Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD
Thị trườngTháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền lên tới hơn 280 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tuấn, chủ đại lý phân bón Tuấn Cường (trú tại thôn Ngô Sơn, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) do có hành vi buôn bán hàng giả.
Cụ thể, tổng số tiền phạt và tiền bất hợp pháp mà hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tuấn chủ đại lý phân bón Tuấn Cường phải nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 280 triệu đồng.
Trong đó, phạt tiền 120 triệu đồng áp dụng cho hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá 45,9 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Đồng thời, áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật và buộc tiêu hủy 2.700 kg (54 bao, loại 50kg/bao) phân bón; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 4 tháng 15 ngày; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 161,5 triệu đồng.
Trước đó, ngày 21/4/2022, Đội Quản lý thị trường số 2 (Đội Cơ động) thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Phòng PC03-Công an tỉnh kiểm tra Đại lý phân bón Tuấn Cường do ông Nguyễn Văn Tuấn làm chủ. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu phân bón NPK bổ sung trung lượng NPK Đầu Ngựa 17-9-19+9S là sản phẩm của Công ty cổ phần Đầu tư Hưng Phú Thịnh (lô C6, đường số 5, Khu Công nghiệp Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi) có cùng ngày sản xuất 13-3-2022; cùng hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất để thử nghiệm chất lượng.
Sau khi có kết quả thử nghiệm, so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, chỉ tiêu P2O5hh chỉ đạt 67,16% nhỏ hơn 70% mức tối thiểu quy định so với chỉ tiêu đã công bố áp dụng trên bao bì sản phẩm, là phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng, theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26-8-2020 của Chính phủ.
Xét thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự, Đội Quản lý thị trường số 2 đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh để tiếp tục điều tra. Sau đó, ngày 27/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra có quyết định không khởi tố vụ án hình sự và chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu cho Đội Quản lý thị trường số 2 để xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Được biết, trong thời gian qua, lực lượng QLTT trên cả nước cũng tăng cường xử lý các trường hợp kinh doanh phân bón giả.
Cụ thể, thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, ngày 07/7/2022 Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây tiến hành kiểm tra đối với 01 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện cơ sở đang kinh doanh phân bón có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc, không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời, Đoàn kiểm tra có lấy 02 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, cả 02 mẫu này đều là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa vi phạm gần 70 triệu đồng.
Do hành vi buôn bán phân bón giả có dấu hiệu tội phạm nên sau khi lập biên bản vi phạm, ngày 05/8/2022 Đội QLTT số 4 chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an huyện Gò Công Tây để điều tra, xử lý.
Đến ngày 28/9/2022, Công an huyện Gò Công Tây đã chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho Đội QLTT số 4 để xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trình và ngày 26/10/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh về 03 hành vi vi phạm nêu trên với tổng số tiền gần 180 triệu đồng. Đến nay, cá nhân này đã nộp tiền phạt theo quy định.
Trước đó, vào ngày 6/10/2022, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh cở sở N.H tại địa chỉ quốc lộ 80, khu phố Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, do ông Đ.B.N làm đại diện.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu sản phẩm NPK 20-20-15 phân bón V.T do Công ty TNHHTMXNKPB V.T sản xuất, để gửi phân tích các chỉ tiêu về chất lượng theo quy định. Lô hàng 2.000 kg, sản xuất tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, NSX 01/8/2022, HSD 02 năm.
Kết quả thử nghiệm, tất cả các chỉ tiêu đăng ký đều không đạt chất lượng, đạt dưới 70% so với quy chuẩn đăng ký theo Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, xác định lô phân bón trên là hàng giả theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 và khoản 8 Điều 2 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ.
Sau khi xác định được các vi phạm của hộ kinh doanh, vào ngày 26/10/2022, Đội QLTT số 3 tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh cơ sở N.H về hành vi: “Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng”, trị giá hàng hóa vi phạm tại thời điểm kiểm tra tương đương với hàng thật là 27.200.000 đồng, theo giá niêm yết tại cơ sở.
Do hành vi vi phạm hành chính vượt thẩm quyền xử lý của Đội trưởng, Đội QLTT số 3 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang để xử lý theo quy định pháp luật.
Được biết, từ đầu năm đến nay, giá phân bón luôn giữ ở mức cao. Điều này đã khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh nảy sinh ý định buôn bán bất chính để kiếm lời trên các sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón VN, chỉ tính riêng ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hại 2,5 tỉ USD vì nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đứng trước lợi nhuận lớn, các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tràn lan, cùng với hàng trăm đại lý phân phối tiếp tay cho phân bón giả đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người nông dân. Mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón và hơn 100.000 tấn thuốc BVTV các loại, với gần 21.000 sản phẩm phân bón; 400 hoạt chất đơn, hàng nghìn hoạt chất hỗn hợp và khoảng 4.000 tên thương phẩm thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Điều này khiến người tiêu dùng rất khó lựa chọn, không hiểu tác dụng cũng như phân biệt hàng thật và hàng giả, kém chất lượng.
Các chuyên gia nông nghiệp nhận xét, chỉ khi sử dụng phân bón sau vài tháng, đánh giá hiệu quả sử dụng, người nông dân mới có thể biết hàng giả, hàng thật. Nếu dùng phải phân bón giả, hàm lượng dinh dưỡng không đạt tiêu chuẩn thì năng suất rất thấp, vừa gây hại đất, ảnh hưởng môi trường, nguồn nước, người nông dân vừa thua lỗ nặng. Với những hộ trồng cây ăn trái, thì thiệt hại về đất, cây trồng có thể sau vài năm mới phát hiện và phục hồi được.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Kết phiên, hợp đồng dầu Brent thêm 5 xu, tương đương 0,07% lên 67,73 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 32 xu, tương đương 0,49% lên 65,24 USD/thùng.
Từ 15h chiều nay (26/6), giá mỗi lít xăng RON 95-III tăng 263 đồng, lên 21.507 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng 280 đồng, lên 20.911 đồng/lít.
Theo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo, hôm nay (26/6) giá xăng có thể tăng 330 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 520 đồng/lít, dầu hỏa tăng 460 đồng/lít.
Tại Đắk Lắk, vùng trồng cà-phê lớn nhất Việt Nam, thời tiết đang có những biến động đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cà-phê.
Theo ghi nhận từ MXV, phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà lao dốc mạnh trên thị trường năng lượng, khi cả 5 mặt hàng chủ chốt trong nhóm đều giảm sâu trước bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông gần như đã được xóa bỏ.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 96.000 đồng/kg.
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư mới của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực, quy định mức giảm giá tối đa trong các chương trình khuyến mại là 50% so với giá bán trước thời điểm áp dụng.
Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng chứng kiến lực mua mạnh mẽ trên cả 5 mặt hàng trong nhóm trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Israel và Iran bao trùm thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Việt Nam, giá cà phê trong nước hôm nay 23/6 giao dịch trong khoảng 95.500 - 96.000 đồng/kg.
Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả chính thức về mức thuế chống bán phá giá (CBPG) trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, từ ngày 01/8/2022 tới ngày 31/7/2023.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent đã leo lên mốc 78,9 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 2,8%.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê hôm nay 20/6/2025 trong khoảng 103.000 - 103.500 đồng/kg.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý.
Từ 15 giờ hôm nay 19/6, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng khá mạnh, trong đó loại xăng có giá tăng cao nhất 1.277 đồng/lít.
Căn cứ sổ bộ theo dõi của cơ quan thuế, số hộ kinh doanh ngừng nghỉ trong 2 tháng 5 và 6 là 2.961 hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử chỉ là 263 hộ (chiếm tỷ lệ 8,8%/số hộ ngừng nghỉ).
Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?