Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua (2020-2025).
Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/4, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1.204 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,59 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 23,8% về số vốn đăng ký.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,39 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,51 tỷ USD, chiếm 26,9%; các ngành còn lại đạt 697,2 triệu USD, chiếm 12,5%.
Trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,6 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Trung Quốc 1,52 tỷ USD, chiếm 27,1%; Nhật Bản 573,2 triệu USD, chiếm 10,3%; HongKong (Trung Quốc) 499,9 triệu USD, chiếm 8,9%; Đài Loan 389,6 triệu USD, chiếm 7,0%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 232,8 triệu USD, chiếm 4,2%; Hàn Quốc 148 triệu USD, chiếm 2,6%.
Ngoài ra, có 540 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,40 tỷ USD, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,37 tỷ USD, chiếm 69,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,63 tỷ USD, chiếm 21,9%; các ngành còn lại đạt 998,7 triệu USD, chiếm 8,3%.
Có 1.106 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,83 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 477 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 854 triệu USD và 629 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 973 triệu USD.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 554,8 triệu USD, chiếm 30,4% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 385,9 triệu USD, chiếm 21,1%; ngành còn lại 886,4 triệu USD, chiếm 48,5%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm các năm 2021 - 2025 (Đơn vị: Tỷ USD). (Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Tài chính).
Cũng trong 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 81,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 533,1 triệu USD, chiếm 7,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 266,2 triệu USD, chiếm 3,9%.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Ngày 6/5, giá vàng miếng thêm 3,5 triệu đồng cả chiều mua lẫn chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Theo đó, giá mua vào lên mức 121,3 triệu đồng/lượng, giá bán ra lên mức 123,3 triệu đồng/lượng.
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào thứ Hai (5/5), chấm dứt mạch leo dốc 9 phiên liên tiếp, khi nhà đầu tư theo dõi những diễn biến mới nhất về thương mại toàn cầu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết liên quan đến chất vấn của đại biểu, trong đó nhấn mạnh hai nội dung đáng chú ý: nghiên cứu triển khai tiền kỹ thuật số (CBDC) và kiểm soát hoạt động sàn Forex trái phép.
Ngày 5/5 giá vàng trong nước niêm yết giá vàng miếng trong khoảng 118,5 – 121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đỉnh giá ngày 22/4 - vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.
Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn được duy trì dưới mốc 3%, dao động quanh mức 2,54% trong phiên đầu tuần. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng giảm nhẹ, dao động từ 4,16% đến 4,77%.
Tuần qua, thị trường trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày từ hôm thứ Tư cho tới cuối tuần. Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lên cao hơn so với tuần trước, hiện là 24.956 đồng/USD. Còn giá bán USD tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD.
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?