Ngày 25/7, tại Kỳ họp thứ nhất – Quốc hội khóa XV có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có bài phát biểu về các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thay mặt ngành Y tế, cảm ơn Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước đã quan tâm, động viên, chia sẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng ngành y tế trong công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19. Đó là nguồn động viên to lớn đối với toàn thể ngành y tế, để tiếp tục cuộc chiến đầy cam go và thử thách này.
Theo Bộ trưởng Long, đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Làn sóng dịch hiện nay với biến chủng Delta đã làm đảo lộn kết quả phòng chống dịch của các nước trên thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ tiếp tục hứng chịu làn sóng mới của dịch bệnh với một biến thể có sức lây lan nhanh, mạnh chưa từng có.
Tại nước ta, đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4, đã tấn công vào khu kinh tế trọng điểm phía bắc và hiện nay là vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Diễn biến dịch phức tạp, kéo dài tác động sâu sắc tới kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân.
Bộ Y tế đã điều động gần 7.000 nhân viên y tế của Trung ương và địa phương chi viện cho TP HCM và các tỉnh miền Nam, thiết lập kho dã chiến để hỗ trợ các địa phương khi vượt quá khả năng. Về tổng thể, các địa phương đang nỗ lực cố gắng kiểm soát sớm tình hình, và có những tín hiệu tích cực.
Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 25/7. Ảnh: VGP
Về chiến lược vaccine, thực hiện kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, từ đầu năm 2020, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt chiến lược vaccine toàn diện trên các lĩnh vực: Mua, nhập khẩu vaccine, nhận chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước và tổ chức tiêm vaccine. Thỏa thuận cung ứng vaccine đầu tiên được ký kết vào tháng 9/2020, từ Chương trình Covax với 38,9 triệu liều; hợp đồng được ký với Astra Zeneca vào tháng 11/2020, với 30 triệu liều cùng các hợp đồng cam kết thỏa thuận được ký kết với Pfizer, với Nga và một số nước khác.
Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Australia, Anh và các nước khác, với số lượng trên 130 triệu liều và đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vaccine trong năm 2021.
Tuy nhiên do tình hình khan hiếm vaccine trên toàn cầu, khả năng sản xuất của các nhà máy có hạn (như Covax cung ứng 3,86 tỷ liều nhưng đến nay mới cung ứng được được 89,8 triệu liều cho 133 quốc gia, đạt 2,5% theo kế hoạch). Các trung tâm sản xuất vaccine của thế giới như Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nên đã dừng xuất khẩu vaccine cho các nước.
Trong bối cảnh đó, nhờ nỗ lực thúc đẩy và ngoại giao vaccine, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, riêng trong tháng 7 này, sẽ có khoảng hơn 12 triệu liều vaccine được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là đầu tàu kinh tế và các tỉnh khác, để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ cũng như theo đề nghị của các địa phương.
Về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ vaccine, Bộ trưởng cho biết, vào quý I/2021, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy virus, mở đường cho nghiên cứu vaccine và là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiến hành thử nghiệm vaccine giai đoạn 3. Đến tháng 8/2021, mũi tiêm thứ 2 sẽ hoàn thành cho các đối tượng nghiên cứu và sẽ thực hiện việc đăng ký theo quy định.
Hiện nay, chúng ta có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ, Nhật Bản đã được ký kết. Với Nga, chúng ta đã hoàn thành giai đoạn 1 gia công, đóng ống vaccine Sputnik-V và đang được kiểm định chất lượng tại Nga. Trong tháng 8, vaccine sẽ được đóng ống tại Việt Nam và chuyển sang giai đoạn chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay. Còn hợp đồng với Mỹ, việc chuyển giao công nghệ vaccine cao nhất sẽ được tiến hành thử nghiệm vào tháng 8. Nhà máy sản xuất với quy mô trên 100 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022.
Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin, cũng theo Bộ trưởng Long, việc Quốc hội nhất trí rút ngắn thời gian kỳ họp 3 ngày; Thống nhất quyết nghị các giải pháp tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Nhất nhằm cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19; Ưu tiên dành nguồn lực cao nhất cho phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội… đều là những sự kiện hết sức đặc biệt.
“Tôi xin cảm ơn Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng Nghị quyết để đồng hành cùng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh. Xin được cám ơn nhân dân cả nước đã cùng chung tay, chung sức góp phần quan trọng cho công cuộc phòng chống đại dịch.” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Qua đây, ngành y tế sẽ tiếp thu đầy đủ những ý kiến đóng góp từ đó xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách, chiến lược trong phòng chống dịch bệnh.
Chiều 20/12, tại cuộc gặp mặt báo chí thông tin về các hoạt động của Bộ Y tế trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã thông tin về tiến độ xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù và giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự với bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC).
Ngày 19/12, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu đông dân, đấu giá đất bãi bồi ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu.
Liên tục có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, Phòng khám Đa khoa Hồng Cường bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM đưa vào danh sách cần giám sát thường xuyên. Cùng đó, Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam… bị xử phạt do vi phạm trong khám, chữa bệnh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (sinh năm 1973; thường trú tại Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội; hiện trú tại: Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội; có 2 tiền án về tội “cướp tài sản” và “trộm cắp tài sản”) để điều tra về hành vi Giết người.
Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 01/01/2025, Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, và sẽ bị trừ điểm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Liên quan đến danh mục hàng hóa thực phẩm phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) nhập khẩu, từ năm 2021 đến nay, Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% số dòng hàng phải kiểm tra nhà nước trước thông quan.
Theo từ điển tiếng Việt do Viện KHXH Việt Nam nêu rõ, hội là tổ chức quần chúng rộng rãi của nhưng người cùng chung một nghề nghiệp, có chung một hoạt động.
Lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường. Do còn chờ quyết định về lộ trình thực hiện nên việc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy chưa thực hiện ngay từ 1/1/2025.
Số lao động đi làm việc nước ngoài 11 tháng qua đã đạt 114% kế hoạch năm nay, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của cả năm.
Nhằm kích cầu sức mua của người tiêu dùng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần - đây là dịp nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng cao; ngay từ giữa năm 2024, Hapro đã tập trung xây dựng chương trình kinh doanh với nguồn cung ứng hàng hoá đa dạng, dồi dào, cùng hàng ngàn chương trình khuyến mại,ưu đãi lớn....
Theo báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024 do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện, tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ đồng.
Thông tư 47/2025 của Bộ Giao thông vận tải quy định, từ ngày 1/1/2025 mô tô, xe gắn máy sản xuất từ 5 năm trở lên thì chủ xe phải mang xe đến cơ sở đăng kiểm để kiểm định khí thải.
Sự bền vững đang là xu hướng chủ đạo trong ngành thời trang và thị trường hàng tiêu dùng. Khi mối quan tâm về môi trường ngày càng tăng, cả thương hiệu lẫn người tiêu dùng đều coi bền vững là giá trị cốt lõi. Điều này đang thúc đẩy xu hướng ESG trong các doanh nghiệp thời trang toàn cầu, theo Business Insider.
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Từ đêm 13 đến ngày 15/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh tăng cường này phổ biến từ 10-13 độ C, vùng núi 7-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C.
Tại Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP Hà Nội khóa XVI ngày 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?