Xuất khẩu nông sản sang EU, Mỹ, Trung Quốc: Chuyên gia "bắt bệnh" những hạn chế của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần nắm chắc và chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn liên quan đến an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, quy định về truy suất nguồn gốc, mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác…

Nắm chắc Hiệp định SPS/WTO mới tận dụng được cơ hội từ FTAs

Theo TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sau gần 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tính đến tháng 1/2022, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 15 FTA và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán.

Với số lượng này, Việt Nam nằm trong top các nền kinh tế có nhiều FTA nhất khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Các cam kết về ATTP và an toàn dịch bệnh động, thực vật (SPS) trong khuôn khổ các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP được đánh giá là có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao đối với Việt Nam. Việc các Hiệp định có hiệu lực và bắt đầu đi vào thực thi sẽ có tác động mạnh đến việc tổ chức thực hiện và áp dụng các quy định về SPS. Việc tham gia vào các FTA thế hệ mới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam tiến vào các thị trường tiềm năng.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải nắm chắc Hiệp định SPS/WTO mới tận dụng được cơ hội từ FTAs

Mặc dù vậy, theo TS Ngô Xuân Nam, việc tận dụng các lợi thế từ các FTA đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Một trong những lý do là nhiều doanh nghiệp chưa được trang bị kiến thức cơ bản về các FTA, chưa hiểu đúng nội dung và tận dụng các lợi thế và đáp ứng các các quy định trong từng FTA, trong đó có các quy định liên quan đến SPS mà Việt Nam đã cam kết.

Việc các đối tác cam kết cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, cũng đồng nghĩa với các yêu cầu về kỹ thuật về SPS ngày càng cao và đòi hỏi hệ thống quản lý phải đồng bộ. Việc này đang đặt ra nhiều thách thức với các Bộ ngành, cơ quan quản lý, các hiệp hội ngành hàng, nhà sản xuất và chế biến thực phẩm, nông sản xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thông tin kịp thời, từ đó, thời gian các doanh nghiệp có được để đáp ứng các yêu cầu về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch đã bị giảm đáng kể, dẫn đến tăng chi phí hoặc có thể hạn chế khả năng xuất khẩu.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh: Nắm chắc những thông tin cơ bản của Hiệp Định về Vệ sinh An toàn thực phẩm và Kiểm dịch Động Thực vật (Hiệp định SPS) của WTO là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt.

Lưu ý những khắt khe từ các thị trường trọng điểm

TS Ngô Xuân Nam cho biết: Khi xuất khẩu nông sản sang các thị trường trọng điểm như Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc, doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định về SPS.

Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam với nhiều mặt hàng như trái cây, gạo, thuỷ sản… cùng với lợi thế có vị trí địa lý giáp với Việt Nam và nhiều cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển.

Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, tuy nhiên Hiệp định này không có chương SPS mà hiện nay cơ chế hợp tác đều thông qua việc triển khai Bản ghi nhớ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Cộng hòa Nhân đân Trung Hoa.

Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc có 9 Hiệp định/Biên bản ghi nhớ/Thỏa thuận hợp tác về các lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch gạo, măng cụt, sữa, thạch đen… Trong những năm gần đây, Trung Quốc đặt ra các yêu cầu ngày càng cao đối với việc nâng cao chất lượng ATTP xuất nhập khẩu cũng như các quy định về kiểm dịch động, thực vật.

Ủy Ban Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã liên tiếp sửa đổi Luật ATTP và các quy định (năm 2015 và năm 2019).

Cùng với đó, các quy chuẩn về dư lượng hóa chất thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm ngày càng hoàn thiện và liên tiếp thay đổi. Về lĩnh vực kiểm địch động, thực vật, hàng loạt quy định như đánh giá rủi ro, kiểm tra trước ở nước ngoài (đăng ký doanh nghiệp), giám sát rủi ro (kiểm tra trực tuyến), kiểm tra tại cảng, cách ly và kiểm dịch, cảnh báo rủi ro và ứng phó khẩn cấp của Trung Quốc ngày càng hoàn thiện hơn.

Đối với thị trường EU, là thị trường khó tính bậc nhất thế giới, duy trì hàng rào bảo hộ khá nghiêm ngặt dựa trên các nghiên cứu khoa học chặt chẽ.

Trên thực tế, hàng nông sản xuất khẩu sang EU của Việt Nam vẫn chưa đạt được sự đồng nhất về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật trong từng lô hàng, chưa đảm bảo các điều kiện về truy xuất nguồn gốc.

Vì vậy, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường EU, không xâm nhập được vào thị trường này hoặc vào được thị trường xong bị trả lại. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo chuẩn quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến..., dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với thị trường Mỹ, để xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nông sản Việt cần đáp ứng một loạt tiêu chuẩn ATTP và những quy định khắt khe từ đối tác. Hệ thống ATTP của Hoa kỳ dựa trên sự mạnh mẽ, linh hoạt, và khoa học, dựa trên luật pháp liên bang và tiểu bang và trách nhiệm pháp lý của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn.

Đối với thị trường Nhật Bản, Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước xuất khẩu nông sản phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm dịch của Nhật Bản có thể tìm thấy trên các trang Web: Trạm Bảo vệ Thực vật của Nhật Bản.

Là một quốc đảo có ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, các qui định kiểm dịch của Úc rất chặt chẽ . Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh học. Khi thực phẩm nhập khẩu đáp ứng được các yêu cầu này, thực phẩm được giám sát để đáp ứng được với Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm của Úc và New Zealand.

Thị trường Úc là thị trường nhiều thách thức cho các nhà cung cấp nước ngoài. Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc đặt hàng với số lượng nhỏ nhưng trông đợi được chào hàng với giá thấp hơn cả ở Mỹ và hầu hết các nước châu Âu. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Úc yêu cầu thời hạn giao hàng nghiêm ngặt và đưa ra các tiêu chuẩn tương đối cao.

Từ những quy định về nhập khẩu nông sản Việt của các thị trường trọng điểm, TS. Ngô Xuân Nam khuyến nghị doanh nghiệp Việt cần thay đổi nhận thức của các đối tượng có liên quan về xu thế sử dụng sản phẩm nông sản an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu.

“Nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn liên quan đến ATTP, an toàn dịch bệnh, quy định về truy suất nguồn gốc, mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác…; cập nhật và hiểu đúng các quy định của thị trường để tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường” TS Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

doanhnghiepvn.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

SoftBank lên kế hoạch xây dựng siêu tổ hợp AI 1.000 tỷ USD

SoftBank lên kế hoạch xây dựng siêu tổ hợp AI 1.000 tỷ USD

Doanh nghiệp

Masayoshi Son, nhà sáng lập tập đoàn SoftBank (Nhật Bản), đang đề xuất thành lập một siêu tổ hợp công nghiệp trị giá 1.000 tỷ USD tại Arizona, Mỹ, với tham vọng phát triển robot và trí tuệ nhân tạo (AI).

 Viettel lập kỷ lục về lợi nhuận, hé lộ mức thu nhập nhân viên bình quân hơn 33 triệu đồng/tháng

Viettel lập kỷ lục về lợi nhuận, hé lộ mức thu nhập nhân viên bình quân hơn 33 triệu đồng/tháng

Doanh nghiệp

Viettel ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt mức kỷ lục 54.337 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 41.951 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2023. Đáng chú ý, thu nhập bình quân của người lao động tại tập đoàn năm vừa qua đạt 33,5 triệu đồng/người/tháng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp thêm hơn 7.800 tỷ vào công ty làm đường sắt tốc độ cao

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp thêm hơn 7.800 tỷ vào công ty làm đường sắt tốc độ cao

Doanh nghiệp

Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng đăng ký chuyển quyền sở hữu hơn 87,5 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỉ lệ 2,26% vốn điều lệ của Vingroup để góp vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed.

FLC triệu tập Đại hội cổ đông bất thường bàn về nhân sự

FLC triệu tập Đại hội cổ đông bất thường bàn về nhân sự

Doanh nghiệp

Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa ban hành nghị quyết triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, đồng thời xây dựng kế hoạch cho năm tài chính 2026.

KienlongBank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 7, trình phương án chia cổ tức cao kỷ lục

KienlongBank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 7, trình phương án chia cổ tức cao kỷ lục

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - Mã chứng khoán KLB) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến được tổ chức trực tuyến vào tháng 7 tới đây.

Amazon tăng tốc chuyển đổi xanh: Mở rộng đầu tư AI hạ tầng với chip riêng và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững cho vận tải

Amazon tăng tốc chuyển đổi xanh: Mở rộng đầu tư AI hạ tầng với chip riêng và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững cho vận tải

Doanh nghiệp

Trong cuộc đua AI tranh giành vị trí thống trị với Nvidia, Amazon tiếp tục thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 bằng việc mua hơn 9 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững từ Neste để vận hành đội bay Amazon Air.

 Thương vụ 'bán nợ' của xAI sắp hoàn tất huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu - Oracle tuyên bố tích hợp Grok3

Thương vụ "bán nợ" của xAI sắp hoàn tất huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu - Oracle tuyên bố tích hợp Grok3

Doanh nghiệp

Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đang tiến gần đến việc hoàn tất thương vụ phát hành trái phiếu trị giá 5 tỷ USD do Morgan Stanley đứng đầu, bất chấp sự quan tâm khá dè dặt từ giới đầu tư.

Tăng vốn điều lệ Công ty mẹ - VEC hơn 38.200 tỷ đồng

Tăng vốn điều lệ Công ty mẹ - VEC hơn 38.200 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC được phê duyệt đến hết năm 2026 là 39.366 tỷ đồng, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Phát Đạt (PDR) đề cử nhân sự mới vào HĐQT là Cựu tướng SonKim Land

Phát Đạt (PDR) đề cử nhân sự mới vào HĐQT là Cựu tướng SonKim Land

Doanh nghiệp

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) công bố thông tin về ứng viên Thành viên độc lập HĐQT do Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt đề cử.

Bamboo Airways tái bổ nhiệm ông Trương Phương Thành làm Phó Tổng giám đốc

Bamboo Airways tái bổ nhiệm ông Trương Phương Thành làm Phó Tổng giám đốc

Doanh nghiệp

Ngày 17/6, Bamboo Airways công bố Nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Phương Thành đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc doanh nghiệp.

Vì sao Tập đoàn Lộc Trời lên kế hoạch lỗ hơn 500 tỷ đồng?

Vì sao Tập đoàn Lộc Trời lên kế hoạch lỗ hơn 500 tỷ đồng?

Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) sẽ trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra ngày 14/7 tới đây kế hoạch kinh doanh dự kiến thua lỗ và xin hủy phương án chi trả cổ tức năm 2023.

Liên minh OpenAI - Microsoft 'rạn nứt' vì cạnh tranh không lành mạnh?

Liên minh OpenAI - Microsoft 'rạn nứt' vì cạnh tranh không lành mạnh?

Doanh nghiệp

Ban lãnh đạo OpenAI hiện đang bàn bạc về khả năng cáo buộc Microsoft - nhà đầu tư lớn nhất của mình, có hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình hợp tác giữa hai bên.

Ông chủ khu công nghiệp - Nam Tân Uyên nộp hồ sơ niêm yết HoSE

Ông chủ khu công nghiệp - Nam Tân Uyên nộp hồ sơ niêm yết HoSE

Doanh nghiệp

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết gần 24 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán NTC: UPCoM).

Vì sao Novaland lên kế hoạch họp ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 8/2025?

Vì sao Novaland lên kế hoạch họp ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 8/2025?

Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị về kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào đầu tháng 8 tới đây.

Chuẩn bị tung ra mô hình R2, DeepSeek vẫn là 'cơn ác mộng' với các mô hình tiêu tốn nhiều chi phí và tài nguyên tính toán

Chuẩn bị tung ra mô hình R2, DeepSeek vẫn là 'cơn ác mộng' với các mô hình tiêu tốn nhiều chi phí và tài nguyên tính toán

Doanh nghiệp

DeepSeek chuẩn bị tung ra mô hình R2, trong bối cảnh phải đối mặt với nguy cơ siết chặt hơn nữa các lệnh hạn chế chip từ Mỹ.

Nhà Khang Điền sắp phát hành hơn 111 triệu cổ phiếu tăng vốn lên 11.222 tỷ

Nhà Khang Điền sắp phát hành hơn 111 triệu cổ phiếu tăng vốn lên 11.222 tỷ

Doanh nghiệp

Với 2 phương án phát hành cổ phiếu Nhà Khang Điền sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên mức 1,12 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 11.222,1 tỷ đồng.

Reddit kiện Anthropic: Nguy cơ từ dữ liệu AI và quyền riêng tư, làn sóng khởi kiện lan rộng

Reddit kiện Anthropic: Nguy cơ từ dữ liệu AI và quyền riêng tư, làn sóng khởi kiện lan rộng

Doanh nghiệp

Reddit vừa khởi kiện Anthropic - công ty đứng sau chatbot Claude AI - với cáo buộc thu thập trái phép hơn 100.000 bài đăng và bình luận của người dùng để huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của mình.

Cuộc chiến mạng xã hội AI chính thức bắt đầu

Cuộc chiến mạng xã hội AI chính thức bắt đầu

Doanh nghiệp

Cuộc đua giữa các ông lớn công nghệ trong lĩnh vực mạng xã hội ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang bước vào giai đoạn gay cấn. Trong khi OpenAI của Sam Altman chuẩn bị tung ra nền tảng đối trọng với X (Twitter cũ), Meta của Mark Zuckerberg lại nỗ lực tích hợp AI vào mọi sản phẩm, tạo nên một cuộc chiến mới về quyền lực dữ liệu và trải nghiệm người dùng trên mạng xã hội, theo chuyên trang công nghệ Freethink.

Cơn sốt Nvidia lan tỏa khắp châu Âu và thông điệp của Jensen Huang

Cơn sốt Nvidia lan tỏa khắp châu Âu và thông điệp của Jensen Huang

Doanh nghiệp

Trong tuần qua, Giám đốc điều hành Nvidia - Jensen Huang đã thực hiện chuyến công du châu Âu, mang theo sự hào hứng và tò mò đến mọi nơi ông ghé thăm. Thông điệp mà ông nhấn mạnh rất rõ ràng: Nvidia chính là công ty có thể giúp châu Âu xây dựng hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI), từ đó nắm quyền chủ động trong kỷ nguyên công nghệ đầy biến động này.

Đầu tư I.P.A sẽ tiếp tục không trả cổ tức năm 2024, một thành viên HĐQT từ nhiệm

Đầu tư I.P.A sẽ tiếp tục không trả cổ tức năm 2024, một thành viên HĐQT từ nhiệm

Doanh nghiệp

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đầu tư I.P.A công bố Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/6 tại Hà Nội. Trong đó, Đầu tư I.P.A trình cổ đông không trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2024, đồng thời công bố đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT của bà Nguyễn Ngọc Thanh.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: