Warm Calling

Warm Calling

Warm Calling

Warm Calling

Định nghĩa

Warm Calling là sự chào mời khách hàng tiềm năng mà một đại diện bán hàng nói riêng hoặc công ty của anh ta nói chung, đã có liên hệ trước đó.

Warm Calling đề cập đến một cuộc gọi chào hàng, một cuộc hẹn hoặc email được tiến hành sau khi nhân viên bán hàng tiếp cận khách hàng thông qua chiến dịch thư trực tiếp hay lời giới thiệu tại một sự kiện kinh doanh.

Bản chất và đặc trưng của Warm Calling

- Warm Calling trái ngược với Cold Calling. Cold Calling là sự chào mời khách hàng tiềm năng thông qua những cuộc gọi chào hàng, trong đó khách hàng tiềm năng là người không có tương tác trước đó với nhân viên bán hàng. Nói cách khác, đại diện bán hàng và công ty không có sự liên hệ trước với khách hàng tiềm năng.

- Warm Calling bao hàm yếu tố cá nhân hóa vì hoạt động liên hệ trước có thể được tham chiếu hoặc đề cập như sau: "Xin chào, bà Jones, tôi thấy bà đã theo dõi công ty của chúng tôi trên Twitter" hoặc "Xin chào, ông Jones, chúng ta đã gặp nhau tuần trước tại Hội nghị ABC". Sự liên hệ trước đó có ý nghĩa như một tàu phá băng cho kĩ thuật Warm Calling tiếp theo.

Một số lời khuyên khi sử dụng kĩ thuật Warm Calling

- Nghiên cứu kĩ lưỡng về nhu cầu của khách hàng để hiểu rõ và thỏa mãn một cách tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.

- Tôn trọng thời gian của khách hàng bằng cách nêu ra những đặc điểm chính yếu và đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ.

- Đừng ngại sử dụng sự hài hước hoặc cố gắng thân mật với khách hàng khi thực hiện kĩ thuật Warm Calling.

Tất nhiên, sản phẩm của bạn có thể đủ tốt và hấp dẫn để khiến khách hàng hứng thú, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhận được cái gật đầu đồng ý mua sản phẩm hay dịch vụ nếu bỏ lỡ cơ hội kết nối với các khách hàng tiềm năng này. Rõ ràng, sản phẩm tốt thôi là không đủ trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Sử dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo một số phương thức liên lạc, chẳng hạn như gửi thư thoại bao gồm lời đề nghị cung cấp thêm thông tin, email cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ qua video.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)


Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: