Giá cà phê tăng mạnh nhờ lực kép từ yếu tố vĩ mô và cung cầu
Thị trườngGiá cà phê Arabica tăng khoảng 4,3% lên mức 341,85 cent/pound (7.536 USD/tấn). Giá cà phê Robusta cũng nối dài đà tăng sang phiên thứ tư liên tiếp
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp F&B (nhà hàng, ăn uống)...
Sau khi phục hồi từ tác động của COVID-19 năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) nói riêng và ngành F&B nói chung hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng COVID-19 lần thứ 4.
Nếu như năm ngoái nhu ngành FMCG gặp phải vấn đề là cầu của người tiêu dùng giảm mạnh do dịch bệnh thì sang năm nay ngành này còn gặp thêm các vấn đề liên quan đến gián đoạn sản xuất, nguồn cung giảm, nhu cầu giảm, thiếu nhân công, thiếu lao động... Tất cả những yếu tố đó đã tác động đến tốc độ tăng trưởng.
Tại hội thảo chuyên đề “Doanh nghiệp phát triển bền vững thực hiện mục tiêu kép” trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2021) ngày 9/9, ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết, hiện nay hầu hết các công ty F&B đang tập trung vào 3 ưu tiên trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đó là ưu tiên cho an toàn của nhân viên, bảo đảm tính liên tục trong kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng.
4 đề xuất gỡ khó cho ngành F&B giữa đại dịch |
Riêng tại Nestlé, doanh nghiệp này hiện đang có hơn 1200 cán bộ, công nhân tại 4/6 nhà máy đang thực hiện theo nguyên tắc 3T trong hơn 2 tháng nay.
Bên cạnh đó, để có thể duy trì hoạt động kinh doanh một cách liên tục, đơn vị luôn trong tâm thế thích ứng nhanh với những thay đổi về chính sách; thuê thêm kho bãi để tăng nguồn nguyên liệu bao bì; đảm bảo 100% đơn hàng xuất khẩu được giao; không bao giờ thỏa hiệp với những vấn đề an toàn và đảm bảo giao hàng không tiếp xúc dù phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kho vận do tổng kho đặt ở miền Nam và thiếu hụt về tài xê; đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc giao hàng trực tiếp đến các cửa hàng không cần qua kho trung chuyển.
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh và từ những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp F&B trong làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 này.
Thứ nhất, ông Binu Jacob đề xuất cần ưu tiên tiêm vaccine đầy đủ cho tất cả các công nhân sản xuất và nhà thầu làm việc tại nhà máy sản xuất đồ uống và các thực phẩm thiết yếu.
Thứ hai, về mô hình chống COVID-19, theo Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam về lâu dài, các mô hình nhỏ lẻ sẽ không bền vững được. Vì vậy, cần có sự kết hợp của nhiều mô hình khác nhau để đảm sự bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp bên cạnh đó giúp chúng ta khống chế được dịch bệnh. Cần để doanh nghiệp có quyền tự quyết lựa chọn những mô hình phòng chống dịch COVID-19 và mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp dựa trên những hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, cũng không cần phải đóng cửa các nhà máy nếu như các trường hợp F0, F1 được xử lý và các nhà máy được khử trùng.
Thứ ba, chính quyền địa phương các cấp cần nhất quán trong việc ban hành và triển khai các quy định. Lấy ví dụ về việc di chuyển xe tải giữa các địa phương, để di chuyển từ địa phương khác thì lái xe bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên trên thực tế nhiều địa phương vẫn không chấp nhận các kết quả xét nghiệm nhanh kể cả là xét nghiệm PCR dẫn đến ùn ứ hàng hóa không thể lưu thông được.
Nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, các quy định phòng chống dịch COVID-19 do chính quyền cấp tỉnh ban hành phải phù hợp và thống nhất với chỉ đạo của Trung ương. Đề xuất tránh tình trạng giấy phép con và cần đơn giản hóa các thủ tục để tránh phát sinh chi phí và thời gian đáng kể cho doanh nghiệp.
Thứ tư, là việc số hóa các thủ tục hành chính công. Cần phải áp dụng kỹ thuật số để chứng nhận, kiểm tra sẽ sử dụng toàn bộ trên môi trường số thay vì dùng bản cứng như hiện tại nhằm tạo thuận lợi nhiều hơn cho người người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vị đại diện Nestlé cũng khẳng định vẫn tin tưởng vào tương lai của Việt Nam, cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài và tăng đầu tư vào Việt Nam. Nestlé vừa công bố khoản đầu tư vào Việt Nam trị giá hơn 130 triệu USD (đưa tổng mức đầu tư lên 730 triệu USD) trong 2 năm tới.
Giá cà phê Arabica tăng khoảng 4,3% lên mức 341,85 cent/pound (7.536 USD/tấn). Giá cà phê Robusta cũng nối dài đà tăng sang phiên thứ tư liên tiếp
Giá bạc tăng khoảng 0,3% lên 31,23 USD/ounce trong khi giá bạch kim giảm nhẹ 0,24% xuống 963,2 USD/ounce.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp đã trải qua một tuần nhiều biến động khi thị trường đón nhận loạt tin tức về cung - cầu. Tuy nhiên, lực mua áp đảo với 6 trên 9 mặt hàng tăng giá. Trong đó, ca cao dẫn dắt đà tăng của cả nhóm với mức tăng gần 6%.
Giá dầu Brent ghi nhận mức tăng 1,29%, đạt 80,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI cũng đi lên 1,71%, đạt 77,9 USD/thùng.
Theo số liệu do Counterpoint Research công bố tháng 1/2025, Samsung Electronics đứng đầu với 19% thị phần trong tổng thị phần điện thoại thông minh toàn cầu năm ngoái.
Sáng nay (17/1), giá cà phê ghi nhận ở mức 115.000 - 115.500 đồng/kg, giá giảm 600 - 800 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Thị trường nông sản chìm trong sắc đỏ khi giá các mặt hàng đồng loạt giảm. Đáng chú ý, giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp sau khi đánh mất thêm 2,28% trong phiên hôm qua, đóng cửa ở mức 1.019 cents/giạ (374,4 USD/tấn).
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 724.000 tấn hạt điều nhân, thu về 4,34 tỷ USD. Vẫn là khách hàng lớn nhất. Đáng chú ý, năm 2024 ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu
Từ 15h chiều hôm nay, giá xăng E5 được điều chỉnh tăng 140 đồng/lít, lên mức 20.570 đồng/lít. Giá xăng RON 95 cũng được tăng thêm 210 đồng/lít, giá bán là 21.220 đồng/lít
Giá bạc đã tăng lên gần mức cao nhất trong vòng một tháng qua khi các tín hiệu vĩ mô mang đến kỳ vọng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
Ngày 15/1 (theo giờ thế giới) giá dầu thô WTI tăng 3,28% lên 80,04 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng ghi nhận mức tăng 2,64% lên 82,03 USD/thùng.
Theo dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (16/1), giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg.
Giá dầu thô WTI giảm 1,67% xuống 77,5 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 1,35% về dưới mức 80 USD/thùng.
Giá cà phê Robusta giảm 0,8% về 4.863 USD/tấn, xuống mức thấp nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2024. Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục chịu áp lực khi thị trường phản ứng với các tin tức tích cực về nguồn cung.
Giá đậu tương tăng 2,71% lên 386,9 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng.
Giá dầu thô WTI tăng gần 3% và tiến sát mốc 80 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 1,57% lên 81 USD/thùng.
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
Giá dầu thô WTI tăng mạnh 3,53% lên mức 76,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng 4,25% và tiến sát mốc 80 USD/thùng.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h ngày 9/1. Giá Xăng RON95-III: không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc đỏ bao phủ bảng giá nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá lúa mì Chicago dẫn dắt đà giảm cả nhóm sau khi đánh mất 1,15% trong phiên hôm qua, đưa giá giao dịch về 197 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua là sự mạnh lên của đồng USD.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?