm ngăn chặn sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, quảng cáo sai, kiểm soát giá sữa dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá.
Thay đổi nội dung, phương thức kiểm tra ATTP nhập khẩu; xác định rõ trường hợp miễn kiểm, kiểm hồ sơ, kiểm cảm quan, hoặc bắt buộc lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo kiểm soát chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất nội bộ. Đây là điểm mới quan trọng, phù hợp thực tiễn quản lý và pháp luật chuyên ngành.
Bộ Y tế cho biết do nội dung sửa đổi vượt quá một nửa số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Bộ đang xin phép ban hành nghị định mới thay thế. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý mới, đồng bộ, hiệu lực cao hơn để tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước tình trạng vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng diễn biến ngày càng phức tạp.
Sau khi kiểm tra đột xuất, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, tại thời điểm kiểm tra, có công ty không có bảng hiệu, không trưng bày sản phẩm và không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ theo đăng ký.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành công văn khẩn cấp đình chỉ lưu hành và thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam phân phối. Lý do là công thức của các sản phẩm không đúng như hồ sơ đã công bố.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến tới một mốc thời điểm quan trọng khi cuộc đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước đang tiến tới thời điểm đạt thỏa thuận.
Ngày 2/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đường Văn Thiết (năm sinh 1981, thường trú tại phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến rộng rãi với nhiều thay đổi lớn trong quản lý hộ kinh doanh. Theo đó, các hộ sẽ được phân loại theo 4 ngưỡng doanh thu, tiến tới bỏ thuế khoán và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng hơn.
Ngày 2/7, Cục Hải quan cho biết, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa khởi tố vụ án xuất khống 1.400 tấn nguyên liệu thực phẩm là chân gà đông lạnh, dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng và hành vi chuyển tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan.
Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu khổng lồ của Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ sít sao, mở đường cho một gói chính sách sẽ giảm mạnh thuế, cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và kiểm soát nhập cư. Dù điều này có thể khiến nợ công Mỹ tăng thêm 3.300 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/7 cho biết chính quyền của ông sẽ “phải xem xét” khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk sau khi người sáng lập Tesla tiếp tục công kích Tổng thống về dự luật chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ngày 2/7, C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Sản phẩm Désembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe toàn tuyến trong tháng 7/2025 và chính thức đón phương tiện lưu thông vào ngày 19/8/2025 tới đây.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố có tới 46 khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực như hàng không, công nghiệp, nông nghiệp, chứng khoán, xây dựng… được giảm mạnh 50%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Từ sau ngày 1/7, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh lại cấu trúc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư khi đưa ra thị trường để phù hợp với quy định mới và không còn bao gồm các quyền lợi khác đính kèm như: tai nạn, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, nằm viện...
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?