Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường
Tài chínhThủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương xem xét việc gỡ bỏ công cụ hành chính về hạn mức tín dụng, thay bằng điều hành tăng trưởng tín dụng theo cơ chế thị trường;....
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hàng loạt các cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, ngày 09/11/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 703/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Kiên (địa chỉ: Cao Đỉnh, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội), cụ thể như sau:
Phạt tiền: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 5, điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Không công bố thông tin khi không còn là cổ đông lớn (ông Trịnh Kiên – cổ đông lớn của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (mã chứng khoán: LHC) bán 147.000 cổ phiếu LHC vào ngày 29/01/2021 dẫn đến thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch từ ngưỡng 7% xuống ngưỡng 4% nhưng không công bố thông tin thay đổi sở hữu cổ đông lớn).
Còn tại Quyết định số 320/QĐ-XPVPHC Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đỗ Hoàng Phương, cụ thể mức xử phạt như sau: Phạt tiền 25.000.000 đồng (Hai mươi lăm triệu đồng) theo quy định tại khoản 3 Điều 5, điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Vì đã có hành vi vi phạm hành chính: công bố thông tin không đúng thời hạn khi không còn là cổ đông lớn (Ngày 24/9/2020, ông Đỗ Hoàng Phương - cổ đông lớn của Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Vietranstimex (mã chứng khoán: VTX) đã bán 1.641.952 cổ phiếu VTX, dẫn đến tỷ lệ nắm giữ giảm xuống từ 7,83% (1.641.952 cổ phiếu) còn 0 % (0 cổ phiếu) và không còn là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Vietranstimex. Tuy nhiên, đến ngày 12/10/2020, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được công bố thông tin của ông Đỗ Hoàng Phương về việc không còn là cổ đông lớn).
Cùng ngày, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 319/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đăng Quang (địa chỉ: 166 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh).
Cụ thể: Phạt tiền: 35.000.000 đồng (ba mươi lăm triệu đồng) theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng hoặc khi không còn là cổ đông lớn (Ông Nguyễn Đăng Quang công bố thông tin không đúng thời hạn khi trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (mã chứng khoán: VIG) đối với giao dịch ngày 31/3/2021 (mua 465.000 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 3,66% lên 5,02%) và ngày 06/4/2021 (mua 1.586.600 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,19% lên 8,84%); công bố thông tin không đúng thời hạn khi không còn là cổ đông lớn đối với giao dịch ngày 05/4/2021 (mua 200.000 cổ phiếu VIG, bán 954.100 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,4% xuống 4,19%) và ngày 22/4/2021 (bán 1.036.300 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,73% xuống 3,7%);
Đồng thời, phạt tiền: 17.500.000 đồng (mười bảy triệu năm trăm nghìn đồng) theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và khoản 1 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do công bố thông tin không đúng thời hạn khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết (Ông Nguyễn Đăng Quang công bố thông tin không đúng thời hạn khi tỷ lệ sở hữu thay đổi vượt ngưỡng 1% đối với giao dịch ngày 08/4/2021 (mua 163.800 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 8,84% lên 9,32%), ngày 13/4/2021 (mua 118.300 cổ phiếu VIG, bán 474.500 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 7,9% xuống 6,86%), ngày 14/4/2021 (bán 450.500 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,86% xuống 5,54%), ngày 19/4/2021 (mua 265.700 cổ phiểu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 5,95% lên 6,73%)).
Thủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương xem xét việc gỡ bỏ công cụ hành chính về hạn mức tín dụng, thay bằng điều hành tăng trưởng tín dụng theo cơ chế thị trường;....
Tính đến ngày 26/6, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối 2024, tăng 18,87% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2023 đến nay.
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa thông qua việc triển khai trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital (mã BCG) và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã TCD) vào diện cảnh báo kể từ ngày 9/7.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên với đà hỗ trợ của cổ phiếu Nvidia.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết theo dự báo ban đầu, tăng trưởng GDP quý II nước ta ước đạt 7,67% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng 6 tháng dự kiến đạt 7,31%. Tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo bổ sung chứng khoán VSH của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin), sau vi phạm về thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
VN-Index tăng 6,75 điểm lên mức 1.384,59 điểm. Tâm điểm thị trường hôm nay thuộc về nhóm cổ phiếu chứng khoán.
Giá vàng nửa cuối 2025 đứng trước ngưỡng mới khi dự báo chia rẽ. Bên cạnh kỳ vọng vàng vượt 4.000 USD/ounce nhờ bất ổn địa chính trị, nhiều nhà phân tích đầu tư thận trọng hơn, lo ngại nhu cầu trú ẩn giảm và thị trường chứng khoán hồi phục.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với nhiều kỳ vọng bứt phá, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi và dòng vốn ngoại trở lại. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn từ biến động thuế quan, địa chính trị và chính sách Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm nhẹ vào thứ Tư (2/7), trong khi đồng USD tiếp tục yếu gần mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi, khi nhà đầu tư cân nhắc khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất và cuộc đua đạt các thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 9/7 mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là 268.133,9 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch, đạt 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Chào tháng 7, VN-Index đã nỗ lực kéo thêm gần 2 điểm tuy nhiên kết phiên vẫn rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Chứng khoán châu Á khởi sắc trong chiều 1/7 nhờ tâm lý lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản lại đi ngược xu hướng thị trường.
Ngày 11/7/2025, Nam A Bank sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 343,1 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ thực hiện quyền 100:25.
Sáng ngày 1/7, giá vàng SJC trong nước bất ngờ tăng hơn 1 triệu đồng - vượt qua mốc 120 triệu đồng/lượng,
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Việt (VSC).
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên cuối cùng của nửa đầu năm 2025 vào ngày thứ Hai (30/6), nhờ những thông tin tích cực liên quan tới đàm phán thương mại, hoàn tất một tháng giao dịch với thành quả tốt bất ngờ.
Tính chung cả tháng 6/2025, VN Index tăng 43,47 điểm, đóng cửa tại vùng cao nhất tháng. Triển vọng tháng 7 và quý III/2025 đang được đánh giá tích cực hơn, tuy nhiên, thanh khoản thấp là yếu tố cần lưu ý.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?