Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: NVL) mới đây đã công bố thông tin về việc thông qua đơn từ nhiệm của 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Ngọc Huyên và Nguyễn Đức Dũng.
Ngày 6/12, ông Nguyễn Ngọc Huyên, thành viên HĐQT Novaland đã có đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 28/12 theo nguyện vọng cá nhân. Cùng ngày, ông Nguyễn Đức Dũng cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kể từ ngày 30/12 vì lý do cá nhân.
Trước đó, ông Jeffrey David Perlman cũng có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT từ 30/11.
Được biết, cả ba nhân sự nói trên vừa gia nhập vào HĐQT của Novaland từ tháng 9/2022 nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thêm 2 thành viên HĐQT Novaland viết đơn xin từ nhiệm
Ông Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1980, tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng tại Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội và lấy bằng Thạc sỹ Quản lý Dự án và Xây dựng tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Huyên đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng công trình dân dụng, tư vấn thiết kế, phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông trọng điểm (Hầm vượt sông Sài Gòn, đại lộ Đông Tây Thành phố Hồ Chí Minh; Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây…).
Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc cho các Tập đoàn Nhật Bản về xây dựng và phát triển bất động sản và từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc các liên doanh tại Việt Nam. Ông cũng tham gia quản lý doanh nghiệp ở các mảng xây dựng chiến lược và quản trị tài chính-nhân sự.
Ông Nguyễn Đức Dũng (sinh năm 1981), tốt nghiệp bằng Cử Nhân Kinh Tế - Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh tại Đại học Kinh Tế TP.HCM.
Ông Nguyễn Đức Dũng có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Ông Dũng tham gia Novaland vào tháng 08/2018 với chức danh Giám đốc Tài chính Dự án. Tháng 08/2021, ông được bổ nhiệm vị trí Phó Giám đốc Ban Tài chính kế toán.
Trong quá trình làm việc tại Novaland, ông Dũng có nhiều đóng góp trong việc hoàn tất các thương vụ M&A là một trong những nhân tố đóng vai trò chính ở các đợt huy động vốn thành công của Novaland, góp phần đảm bảo cho các Dự án hoàn thành đúng tiến độ.
Trước đó ông Dũng đã có thời gian công tác tại nhiều Ngân hàng lớn tại Việt Nam. Từ 2015-2018, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp lớn miền Nam tại Tiên Phong Bank. Từ 2012-2015, ông giữ chức Giám đốc Quan Hệ Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Techcombank. Trước đó, ông công tác tại Ngân hàng Standard Chartered Vietnam.
Sắp tới, Novaland sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua đơn từ nhiệm của ba thành viên HĐQT nói trên và thông qua việc thay đổi cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trong kế hoạch tái cấu trúc mới công bố, Novaland cho biết sẽ tinh giản các ngành nghề chưa cần thiết, cắt giảm nhân sự, điều chỉnh chiến lược bán hàng với mức chiết khấu cao... Đồng thời, ông Bùi Thành Nhơn cũng trở lại cương vị Chủ tịch HĐQT.
Liên quan đến Tập đoàn, HĐQT công ty vừa công bố nghị quyết thông qua các sửa đổi liên quan đến khoản vay 100 triệu USD được cấp bởi Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore và các bên cho vay hợp vốn khác.
Cụ thể, đây là khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký ngày 30/6/2022. Khoản vay trên được bổ sung thêm tài sản đảm bảo bao gồm toàn bộ cổ phần trong CTCP Đầu tư Phát triển Địa ốc Vạn Phát.
Bên cạnh đó, Novaland thế chấp thêm các tài khoản, các khoản phải thu của Vạn Phát cũng như các khoản phải thu của các đối tác BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) của Vạn Phát theo hợp đồng bảo đảm bằng khoản phải thu sẽ ký giữa Vạn Phát và Credit Suisse AG, Singapore Branch.
Ngoài ra, Novaland còn cầm cố toàn bộ phần vốn góp trong Công Ty TNHH The Forest City (đang được sở hữu bởi Vạn Phát) và kèm theo các tài khoản của Forest City, các khoản phải thu còn lại liên quan đến tài sản bảo đảm là bất động sản của Forest City, các khoản phải thu theo một số BBC để đảm bảo cho khoản vay này.
Đồng thời, Novaland cũng thỏa thuận bảo lãnh thanh toán của Forest City và Vạn Phát đối với khoản vay của công ty và Credit Suisse AG, Singapore Branch.
Mới đây, Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm với mã chứng khoán VEF vừa trình phương án chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông với mức 435%, tức là 1 cổ phiếu VEF sẽ được nhận về 43.500 đồng cổ tức.
Năm 2025, Sunshine Group dự kiến đạt doanh thu 50.000 - 60.000 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 8.000 - 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2025, Sunshine Group thực hiện chưa đến 1% cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.
May Sông Hồng vừa thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2025 bằng phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 26/04/2025.
Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) cho biết sẽ bán 667.000 cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty CP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco - mã chứng khoán SAS), trong khoảng thời gian từ 12/5 đến 12/6/2025, theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Năm 2024, Eurowindow Holding ghi nhận lãi sau thuế hợp nhất đạt gần 72 tỷ đồng, giảm hơn 8% so với năm 2023. Quy mô tổng tài sản đến cuối năm 2024 đạt gần 18.000 tỷ đồng, nợ phải trả ở mức gần 9.600 tỷ đồng.
Theo ông Lương Trí Thìn,Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của CTCP Tập đoàn Đất Xanh khẳng định "ít nhất trong 3 năm tới (2025 - 2027), Đất Xanh sẽ không phát hành cho cổ đông hiện hữu nữa bởi vì chúng tôi đã huy động đủ nguồn lực để triển khai các hoạt động kinh doanh".
Công ty CP Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán VND) vừa có văn bản gửi UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố thông tin về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.
Vốn chủ sở hữu của Xi măng Công Thanh tính đến thời điểm cuối năm 2024 là âm 8.472 tỷ đồng, tăng so với con số 7.027 tỷ đồng năm 2023. Trong năm 2024, Xi măng Công Thanh chậm thanh toán gần 210,2 tỷ đồng tiền lãi cho 4 lô trái phiếu.
Theo báo cáo tài chính quý I, Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất (Mã chứng khoán TNC) ghi nhận doanh thu giảm 16% chỉ còn 33 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn giảm mạnh giúp công ty có lãi gộp gần 12 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.
Ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT EIB nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc của Eximbank
Theo CTCP Quốc tế Hoàng Gia - Ông chủ casino Royal Hạ Long cho biết phải gánh hơn 14 tỷ đồng chi phí khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tiếp tục báo số âm 9 tỷ đồng trong quý I/2025, đánh dấu quý thua lỗ thứ 22 liên tiếp.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, cổ đông CTCP Đầu tư Vua Nệm - công ty mẹ của CTCP Vua Nệm đã thông qua kế hoạch thành công ty đại chúng. Sau khi đã có lãi trở lại và đạt lợi nhuận 10 tỷ đồng trong năm ngoái, doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi và đạt 20 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: mã chứng khoán HBC) công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Đáng chú ý, HBC mới chỉ thực hiện được 7% kế hoạch doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) chia cổ tức với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?