Từ 13-17/12/2021, tại Bộ Ngoại giao - Số 2 Lê Quang Đạo; Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 sẽ được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Bên lề Hội nghị, khu trưng bày một số sản phẩm dịch vụ Thương hiệu Quốc gia tiêu biểu đã chính thức khai mạc ngày 13/12. Tập đoàn BRG tham gia trưng bày với 3 thương hiệu BRG Golf; Hapro và Gốm Chu Đậu, giới thiệu đa dạng các sản phẩm và dịch vụ trong hệ sinh thái của Tập đoàn BRG tới cho các khách tham dự hội nghị.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện 3 thương hiệu BRG Golf; Hapro và Gốm Chu Đậu tại Hội nghị Ngoại vụ Toàn quốc lần thứ 20
Hơn 20 năm qua, BRG Golf của Tập đoàn BRG là đơn vị tiên phong trong việc phát triển môn thể thao golf đồng thời đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp phát triển và nâng tầm du lịch golf cao cấp tại Việt Nam.
BRG Golf hiện đang vận hành hệ thống nhiều sân gôn đẳng cấp thế giới như BRG Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), BRG Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội), BRG Ruby Tree Golf Resort (Đồ Sơn, Hải Phòng) và BRG Đà Nẵng Golf Resort (Đà Nẵng) cùng hệ thống trung tâm golf BRG Golf Center hiện đại và Học viện golf độc quyền Nicklaus Academy tại Việt Nam.
BRG Golf hiện còn là đối tác độc quyền của Nicklaus Design, công ty thiết kế sân gôn số 1 thế giới của huyền thoại golf thế giới Jack Nicklaus, tại Việt Nam để cùng tham gia phát triển những dự án sân golf luôn nằm trong danh sách “phải tới trải nghiệm” của mọi golf thủ trong và ngoài nước.
BRG Golf là đơn vị tiên phong trong việc phát triển môn thể thao golf tại Việt Nam
Cùng góp mặt tại Hội nghị còn có Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) – đơn vị xuất nhập khẩu chủ lực thuộc Tập đoàn BRG. Với 6 lần liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia, Hapro đã nỗ lực bền bỉ trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam như hàng nông sản thực phẩm gồm gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê; hàng gia vị; thực phẩm chế biến … nhằm tiếp cận không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hàng trăm triệu USD.
Bên cạnh những thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu, thời gian qua, chuỗi của hàng mang thương hiệu Haprofood/BRGMart đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Nhân dịp này, Hapro sẽ dành nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn cho khách hàng thăm quan, mua sắm gian hàng.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao nỗ lực của Hapro trong việc đưa thương hiệu nông sản Việt ra thị trường gần 80 nước và vùng lãnh thổ nhiều năm qua
Một sản phẩm đặc biệt trong hệ sinh thái Tập đoàn BRG trưng bày tại Hội nghị là sản phẩm Gốm Chu Đậu - dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam với gần 600 năm lịch sử và nhiều cổ vật đang được trưng bày tại 46 viện bảo tàng nổi tiếng ở 32 quốc gia.
Khát khao được viết tiếp trang sử đầy tự hào, Tập đoàn BRG đã gìn giữ, phát triển gốm Chu Đậu với tất cả tâm huyết, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo khách hàng cả trong nước và quốc tế.
Sản phẩm Gốm Chu Đậu tự hào được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng 9 chữ vàng “Gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt Nam” và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng 10 chữ vàng “Gốm Chu Đậu – Bản sắc Việt, tỏa sáng năm Châu”.
Hiện Gốm Chu Đậu đang được sử dụng làm quà tặng cấp quốc gia trong các sự kiện đối ngoại lớn của đất nước. Thời gian tới, Gốm Chu Đậu được Tập đoàn BRG định hướng tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung xuất khẩu nhằm góp phần quảng bá văn hóa Việt tới bạn bè năm châu.
Tổng Giám đốc Công ty CP Gốm Chu Đậu Nguyễn Hữu Thức giới thiệu về lịch sử dòng Gốm tới Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn BRG là một trong những tập đoàn kinh tế, dịch vụ tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam với gần 22 nghìn người lao động chính thức và hiện đang cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao mang tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2020, Tập đoàn BRG và các thương hiệu, công ty thành viên đã tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, khẳng định uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm dịch vụ tới mọi đối tượng khách hàng.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.
"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.
Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?