Nhiều kiến nghị của Quảng Nam được Thủ tướng đồng tình

Sau chuyến khảo sát thực tế tại Khu phức hợp Chu Lai – Trường Hải, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành tiếp tục làm việc với tỉnh Quảng Nam vào chiều 27-3.

Báo cáo Thủ tướng, Chủ tịch UBND Lê Trí Thanh đánh giá sau 25 năm tái lập, Quảng Nam đã chuyển đổi từ tỉnh thuần nông, chậm phát triển trở thành địa phương phát triển khá trong khu vực, đóng góp 14% tổng thu ngân sách trên địa bàn vào ngân sách trung ương.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này, Quảng Nam đang gặp điểm nghẽn hạ tầng chiến lược. Chẳng hạn, cảng hàng không quốc tế Chu Lai và cảng biển Chu Lai chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng. Các dự án đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp tại Khu Kinh tế mở Chu Lai nói riêng và vùng phía Đông gặp nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan đến thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất rừng và trồng rừng thay thế.

Ngoài ra, do đặc điểm, lịch sử quản lý đất đai trên địa bàn, đối chiếu vào các quy định hiện hành thì công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều vướng mắc. Ông Thanh cho rằng đây đang là trở ngại rất lớn, cản trở sự phát triển của tỉnh, nhất là khu vực phía Đông.

Từ báo cáo này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị nhiều vấn đề với Thủ tướng, như điều chỉnh quy hoạch chung và chính sách đất đai với Khu Kinh tế mở Chu Lai, bổ sung thêm quỹ đất phát triển công nghiệp, sắp xếp lại rừng phòng hộ ven biển kết hợp phát triển kinh tế với phòng chống thiên tai, phát triển ngành công nghiệp dược liệu tự nhiên…

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao nỗ lực, thành quả Quảng Nam đạt được, và khẳng định tỉnh còn tiềm năng rất lớn để bứt phá, phát triển mạnh mẽ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra quy hoạch sân bay Chu Lai.  Ảnh: PLO.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra quy hoạch sân bay Chu Lai. Ảnh: PLO.vn

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc chuẩn bị nội dung làm việc của tỉnh, đặc biệt là những đề xuất xuất phát từ thực tiễn, những điểm nghẽn mà Quảng Nam đang xử lý.

Cơ bản đồng ý với những kiến nghị của tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành xử lý theo thẩm quyền. Việc nào vượt thẩm quyền thì phải vào cuộc bàn với địa phương, tham mưu cho Chính phủ. Tinh thần là không để vướng mắc kéo dài, địa phương phải kiến nghị nhiều lần.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, có đóng góp lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, cũng là địa bàn có nhiều tiềm năng nhưng phát triển vẫn chưa tương xứng, do cơ chế chính sách còn hạn hẹp, hạ tầng chiến lược giao thông thuận lợi nhưng khai thác và đầu tư chưa tương xứng.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Nm tiếp tục phát huy tinh thần tự lực từ cường, tranh thủ nguồn lực nội sinh tập trung cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Ông lưu ý nguồn lực, thời gian là có hạn nên lựa chọn ưu tiên, cách làm làm phải có trọng tâm, việc nào dứt việc ấy, không dây dưa kéo dài, không tràn lan.

Thủ tướng góp ý tỉnh Quảng Nam năm 2022 cần tập trung vào công tác quy hoạch, coi là nhiệm vụ trọng tâm. Tỉnh phải huy động mọi nguồn lực xã hội, không trông chờ, ỷ lại Trung ương, lấy nội lực là chính, hài hòa với các nguồn lực khác.

Trà Vinh: Nhiều dự án đấu thầu sai phạm, chậm quyết toán

Báo cáo thực hiện chương trình giám sát chuyên đề việc thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 tại Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa qua đã đề cập nhiều dự án kéo dài gây lãng phí, hồ sơ đấu thầu còn nhiều bất cập và chậm lập báo cáo quyết toán. Đây cũng là những tồn tại được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh lưu ý làm rõ.

Giai đoạn 2016-2021, thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tỉnh Trà Vinh đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên trong quản lý ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, trong thanh quyết toán thực hiện một số dự án còn sai phạm. Đối với dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL, tiểu dự án thành phố Trà Vinh đến nay chậm lập báo cáo quyết toán hoàn thành; một số dự án kéo dài thực hiện so với quy định, nhất là các dự án ứng phó biến đổi khí hậu, dự án có quy mô đầu tư lớn.

Ông Lê Thanh Dũng – Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh: “Một số chủ đầu tư thiếu quan tâm, chưa thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27 của Thủ tướng Chính; thiếu quyết liệt trong công tác tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra dẫn đến tình trạng giải ngân vốn đầu tư công thấp, chậm quyết toán dự án hoàn thành”.

Tỉnh Trà Vinh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét ban hành định mức, phương pháp lập dự toán xác định chi phí có liên quan đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai, đảm bảo thống nhất trong xác định chi phí, phương pháp lập dự toán.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình đề nghị tỉnh quan tâm hơn vấn đề trong đấu thầu vì hiện nay còn xảy ra tiêu cực.

Ông Thạch Phước Bình – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: “Hiện nay có tình trạng việc phối hợp giữa các nhà thầu đối với việc thu chi này thủ tục còn khá phức tạp, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị với nhau thanh toán sẽ rất khó cho nên thực tế có nhiều đơn vị đã hoàn thành nhưng không được thanh toán, thanh toán không được hoặc chậm trễ thanh toán”.

Bà Huỳnh Thị Hằng Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: “Hình thức công khai trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo các cơ quan có liên quan, nhất là quan tâm tuyên truyền những quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng, quản lý trật tư, xây dựng quy định hồ sơ, trình tự, trách nhiệm thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Nhất là làm sao để cán bộ, công chức nghiêm chỉnh chấp hành tốt những quy định của nhà nước, tránh nhũng nhiễu tiêu cực gây lãng phí, thời gian thực hiện công vụ”.

Đoàn giám sát đề nghị tỉnh rà soát chặt chẽ kế hoạch các dự án sử dụng nguồn vốn ODA; quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên đề lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường phát huy vai trò người đứng đầu, vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể và đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh quyết toán, hạn chế thất thoát ngân sách.

Đề xuất giao UBND tỉnh Lai Châu làm chủ dự án hầm Hoàng Liên 3.300 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 1863/BKHĐT – KTĐPLT gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với kiến nghị của UBND tỉnh Lai Châu về đề xuất cơ quan chủ trì quản lý Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan chủ trì quản lý Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh Lai Châu nghiên cứu, rà soát và chịu trách nhiệm toàn diện đối với phương án đầu tư của Dự án hoàn chỉnh, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và triển khai Dự án trên cơ sở đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành liên quan, nhất là đối với các nội dung về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý đầu tư, xây dựng...

Do đây là dự án có tính liên kết vùng, đã được Thủ tướng thông báo dự kiến mức vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 2.500 tỷ đồng, vì vậy Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị UBND tỉnh Lai Châu thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 23/5/2021 về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, UBND tỉnh Lai Châu phải "Bố trí vốn ngân sách trung tương tối thiểu bằng mức vốn được thông báo đối với các mục tiêu, nhiệm vụ, các dự án trọng điểm, dự án có tính liên kết vùng, đường ven biển; trường hợp bố trí vốn thấp hơn, phần chênh lệch nộp trả về ngân sách trung ương; bố trí ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ đền bù, GPMB và phần còn thiếu so với tổng mức đầu tư được duyệt để hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án", đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành liên quan.

Bình đồ phương án tuyến đường sẽ thực hiện.
Bình đồ phương án tuyến đường sẽ thực hiện.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đã có công văn số 399/UBND – KTN gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đầu tư Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Lai Châu đề nghị Thủ tướng cho phép tỉnh này đầu tư Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu bằng nguồn vốn do tỉnh này quản lý.

Dự án này sẽ bao gồm tuyến hấm và đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi với tổng chiều dài tuyến khoảng 8,8 km, trong đó chiều dài hầm 2,5 km, đường dẫn và cầu dài 6,3 km.

Điểm đầu Dự án tại Km78, Quốc lộ 4D, điểm cuối thuộc địa phận tỉnh Lào Cai (dự kiến kết thúc tại điểm đấu nối vào trục đường D1 theo quy hoạch chi tiết Khu dân cư tổ 13, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa).

Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.300 tỷ đồng dự kiến được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020 – 2025 trị giá 2.500 tỷ đồng đã giao cho tỉnh Lai Châu và vốn ngân sách địa phương tự cân đối là 800 tỷ đồng.

Bình Dương: Dự án 5F Stella có giá từ 875 triệu đồng/lô

5F Stella có vị trí nằm tại mặt tiền ĐT 741, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Dự án sở hữu nhiều tuyến đường huyết mạch như tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, cao tốc Hồ Chí Minh Hoa Lư (đoạn qua Phú Giáo- Chơn Thành), tuyến đường Vành đai 6 (DT746B).

5F Stella có tổng diện tích 5,9 ha. Trong đó, đất ở chiếm 29.376 m2, đất dành cho giao thông 18.015 m2, đất dành cho cây xanh 2.192 m2, đất dành cho hạ tầng kỹ thuật 3.807 m2, còn lại là đất dành cho các tiện ích khác.

Sản phẩm của dự án 5F Stella 389 nền đất nhà phố với diện tích đa dạng từ 70 – 168,2 m2, với đường nội khu được xây dựng rộng từ 13-18 m.

Phối cảnh của dự án Dự án 5F Stella Bình Dương
Phối cảnh của dự án Dự án 5F Stella Bình Dương

Dự án 5F Stella được quy hoạch thành không gian sống xanh cho cư dân với diện tích lớn dành cho công viên, bên cạnh đó còn có nhiều dịch vụ như hồ cảnh quan, khu thể thao, trung tâm y tế, trường mầm non…

Từ dự án cư dân thuận tiện di chuyển đến các tiện ích trong vung như: trung tâm hành chính Phú Giáo, trường THPT Phước Vĩnh, cùng nhiều khu công nghiệp lớn như Tân Bình, Vĩnh Lập 1,2, cụm công nghiệp Tam Lập và khu công nghiệp VSIP 4.

Chủ đầu tư dự án 5F Stella là Công ty TNHH Huy FC Trường An, đơn vị phân phối của dự án là hệ thống 5F bao gồm 5 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Nhất Việt, Công ty Cổ phần Uniland, Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Dương và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bất động sản Minh Dương.

Sản phẩm đất nền của dự án 5F Stella được mở bán với mức giá dao động trên thị trường từ 875 triệu đồng/lô.