Đến 2025, Bình Thuận phấn đấu xây dựng hơn 6 triệu m2 sàn nhà ở

UBND tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Ngoài ra, cần phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách; phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển của kế hoạch là cần phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhằm giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở cho người dân đặc biệt là tại khu vực đô thị; phấn đấu phát triển nhà ở khu vực nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, các chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu, diện tích sàn nhà ở, diện tích sàn nhà ở bình quân năm 2022 như sau: diện tích nhà ở tối thiểu 8,8m2 sàn/người; diện tích nhà ở khoảng 30 triệu m2 sàn; diện tích nhà ở bình quân đạt 24m2 sàn/người. Tổng nhu cầu vốn cần để thực hiện khoảng 7.417 tỷ đồng.

Dự báo đến năm 2025, tỉnh cần phấn đấu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người; diện tích nhà ở khoảng 34 triệu m2 sàn; diện tích nhà ở bình quân đạt 27m2 sàn/người.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Kế hoạch phát triển nhà tại Bình Thuận giai đoạn 2021-2025 với tổng diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng là khoảng 6 triệu m2 sàn.

Để thực hiện kế hoạch đặt ra, tổng nhu cầu vốn tỉnh Bình Thuận sẽ cần là 37.468 tỷ đồng.
Để thực hiện kế hoạch đặt ra, tổng nhu cầu vốn tỉnh Bình Thuận sẽ cần là 37.468 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Trong đó, diện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng cho loại hình bao gồm: nhà ở thương mại 800.000m2 sàn; nhà ở tái định cư 495.000m2 sàn; nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức 5.000m2 sàn; nhà ở xã hội 595.000m2 sàn; nhà ở dân tự xây 4,7 triệu m2 sàn.

Về tỷ lệ xây dựng nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở, tỉnh phấn đấu phải đạt trên 30% tổng diện tích phát triển nhà ở của dự án, khoảng 250.000m2 sàn; tỷ lệ nhà ở riêng lẻ trong các dự án dưới 70% tổng số căn nhà phát triển dự án. Bên cạnh đó, diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê đạt tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê, tương đương khoảng 119.000m2 sàn.

Để thực hiện kế hoạch đặt ra, tổng nhu cầu vốn sẽ cần là 37.468 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở thương mại khoảng 9.200 tỷ đồng; nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức khoảng 24 tỷ đồng; nhà ở xã hội khoảng 4.493 tỷ đồng; nhà ở tái định cư khoảng 2.327 tỷ đồng; nhà ở dân tự xây khoảng 21.425 tỷ đồng.

Dự kiến nguồn vốn của kế hoạch đến từ việc phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng…; Nhà ở riêng lẻ tự xây của các hộ gia đình bằng nguồn vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình; Vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội… và một phần từ ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

Theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt, vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở là khoảng 1.370 tỷ đồng, chủ yếu là để bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật thuộc nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và xây dựng nhà ở công vụ.

Bình Dương: Nhiều vi phạm về phí bảo trì tại dự án nhà ở xã hội Becamex

Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư tại dự án Nhà ở xã hội Becamex - Khu 1 Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC Corp) làm chủ đầu tư.

Theo Kết luận thanh tra số 71/KL-TTr của Thanh tra Bộ Xây dựng, chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội Becamex - Khu 1 Định Hòa đã không mở tài khoản gửi kinh phí bảo trì theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.

Chủ đầu tư bàn giao căn hộ nhưng chưa thu số tiền phí bảo trì trên 488 triệu đồng từ người mua nhà.

Chủ đầu tư không nộp kinh phí trên cho Ban Quản trị, vi phạm khoản 2, Điều 36 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

Sau khi làm việc với đoàn thanh tra, chủ đầu tư đã chuyển trên 509 triệu đồng (tiền gốc và lãi) cho Ban Quản trị. Chủ đầu tư cam kết sẽ làm việc với Ban Quản trị để chuyển đầy đủ phần tiền lãi kinh phí bảo trì phát sinh theo đúng quy định.

Chủ đầu tư chậm bàn giao cho Ban Quản trị phần kinh phí bảo trì chủ đầu tư phải nộp cho các căn hộ chủ đầu tư đã bàn giao là chưa thu kinh phí báo trì vi phạm khoản 1, Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014.

Đối với các hợp đồng mua bán sau ngày 2/4/2016, nội dung trong hợp đồng không ghi danh mục phần sở hữu chung theo quy định của Luật Nhà ở và phần sở hữu chung của nhà chung cư phải được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng thiết kế được phê duyệt theo quy định, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

“Những vi phạm nêu trên trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư - Tổng Cty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP” - kết luận nêu rõ.

Bên cạnh đó, Ban Quản trị đã không thông qua hội nghị nhà chung cư về kế hoạch bảo trì tại các hội nghị kế tiếp sau hội nghị lần đầu theo quy định tại Quy chế Quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Quy chế hoạt động và Quy chế thu, chi tài chính của Ban Quản trị nhà chung cư được xây dựng không có các nội dung theo quy định. “Những vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc Ban Quản trị nhà chung cư”.

Việc lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì khi chủ đầu tư và Ban Quản trị không làm thủ tục quyết toán số liệu kinh phí và không có tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định. Ban Quản trị đã sử dụng kinh phí bảo trì để nộp phạt vi phạm phòng cháy, chữa cháy với số tiền 14 triệu đồng, điều này cũng không đúng quy định.

Ban Quản trị không có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì theo quy định tại Nghị định số 99/2015 của Chính phủ.

Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì tại Dự án Nhà ở an sinh xã hội Becamex - Khu 1 Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TQ
Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì tại Dự án Nhà ở an sinh xã hội Becamex - Khu 1 Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TQ

Đáng chú ý, chủ đầu tư đã bàn giao và đưa vào sử dụng 12 block nhà chung cư thuộc Khu 1 - Định Hòa khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng. Trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư.

Dựa vào những sai phạm kể trên, Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát và xử lý các vi phạm của Ban Quản trị nhà chung cư trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì tại dự án nêu trên; kiểm tra, rà soát và xử lý các vi phạm của chủ đầu tư đối với hành vi đưa bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.

Đồng thời, Chỉ đạo UBND TP Thủ Dầu Một kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân để xảy ra vi phạm và rà soát việc công nhận Ban Quản trị cụm nhà chung cư tại dự án Nhà ở xã hội Becamex.

Đối với chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu xác định lại toàn bộ phần kinh phí bảo trì đối với dự án Khu 1 - Định Hòa, chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi kinh phí bảo trì theo quy định, tiến hành chuyển giao cho Ban Quản trị nhà chung cư và thông báo đến Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện thủ tục quyết toán kinh phí bảo trì với Ban Quản trị làm cơ sở bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định; chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu bộ phận công trình, hạng mục công trình đã đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Nghiêm túc chấp hành pháp luật, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các bộ phận, phòng, ban chuyên môn và các cá nhân liên quan đến các vi phạm đã được chỉ ra trong Kết luận thanh tra.

Thực hiện thủ tục quyết toán kinh phí bảo trì với chủ đầu tư làm cơ sở bàn giao theo đúng quy định; rà soát, điều chỉnh quy chế hoạt động, quy chế thu chi tài chính của Ban Quản trị nhà chung cư theo quy định và trình hội nghị nhà chung cư xem xét, chấp thuận...

Đến 30/9, Cần Thơ sẽ khởi công các gói thầu của 5 dự án trọng điểm

Theo ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, thành phố Cần Thơ đang chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công, nhất là những dự án quan trọng, những dự án có số vốn bố trí lớn, các dự án sử dụng vốn ODA….

Thành phố phấn đấu đến ngày 30/9/2022 sẽ thực hiện xong việc đấu thầu và khởi công một số gói thầu của 5 dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, Cần Thơ sẽ khởi công 3 gói thầu xây lắp với giá trị khoảng 1.861 tỷ đồng của dự án đường vành đai phía Tây thành phố với giá trị giải ngân khoảng 200 tỷ đồng, đồng thời giải ngân 206 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng. Cần Thơ cũng khởi công 3 gói thầu xây lắp với tổng giá trị là 1.026 tỷ đồng của dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị với giá trị giải ngân khoảng 300 tỷ đồng, đồng thời giải ngân 100 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng....

Cùng đó, Cần Thơ cố gắng giải ngân 2 gói thầu của dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 và dự kiến giải ngân hết kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 là 100 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh cũng khởi công 5 gói thầu với tổng giá trị khoảng 522 tỷ đồng của dự án đường tỉnh 921 và dự kiến giải ngân hết kế hoạch vốn được giao trong năm 2022.

Với kế hoạch như trên, thành phố Cần Thơ ước giá trị giải ngân đến hết ngày 30/9/2022 là 3.772 tỷ đồng, đạt 51,6% kế hoạch, tăng 1.648 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Theo ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 23/8/2022, toàn thành phố đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt 30,3%; trong đó, cấp thành phố giải ngân đạt 20,9% kế hoạch, cấp quận, huyện giải ngân đạt 61% kế hoạch.

Nhằm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố lần thứ 7, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra quyết nghị điều chỉnh vốn nội bộ của 16 dự án giữa các đơn vị chủ đầu tư với tổng số tiền là 173,9 tỷ đồng.

Theo đó, điều chỉnh giảm 173,9 tỷ đồng của 6 dự án không có khả năng giải ngân hết trong năm 2022 để giao bổ sung 173,9 tỷ đồng cho 10 dự án có nhu cầu cần bổ sung vốn trong năm 2022 để thực hiện dự án.

Theo bà Nguyễn Phương Thủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, việc điều chỉnh vốn đầu tư công giữa các dự án đầu tư công là phù hợp với các quy định tại Luật Đầu tư công và các văn bản quy định liên quan cũng như ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy Cần Thơ trong việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công.

Bà Nguyễn Phương Thủy cũng đề nghị UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án giải ngân thấp sang các dự án có tỷ lệ giải ngân cao theo thẩm quyền nhằm đảm bảo tỷ lệ giải ngân chung toàn thành phố theo kế hoạch.

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ Nguyễn Phương Thủy cho rằng, cần quan tâm đánh giá, cân nhắc, xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan đơn vị chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn nhiều lần vì lý do chủ quan trong khi nguồn vốn đầu tư công còn hạn chế, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công…

Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố trong thời gian qua còn chậm là do xuất phát từ đặc thù của đầu tư công và ảnh hưởng từ việc bồi hoàn, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công là chủ yếu.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc và tăng khối lượng, giá trị giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới, theo ông Tâm, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, tập trung nhân lực phối hợp với các chủ đầu tư giải quyết triệt để theo đúng quy định đối với các trường hợp còn vướng mắc trong bồi hoàn hỗ trợ tái định cư, giao mặt bằng phục vụ thi công.

Bên cạnh đó, đối với các công trình giao thông quan trọng của thành phố thì các quận, huyện tập trung thực hiện, triển khai bồi thường, thu hồi đất, đảm bảo mặt bằng thi công để khởi công các dự án trong quý III/2022.

Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư đều thực hiện cam kết bằng văn bản về tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được phân bổ với cam kết quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên.

Đối với các đơn vị thi công, các nhà thầu cần có kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, khối lượng công trình, đảm bảo việc giải ngân đạt tỷ lệ mà chủ đầu tư cam kết với thành phố.

Phân khu The Santo Port dự án Hòn Thơm Paradise Island sắp ra mắt với giá từ 32 - 90 tỷ đồng/ căn

Dự án Phân khu The Santo Port (nằm trong hợp phần Sun Iconic Hub cùng với phân khu The Sailing Bay) dự án Hòn Thơm Paradise Island có vị trí tại Bãi Trào, đảo Hòn Thơm, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phân khu The Santo Port có phía Bắc giáp khu biệt thự thương mại và Boutique Hotel The Sailing Bay; phía Đông giáp rừng nguyên sinh; phía Tây giáp biển Bãi Trào, Bãi Nam; phía Nam giáp khu vui chơi Sun World Hòn Thơm, giáp hợp phần Sun Festival Avenue.

Dự án Phân khu The Santo Port dự án dự án Hòn Thơm Paradise Island có diện tích 6,56 ha; mật độ xây dựng 35%. Phân khu The Santo Port phát triển với loại hình shophouse được thiết kế theo phong cách Santorini (Hy Lạp).

Phân khu The Santo Port có quy mô 235 căn shophouse, chiều cao được thiết kế linh hoạt từ 3,5 – 4,5 – 5,5 – 6 tầng. Các căn shophouse Phân khu The Santo Port hướng sát biển sẽ được thiết kế thấp tầng, thấp hơn các căn có vị trí càng gần sườn đồi phía trong.

Phân khu The Santo Port có các căn shophouse với chiều cao 3,5 tầng số lượng 96 căn; chiều cao 4,5 tầng 69 căn; chiều cao 5,5 tầng 47 căn; chiều cao 6 tầng 23 căn. Shophouse Phân khu The Santo Port trực diện biển 64 căn, View biển 1 tầng 111 căn; view biển 2 tầng 33 căn; View biển 3 tầng 8 căn; View nội khu 19 căn.

Shophouse Phân khu The Santo Port có diện tích đa dạng từ 100 m2 - 200 m2. Trong đó, 60% sản phẩm có diện tích phổ biến từ 100 m2 - 120 m2.

- Diện tích từ 100 m2 – 120 m2: 142 căn.

- Diện tích từ 121 m2 – 160 m2: 55 căn.

- Diện tích từ 161 m2 – 200 m2: 24 căn.

- Diện tích trên 200 m2: 14 căn.

Tiện ích nội khu dự án Phân khu The Santo Port: Vip Lounge sảnh đón tiếp, vịnh du thuyền Marina, bãi đáp trực thăng, khu vực bán lẻ Marina Retail, đường dạo bộ ven biển, quảng trường trung tâm, clubhouse, đài quan sát, hồ bơi, các công trình điểm nhấn nội khu.

Tiện ích ngoại khu dự án Phân khu The Santo Port: Liên kết đến tòa nhà biểu tượng cánh buồm tại đây có trung tâm casino, khách sạn sao, bể bơi vô cực, trung tâm thương mại Luxury Centre, trung tâm chăm sóc sức khỏe Wellness Center; thủy cung, khu bảo tồn cá heo; làng ẩm thực, khu thể thao trên biển, tàu lượn gỗ, công viên nước Aquatopia…

Phân khu The Santo Port dự án Hòn Thơm Paradise Island sắp ra mắt với giá từ 32 - 90 tỷ đồng/ căn.
Phân khu The Santo Port dự án Hòn Thơm Paradise Island sắp ra mắt với giá từ 32 - 90 tỷ đồng/ căn.

Phân khu The Santo Port dự án Hòn Thơm Paradise Island do Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) làm chủ đầu tư, 10 Design làm đơn vị thiết kế kiến trúc cảnh quan.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) thành lập ngày 16/05/2007, có trụ sở chính tại tầng 11, tòa nhà Đà Nẵng ACB Tower, số 218 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) do ông Đặng Minh Trường làm người đại diện pháp luật, hoạt động chính trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí, đại lý du lịch.

Năm 1998 - 2006 Sun Group được thành lập tại Ukraine bởi những người Việt Nam, phát triển với các công trình như trung tâm thương mại có tên Barabasova, làng thời đại, siêu thị và văn phòng cho thuê Sun City, công viên nước trong nhà Jungle…

Ngày 14/9/2007, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà được thành lập. Hai năm sau, 02 tuyến cáp treo Suối Mơ – Bà Nà, Debay – Morin được đưa vào vận hành.

Năm 2009 - 2012 Sun Group đã ra mắt những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng như Inter Continental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River, Premier Village Danang Resort…

Ngày 2/2/2016, tuyến cáp treo nối thung lũng Mường Hoa với “nóc nhà Đông Dương” – Fansipan đi vào hoạt động.

Năm 2017 - 2022 Sun Group xây dựng những công trình hạ tầng như cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn…

Ngày 21/3/2022, Sun Group chính thức ra mắt hợp phần đầu tiên thuộc Siêu Tổ hợp Giải trí – Nghỉ dưỡng – Đầu tư Hon Thom Paradise Island trên đảo Hòn Thơm (Phú Quốc) với tên gọi Sun Iconic Hub.

Các sản phẩm shophouse tại Phân khu The Santo Port có giá bán trên thị trường từ 32 - 90 tỷ đồng.