Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế, chính sách, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.
Bộ Công an đề xuất hợp nhất hai luật về an ninh mạng và an toàn thông tin mạng
Sau 28 năm chính thức kết nối
Internet, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn
thông, Internet đã tạo ra thời cơ mới để Việt Nam nhanh
chóng đón bắt, tranh thủ các thành tựu khoa học công nghệ đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam đã và đang xây dựng và triển
khai hiệu quả nhiều Chương trình, Kế hoạch quốc gia về phát triển, ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số, nổi bật là Chương trình quốc gia về Công
nghệ thông tin; Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm
2020.
Chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy ứng dụng công
nghệ thông tin phát triển kinh tế số - xã hội số, bảo đảm an ninh mạng được
hoàn thiện. Trong đó, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị cũng đã ban
hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột
phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cho thấy một tư duy, tầm
nhìn mới, định hướng đưa đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới.
Hội thảo "An ninh mạng trong giai đoạn mới - Hợp lực bảo vệ không gian số". (Ảnh: NCA)
Tại hội thảo có chủ đề "An
ninh mạng trong giai đoạn mới - Hợp lực bảo vệ không gian số" do Hiệp hội
An ninh mạng quốc gia tổ chức mới đây, ông Nguyễn Bá Sơn, Phó cục trưởng
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công
an) cho biết: Bên cạnh những mặt tích cực, không gian mạng còn đặt ra những nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: “An ninh mạng ngày càng
tác động mạnh, nhiều mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững
của thế giới, khu vực và đất nước ta”.
Hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng của các nhóm tin tặc, lộ mất thông
tin, dữ liệu cá nhân diễn ra ngày càng nguy hiểm. Các thế lực thù địch triệt để
lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống phá Đảng, Nhà
nước trên không gian mạng. Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra ngày càng phức
tạp, với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Trước thực tiễn yêu cầu
công tác đặt ra đối với công tác bảo đảm an ninh thông tin
trên không gian mạng, nhằm thống nhất, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin mạng.
Cập nhật thông tin về công tác quản
lý nhà nước lĩnh vực an ninh mạng, sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước về an toàn thông tin mạng từ Bộ TT&TT (nay là Bộ KH&CN),
ông Nguyễn Bá Sơn cho biết Cục A05 đã khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các đơn
vị chức năng của Bộ TT&TT để tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước về an toàn thông tin mạng và các thủ tục hành chính, dịch vụ công.
Cụ thể, Cục A05 đã tiến hành rà
soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh mạng và an
toàn thông tin để đề xuất sửa đổi, hợp nhất, tạo hành lang thông thoáng, không
gian phát triển cho các tổ chức, doanh nghiệp theo đúng tinh thần nghị quyết 57
của Bộ Chính trị.
Đáng chú ý, Bộ Công an đã đề xuất hợp
nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về an ninh mạng trên cơ sở hợp nhất Luật An
ninh mạng 2018 và Luật An toàn thông tin mạng 2015 thành Luật An ninh mạng năm
2025, dự kiến trình tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2025.
Góp phần xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu chống tội phạm mạng
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục
trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công
an (A05), Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cho biết: Năm
2025 mở ra bối cảnh mới với những cơ hội và thách thức đan xen, đặc biệt khi Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là kim chỉ nam cho
hoạt động của toàn hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của Hiệp
hội An ninh mạng quốc gia.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05). (Ảnh: NCA)
Đáng chú ý, trong năm
2025, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phối hợp tổ chức Lễ ký Công ước Liên Hợp
Quốc về Tội phạm mạng. Trung tướng Nguyễn Minh Chính khẳng định đây là cơ hội lịch sử để thể hiện
vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu chống
tội phạm mạng. Hiệp hội cần chuẩn bị nguồn lực đầy đủ, phối hợp chặt chẽ với
các Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan để tổ chức sự kiện một
cách bài bản, hiệu quả.
Một số trọng tâm hoạt động khác
trong năm 2025 của Hiệp hội bao gồm: chủ động tham gia vào quá trình triển khai
Nghị quyết 57, đặc biệt là trong công tác tham mưu, tư vấn công nghệ và phản biện
chính sách pháp luật về an ninh mạng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục A05
và các cơ quan chức năng trong ứng phó với tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Bên
cạnh đó, Hiệp hội cần có các chương
trình, hoạt động cụ thể để triển khai hiệu quả nhiệm vụ "Bình dân học vụ số"
theo chỉ đạo của Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ
năng số cơ bản cho người dân - đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa
- góp phần thu hẹp khoảng cách số và đảm bảo an toàn trên không gian mạng.
Cuộc đua phát triển tác nhân AI đang bước vào giai đoạn bùng nổ, khi các tập đoàn công nghệ trong nước và quốc tế không ngừng giới thiệu nền tảng mới, tích hợp AI tạo sinh, thị giác máy tính và trí tuệ đệ quy. Tác nhân AI được kỳ vọng trở thành hạ tầng cốt lõi cho tự động hóa tương lai.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Ngày 9/4, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.
Cục Quản lý Dược yêu cầu ngừng ngay việc lưu hành lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin vi phạm chất lượng, các cơ sở phải thu hồi và trả lại sản phẩm cho đơn vị cung ứng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang “chờ cuộc gọi” từ phía Trung Quốc trước khi mức thuế quan hơn 100% được áp dụng. Đây là một tín hiệu cho thấy Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đàm phán vào phút chót với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Asia Life (đơn vị sản xuất sản phẩm kẹo Kera) tổng số tiền hơn 224 triệu đồng.
Tối 7/4, ngay sau khi chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành về phát triển thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2025 đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quá trình triển khai Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 giai đoạn 2014–2024 đã nêu rõ trách nhiệm trực tiếp của nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng hai nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Viết Tiến trong việc để xảy ra các vi phạm này.
Thủ tướng cho biết, ngay trong đêm nay, 5/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ lên đường công tác tại Hoa Kỳ, vì vậy, cuộc họp cần chuẩn bị danh sách các mặt hàng cần đàm phán để đưa thuế suất về 0%.
Hannover Messe là một trong những hội chợ công nghiệp và công nghệ lớn nhất toàn cầu vừa diễn ra tại bang Niedersachsen (Đức).Chủ đề trung tâm của triển lãm năm nay là trí tuệ nhân tạo trong công nghiệp (Industrial AI), nhấn mạnh vai trò then chốt của AI trong việc định hình tương lai sản xuất.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?