Siết tín dụng bất động sản như thế nào cho đúng?

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã khiến nguồn tiền đổ vào bất động sản gia tăng đột biến, tuy nhiên phần lớn chỉ mang tính ngắn hạn. Không những thế, nhiều nhà đầu cơ còn thực hiện nhiều "chiêu trò" để đẩy giá gây lũng đoạn và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản bền vững.

Đến đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...

Theo lãnh đạo một công ty bất động sản thì Do đó, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần có sự đánh giá, sàng lọc từng đối tượng, mức độ rủi ro để cho vay, không nên đánh đồng các khoản vay.
Theo lãnh đạo một công ty bất động sản thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nên đánh giá, sàng lọc từng đối tượng, mức độ rủi ro để cho vay, không nên đánh đồng các khoản vay.

Ở một động thái liên quan, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cũng đã có văn bản yêu cầu hạn chế tín dụng cho đầu cơ bất động sản, bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng... trên địa bàn thành phố.

Ngay sau đó, Techcombank tạm dừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và vay thứ cấp mua bất động sản (gồm chưa hoặc đã có giấy chứng nhận) kể từ ngày 25/3.

Sacombank đã yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay cán bộ nhân viên và người thân mua, xây, sửa bất động sản để ở. Thời gian áp dụng sẽ đến hết tháng 6.

Điều này đã khiến những người có nhu cầu mua nhà để ở lâm vào thế khó và đẩy lãi suất cho vay mua bất động sản tại những ngân hàng còn "room" đã nhích 0,5 - 1%/năm, lên mức 8%/năm trong 12 tháng đầu ưu đãi, sau đó tăng lên mức 11%/năm.

Trao đổi với báo chí, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng việc siết tín dụng bất động sản là hợp lý bởi trong thời gian qua, bất động sản có sự tăng giá đáng kể mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng siết nguồn vốn bất động sản nên siết vào các doanh nghiệp có đầu tư xây dựng tràn lan, nguồn lực tài chính không đảm bảo và khả năng vay nợ, trả nợ khó khăn.

Không doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4

Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VMBA), trong tháng 4/2022 không có doanh nghiệp BĐS nào phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4. Cụ thể, không có đợt phát hành trái phiếu ra công chúng nào và có 23 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 16,472 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, CTCP Đầu tư Smart Dragon đã phát hành 19 triệu trái phiếu tương ứng với 1.900 tỷ đồng vào ngày 20/1, ngày đáo hạn là 20/1/2024 với trái phiếu sẽ được bảo đảm bởi các tài sản của công ty phát sinh từ các hợp đồng liên quan đến việc nhận chuyển nhượng một phần tài sản thuộc dự án The Spirit of Saigon; các tài sản liên quan đến một phần của dự án Spirit of Saigon và các tài sản bổ sung/thay thế khác thuộc sở hữu của Smart Dragon.  Cùng với Smart Dragon, Công ty Phát triển Bất động sản Nhật Quang trong ngày 20/1 cũng cho biết đã huy động thành công 2.150 tỷ đồng trái phiếu với tài sản thế chấp cũng là dự án Spirit of Saigon.
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, CTCP Đầu tư Smart Dragon đã phát hành 19 triệu trái phiếu tương ứng với 1.900 tỷ đồng vào ngày 20/1, ngày đáo hạn là 20/1/2024 với trái phiếu sẽ được bảo đảm bởi các tài sản của công ty phát sinh từ các hợp đồng liên quan đến việc nhận chuyển nhượng một phần tài sản thuộc dự án The Spirit of Saigon; các tài sản liên quan đến một phần của dự án Spirit of Saigon và các tài sản bổ sung/thay thế khác thuộc sở hữu của Smart Dragon. Cũng trong ngày 20/1, Công ty Phát triển Bất động sản Nhật Quang cho biết đã huy động thành công 2.150 tỷ đồng trái phiếu với tài sản thế chấp cũng là dự án Spirit of Saigon.

Phần lớn doanh nghiệp phát hành trong tháng 4 đến từ các ngân hàng thương mại với 14,940 tỷ đồng, chiếm 90.7% tổng giá trị phát hành. Trong nhóm này, Ngân hàng TMCP Quân Đội phát hành nhiều nhất với 4,600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đứng sau ở mức 2,500 tỷ đồng, trái phiếu cũng đều có kỳ hạn 3 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc các nhóm năng lượng, vận tải, sản xuất và tài chính cũng phát hành trái phiếu riêng lẻ trong tháng nhưng khối lượng chiếm chưa tới 10% tổng giá trị phát hành.

Trước đó, trong 3 tháng đầu năm 2022 đã diễn ra nhiều các thương vụ phát hành trái phiếu BĐS lớn. Đáng chú ý là các thương vụ gây chú ý dư luận như: Công ty CP phát triển BĐS Nhật Quang phát hành trái phiếu huy động 2.150 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư Smart Dragon phát hành trái phiếu huy động 1.900 tỷ đồng, Tập đoàn Hà Đô phát hành trái phiếu huy động 210 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư Hội An phát hành trái phiếu huy động 516 tỷ đồng, Công ty CP phát triển BĐS Phát Đạt phát hành trái phiếu huy động 400 tỷ đồng...

TP HCM: Người dân tại chung cư Moscow Tower đi thang máy như chơi trò "mạo hiểm"

Theo phản ánh của người dân sinh sống tại chung cư Moscow Tower thì hệ thống thang máy và phòng cháy chữa cháy của chung cư này không an toàn. Trong khi đó, chủ đầu tư vẫn đang chiếm giữ tiền phí bảo trì khiến cho việc sửa chữa các hạng mục hư hỏng gặp khó khăn.

Mới đây, ngày 3/3/2022, đoàn kiểm tra của Công an Q.12 tiếp tục kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCC tại chung cư. Đến lúc này, Công ty TNHH Minh Nguyên Long vẫn chưa bàn giao đầy đủ hồ sơ pháp lý về công tác PCCC cho ban quản trị.
Ngày 3/3/2022, đoàn kiểm tra của Công an Quận 12 đã tiếp tục kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCC tại chung cư Moscow Tower. Tuy nhiên, Công ty TNHH Minh Nguyên Long vẫn chưa bàn giao đầy đủ hồ sơ pháp lý về công tác PCCC cho ban quản trị.
Chung cư Moscow Tower nằm trên đường Tân Thới Nhất, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP HCM, do Công ty TNHH Minh Nguyên Long làm chủ đầu.

Người dân cũng cho biết, đi thang máy của chung cư Moscow Tower như chơi trò cảm giác mạnh. Sàn và khung cabin của thang máy thường xuyên bị rung lắc. Cửa thang ở một số tầng khi đóng hoặc mở phát tra tiếng kêu, thậm chí bị kẹt.

Qua kiểm tra, đơn vị cung cấp thang máy kết luận 3 thang máy tại block A1 và 3 thang máy ở block A2 có nhiều lỗi. Những thang máy này không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo như khuyến cáo của nhà sản xuất. “Toàn bộ hệ thống thang máy không đủ điều kiện an toàn để vận hành. Nên tạm dừng hoạt động thang tải tại block A2”, đơn vị cung cấp thang máy kết luận.

Nguy hiểm hơn nữa, hệ thống phòng cháy chữa cháy của chung cư không được kiểm tra và sửa chữa. Thực tế đã xảy ra cháy nhưng hệ thống báo cháy không hoạt động. Ban quản trị đã có kiến nghị đến cơ quan chức năng của địa phương đề nghị giải quyết.

Đơn cử như vụ cháy xảy ra tại block A1 chung cư Moscow Tower vào ngày 31/1/2021. Theo phản ánh của đại diện ban quản trị chung cư, khi vụ cháy xảy ra thì chuông báo cháy không kêu, cư dân phải liên hệ với nhau bằng điện thoại để tìm hướng thoát nạn.

Cư dân bấm vào các nút báo cháy thì không thấy hoạt động. Không có hệ thống loa thông báo cháy cũng như hướng dẫn cư dân thoát nạn. Một số thiết bị PCCC được sử dụng trong vụ cháy nhưng vẫn không được bổ sung vào vị trí cũ.

Bình Dương: Dự án Tân Uyên Central Point giá từ 1,5 tỷ đồng

Dự án đất nền Tân Uyên Central Point có vị trí tại phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và nằm liền kề ngã ba Hội Nghĩa, thuận tiện di chuyển trong vùng và kết nối đến TP Hồ Chí Minh.

Tân Uyên Central Point sở hữu những tiên ích nội khu như hệ thống trường mầm non, khu vui chơi giải trí, khu thể dục thể thao và công viên cây xanh. Từ dự án chỉ cách phường Hội Nghĩa 1 km, cách chợ Quang Vinh III 3 km, cách KCN Nam Tân Uyên mở rộng 4,2 km, cách KCN VSIP mở rộng 6,8 km, cách KCN Nam Tân Uyên 8,8 km và cách trung tâm thành phố mới Bình Dương 15 km.
Tân Uyên Central Point sở hữu nhiều tiện ích nội khu như hệ thống trường mầm non, khu vui chơi giải trí, khu thể dục thể thao và công viên cây xanh. Từ dự án chỉ cách phường Hội Nghĩa 1 km, cách chợ Quang Vinh III 3 km, cách KCN Nam Tân Uyên mở rộng 4,2 km, cách KCN VSIP mở rộng 6,8 km, cách KCN Nam Tân Uyên 8,8 km và cách trung tâm thành phố mới Bình Dương 15 km.

Tân Uyên Central Point có tổng diện tích 40.937,8 m2 với 225 lô đất nền nhà phố liền kề với diện tích dao động từ 70 – 170 m2. Đường nội khu rộng từ 13 – 15 m với hạ tầng được thiết kế xây dựng hoàn chỉnh.

Trên thị trường, đất nền nhà phố liền kề Tân Uyên Central Point đang có mức giá từ 1,5 tỷ đồng.

Được biết, chủ đầu tư dự án Tân Uyên Central Point là Công ty TNHH Thương mại Bất động sản Dương Tiến Phát, đơn vị phát triển của dự án là Tập đoàn Kavi.

Công ty TNHH Thương mại Bất động sản Dương Tiến Phát được thành lập ngày 08/05/2018, đặt trụ sở tại số 19 đường Nguyễn Thị Chạy, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: tư vấn môi giới bất động sản và kinh doanh bất động sản.

Ngày 05/05/2022, đơn vị phát triển của của dự án Tân Uyên Central Point là Tập đoàn Kavi đã tổ chức lễ ra quân dự án Tân Uyên Central Point, diễn ra tại trung tâm White Place, TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội: Imperia River View giá dự đoán từ 30 triệu đồng/m2

Dự án chung cư Imperia River View nằm ngay gần chân cầu Đông Trù thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Imperia River View là dự án nằm trong khu đô thị Khai Sơn City diện tích 180 ha gồm 6 tòa tháp cao tầng với hơn 2.000 căn hộ chung cư, diện tích từ 60 m2 - 120 m2.

Imperia River View, cư dân sẽ được thừa hưởng những tiện ích nội khu đa dạng như hệ thống bể bơi ngoài trời, bể bơi bốn mùa, sân thể thao ngoài trời, cafe ngoài trời, vườn thượng uyển ngắm cảnh, vườn nướng BBQ, khu trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí.
Dự án Imperia River View được quảng cáo với nhiều tiện ích nội khu đa dạng như hệ thống bể bơi ngoài trời, bể bơi bốn mùa, sân thể thao ngoài trời, cafe ngoài trời, vườn thượng uyển ngắm cảnh, vườn nướng BBQ, khu trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí.

Được biết, chủ đầu tư dự án Imperia River View Hà Nội là Công ty Cổ phần Tập đoàn Mik Group Việt Nam. Dự án Imperia Riverview là dự án thứ 3 được tập đoàn MIK Group cho triển khai xây dựng tại Hà Nội, nối tiếp theo 2 dự án Imperia Garden tại 203 Nguyễn Huy Tưởng và dự án Imperia Sky Garden tại 423 Minh Khai.

Hiện tại, dự án Imperia River View Hà Nội chưa chính thức được mở bán nhưng theo website imperiariverview-khaison.com thì giá căn hộ tại Imperia River View Hà Nội dự đoán từ 30 triệu đồng/m2.

Bản tin bất động sản 10/5: Imperia River View giá dự đoán từ 30 triệu đồng/m2
Giá dự đoán căn hộ tại Imperia River View Hà Nội vào khoảng 30 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, theo báo Tiền Phong thì dự án Imperia Garden số 203 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) từng thông tin cư dân của tại dự án Imperia Garden số 203 Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện bất bình trước việc “treo đầu dê bán thịt chó” của chủ đầu tư khi không hiện đúng như những cam kết về chất lượng dịch vụ; tiện ích hoàn toàn trái ngược với những gì được quảng cáo ban đầu.

Cụ thể, theo cam kết của hợp đồng, chủ đầu tư phải có nghĩa vụ cung cấp và lắp đặt các chuông hình (chuông có gắn camera lắp trước mỗi căn hộ để quan sát) để bảo vệ an ninh cho từng căn hộ. Nhưng thực tế, chủ đầu tư tự ý thay đổi bằng lỗ khoan cửa ra vào.

Bên cạnh đó, theo báo Công lý đưa tin thì ông Đỗ Duy Đông chủ nhân căn hộ D0214 tại chung cư Imperia Garden 203 Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh tới báo chí tình trạng Ban quản lý tự ý cắt nước sinh hoạt gia đình ông mấy tháng nay làm cuộc sống gia đình bị đảo lộn.

Trong biên bản sự việc ngày 08/7/2019 thành phần gồm một số thành viên trong Ban quản lý, cư dân căn hộ D0201. Ông Thái Bá Đức, Giám đốc Ban quản lý đã tự ghi thêm phần ghi chú: “Hạn chế dịch vụ bơm nước lên căn hộ” vào bản photo sau khi cuộc họp đã kết thúc.

Anh Đỗ Duy Đông nói: “Biên bản ghi thêm là hạn chế dịch vụ bơm nước nhưng thực tế là họ cắt nước của gia đình tôi. Ban quản lý đối xử với tôi không công bằng vì hiện tại 60 căn hộ cùng tính chất như căn hộ của tôi cũng làm vách ngăn, thậm chí là vách ngăn kiên cố nhưng tại sao duy nhất mỗi nhà tôi bị cắt nước?”

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Hồng Anh, Giám đốc Ban quản lý khu Chung cư Imperia Garden nói: “Ở đây có rất nhiều kiểu Lô gia như thế, không rõ ràng chung hay riêng. Phần khoảng sân đó không thể hiện vào diện tích sở hữu riêng và cũng chỉ là một cách bán hàng của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nói về câu chữ thì không phải sở hữu riêng”.

Trước đó, vào năm 2018, đúng mùng 10 Tết Âm lịch, hơn 10 hộ dân chung cư Imperia Garden cũng đã bị ban quản lý tòa nhà này cắt toàn bộ nước sinh hoạt do phản đối về mức phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ cũng như một số nội dung trong tính diện tích căn hộ. Ngay sau đó, các hộ dân nói trên đã mang xô, chậu xuống sảnh tòa nhà để giặt giũ, gội đầu... nhằm phản đối hành động trên.

Imperia Sky Garden 423 Minh Khai từng "tẩu tán" hàng trăm bộ hài cốt khi thi công công trình: Công an huyện Thái Thụy (Thái Bình) cho biết ngày 21/9/2016, đã phát hiện một số đối tượng lạ mặt đưa 118 tiểu sành có chứa hài cốt người về chôn cất tại nghĩa trang thôn Linh Thanh, xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy. Gần nhất là ngày 12-10, lực lượng chức năng tiếp tục bắt quả tang hai xe tải chở 115 tiểu sành có chứa hài cốt đến xã Thái Học, huyện Thái Thụy để chôn.

Công an Thái Thụy (Thái Bình) khẳng định hành vi vận chuyển và chôn cất số hài cốt này đều được các đối tượng thực hiện lén lút, trái quy định và không thông báo với chính quyền địa phương.

Quá trình điều tra, lực lượng chức năng xác định toàn bộ số tiểu sành có hài cốt người được phát hiện trong quá trình khảo sát công trình xây dựng Trung tâm hỗn hợp thương mại và nhà ở tại số 423 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy (Hà Nội), do Công ty CP Dệt Minh Khai chủ đầu tư phối hợp với Công ty Phát triển bất động sản M.I.K Việt Nam (M.I.K Land) phát triển dự án.

Đáng chú ý, liên quan đến việc dưới đất dự án liệu còn có hài cốt hay không thì ông Trần Nam Sơn - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy (Q.Hai Bà Trưng, HN) cho biết “không xác định chính xác được”. Hiện phường đã yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục khảo sát, dò tìm trên toàn bộ dự án, nếu tiếp tục phát hiện phải tiến hành di dời theo quy định. Tuy nhiên, đến gày 11/11/2016, dự án Imperia Sky Garden, vẫn được thi công.