Ngân hàng Nhà nước vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 (Nghị định 01) của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam.
Dự thảo bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 như sau: Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định trên phù hợp với điểm đ khoản 1 Điều 151e Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định quyền của bên nhận chuyển giao “được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Ngoài ra, quy định này cũng sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng nhận chuyển giao tăng cường được năng lực tài chính (khi thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài, tăng vốn chủ sở hữu), nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công nghệ.., tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho tổ chức tín dụng được chuyển giao, góp phần thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội.
Hiện 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) trong diện kiểm soát đặc biệt và 3 ngân hàng (được nhà nước mua lại với giá 0 đồng và giao cho các ngân hàng lớn điều hành) là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Còn với Ngân hàng Sài Gòn (SCB), từ giữa tháng 10/2022, NHNN đưa đơn vị này vào diện kiểm soát đặc biệt. Việc này để ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng Xăng dầu (PGBank) cũng thuôc diện tái cơ cấu theo hướng chuyển giao phần vốn hay sáp nhập do cổ đông lớn và sáng lập là Tổng Công ty Xăng dầu – Petrolimex không tiếp tục được đầu tư nắm giữ ngân hàng theo quy định.
Việc xử lý các hàng yếu kém đã có bước tiến lớn. Sau khi OceanBank được MB và CBBank được Vietcombank đón nhận để thực hiện tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo thì với DongABank được HDBank nhận nhiệm vụ hỗ trợ. VPBank nhận nhiệm vụ hỗ trợ GPBank.
Điểm chung của tất cả thương vụ ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém lần này là hình thức M&A khác hoàn toàn so với giai đoạn trước. Đó là sự kết hợp không theo hình thức “hôn nhân” giữa hai tổ chức tín dụng, mà là theo mô hình “mẹ bồng con”, nghĩa là các bên tách ra để tập trung giải quyết khoản lỗ và độc lập tài chính rồi mới tính đến chuyện sáp nhập.
Theo đó, các ngân hàng yếu kém được các ngân hàng lớn nhận về theo mô hình công ty con (mô hình mẹ - con). Ngân hàng yếu được nhận chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH một thành viên do ngân hàng nhận chuyển giao là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Với các ngân hàng “con” được nhận chuyển giao bắt buộc, theo như các kế hoạch được cổ đông và các ngân hàng bàn thảo, tổ chức tín dụng mà các ngân hàng mong muốn nhận chuyển giao sẽ được hoạt động độc lập, không bị “cõng nợ” ngay vào báo cáo tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, cách tính các chỉ số an toàn vốn, chính sách về cổ tức, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ… cũng độc lập giữa ngân hàng con và ngân hàng mẹ.
Theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 nhận chuyển giao tại phương án chuyển giao bắt buộc có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%.
4 ngân hàng yếu kém sẽ phải bắt buộc chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP
Hiện 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) trong diện kiểm soát đặc biệt và 3 ngân hàng (được nhà nước mua lại với giá 0 đồng và giao cho các ngân hàng lớn điều hành) là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Ngân hàng Sài Gòn (SCB), từ giữa tháng 10/2022, NHNN đưa đơn vị này vào diện kiểm soát đặc biệt. Việc này để ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Ngân hàng Xăng dầu (PGBank) cũng thuôc diện tái cơ cấu theo hướng chuyển giao phần vốn hay sáp nhập do cổ đông lớn và sáng lập là Tổng Công ty Xăng dầu – Petrolimex không tiếp tục được đầu tư nắm giữ ngân hàng theo quy định.
Về tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận chuyển giao, điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận chuyển giao bắt buộc vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc.
Như vậy, sẽ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần (chiếm 3,13% tổng số ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam; 6,59% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam; chiếm 5,26% thị phần huy động và 5,49% thị phần cho vay đối với thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm 30/6/2022).
Qua số liệu nêu trên, việc chấp thuận cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhận chuyển giao tăng vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ và không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng không quá lớn đối với toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Cũng theo NHNN, hiện nay chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các TCTD yếu kém và TCTD nhận chuyển giao chưa nên mở rộng ra tất cả các TCTD.
Theo kế hoạch sẽ có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) được chuyển giao bắt buộc. Điều đó có nghĩa trong trường hợp cần thiết Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định ít nhất là 4 NHTM có tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM vượt 30% vốn điều lệ (là TCTD yếu kém).
Với việc điều chỉnh nêu trên, có thể có 2 NHTM cổ phần nhận chuyển giao được điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, sẽ có ít nhất là 6 NHTM có thể tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ chiếm tương đương 17,14% số NHTM.
Việt Nam hiện có 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều đó cho thấy Việt Nam đã và đang mở cửa lĩnh vực tiền tệ ngân hàng sâu rộng và có sự hiện diện thương mại tương đối nhiều của TCTD nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
Mở cửa phiên giao dịch ngày đầu năm 2025 (2/1), giá vàng SJC tăng 1,1 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và đắt hơn 600 nghìn đồng mỗi lượng ở chiều bán ra so với kết phiên giao dịch 31/12/2024, lên mức 84,8 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong bối cảnh nhiềh thách thức, ngành tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp quản lý sáng tạo, điều hành chính sách tài khóa hợp lý, linh hoạt, hiệu quả… qua đó góp phần hoàn thành toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách được Đảng, Nhà nước giao.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 (ngày 31/12), ghi nhận giá vàng nhẫn và vàng miếng đều giảm từ 100 nghìn đồng - 300 nghìn đồng/lượng. Song so với thời điểm cuối năm ngoái, giá vàng nhẫn và vàng SJC ghi nhận mức tăng lần lượt là 34% và 14%.
Chỉ số VN-Index vẫn duy trì đà tăng trưởng so với cuối năm trước. Tính đến ngày 30/12/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.272,02 điểm, tăng 12,4% so với cuối năm 2023.
Tối 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Năm 2024 đánh dấu những nỗ lực không ngừng của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN). Với các chính sách tài khóa linh hoạt và quyết liệt, hoạt động thu, chi ngân sách đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, và đảm bảo an sinh xã hội.
Phiên giao dịch ngày 30/12 khép lại khi VN-Index giảm mạnh hơn 3 điểm. Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán VCBS là thị trường đang rõ nét sự phân hóa khi dòng tiền dồn vào những cổ phiếu riêng lẻ. Nhà đầu tư nên tìm kiếm những mã cổ phiếu có lực cầu tham gia ổn định. Một số nhóm đáng để chọn lọc là bán lẻ, phân đạm…
Giá vàng trong nước ngày 30/12, ghi nhận đà giảm kéo vàng SJC lùi về ngưỡng 84 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư tiếp tục chịu lỗ 1,7 triệu đồng/lượng. Năm 2025, các nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng giá vàng sẽ đạt ngưỡng 3.000 USD/ounce, bất chấp những thách thức ngắn hạn.
Các chuyên gia VCBS dự báo tỷ giá USD/VND sẽ biến động trong khoảng 3% cho cả năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang và lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp.
Tính đến 12h00p ngày 26/12, giá vàng SJCniêm yết lần lượt ở mức 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới...
ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2% dự báo vào tháng 9/2024, nhờ vào động lực từ thương mại và đầu tư trong năm 2024.
CTCP Đầu tư CMC (HNX: mã chứng khoán CMC) thông báo ông Ngô Anh Phương - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty đăng ký mua gần 1.3 triệu cp trong giai đoạn từ 25/12/2024-23/01/2025.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/12, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu cùng giảm 200.000 đồng cả 2 chiều mua và bán so với hôm qua, niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng bán ra,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?