Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tăng 35,5% trong 2 tháng đầu năm 2025
Hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước…
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Cụ thể, trong quý 1/2025, có 850 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 4,33 tỷ USD, tăng 11,5% về số lượng dự án nhưng giảm 31,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2024. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký mới đạt 2,62 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 1,13 tỷ USD, chiếm 26,1%. Các ngành còn lại thu hút 581,5 triệu USD, chiếm 13,4%.
Xét về quốc gia và vùng lãnh thổ, Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư mới với 1,32 tỷ USD, chiếm 30,5%. Tiếp theo là Trung Quốc (1,23 tỷ USD, chiếm 28,5%), Đài Loan (368,1 triệu USD, chiếm 8,5%), Nhật Bản (341,8 triệu USD, chiếm 7,9%), Hồng Kông (Trung Quốc) (310,2 triệu USD, chiếm 7,2%) và Quần đảo Virgin thuộc Anh (190,7 triệu USD, chiếm 4,4%).
Bên cạnh các dự án mới, vốn đăng ký điều chỉnh cũng ghi nhận sự tăng trưởng đột phá. Có 401 dự án đã được cấp phép từ trước đó đăng ký điều chỉnh tăng thêm vốn đầu tư với tổng giá trị 5,16 tỷ USD, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút tổng cộng 6,30 tỷ USD, chiếm 66,5% tổng vốn FDI đăng ký. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 2,24 tỷ USD, chiếm 23,6%. Các ngành còn lại thu hút 943 triệu USD, chiếm 9,9%.
Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quý 1/2025, có 810 lượt góp vốn với tổng giá trị 1,49 tỷ USD, tăng 83,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 374 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị 654,14 triệu USD và 436 lượt mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 835,31 triệu USD. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hình thức này với 487,6 triệu USD (32,7%), tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 337,2 triệu USD (22,7%).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025 ước đạt 4,96 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức vốn FDI thực hiện cao nhất trong quý 1/2025 của 5 năm trở lại đây. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm phần lớn với 4,05 tỷ USD (81,7%), tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản với 387,7 triệu USD (7,8%) và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí với 193,3 triệu USD (3,9%).
Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, trong ba tháng đầu năm 2025, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ghi nhận sự tăng trưởng đột biến. Có 30 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 233,6 triệu USD, gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, có 5 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm 5,4 triệu USD, gấp 24,3 lần so với cùng kỳ.
Tính chung, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (cấp mới và điều chỉnh) đạt gần 239 triệu USD, gấp 9,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (111,2 triệu USD, chiếm 46,5%), công nghiệp chế biến, chế tạo (65,6 triệu USD, chiếm 27,4%) và khai khoáng (41 triệu USD, chiếm 17,1%).
Trong quý 1/2025, có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư từ Việt Nam, trong đó Lào dẫn đầu với 139,7 triệu USD (58,4%), tiếp theo là Philippines (34,2 triệu USD, 14,3%), Indonesia (31,1 triệu USD, 13%), Quần đảo Virgin thuộc Anh (21,0 triệu USD, 8,8%) và Cuba (4,0 triệu USD, 1,7%).
Hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước…
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Số quyết định hoàn thuế năm 2025 lũy kế đến ngày 23/3/2025 là 3.705 quyết định với tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024 (3.962 quyết định với tổng số tiền được hoàn 27.128 tỷ đồng).
Theo đó các sàn giao dịch chứng khoán nghỉ giao dịch 1 ngày nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, mùng 10 tháng 3 âm lịch tức vào thứ Hai, ngày 7/4/2025.
Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.
Mặc dù phiên giao dịch ngày hôm nay (4/4) chưa hết đà lao dốc nhưng chỉ số VN-Index rút ngắn đà giảm còn 19,17 điểm (1,56%), xuống mức 1.210,67 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nên đánh giá lại danh mục và tránh bán tháo theo tâm lý đám đông.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên chao đảo trong ngày thứ Năm (3/4), với các chỉ số chính mất từ 4% đến 6% sau khi đón nhận mức thuế quan từ Mỹ đối với các đối tác thương mại.
Ngày 3/4 được các nhà đầu tư đánh giá là "phiên giao dịch thảm khốc" của chứng khoán Việt diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng tới 46% với hàng Việt.
Giữa thương chiến, vàng đang “tỏa sáng” với vai trò một “hầm trú ẩn” truyền thống. Từ đầu năm đến nay, giá kim loại quý này đã tăng hơn 500 USD/oz, tương đương tăng khoảng 20%, và có hơn 20 lần lập kỷ lục. Tại thị trường trong nước giá vàng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng
Kết thúc phiên sáng, VN-Index mất hơn 82 điểm, tương ứng 6,24% bởi áp lực bán chưa có dấu hiệu suy yếu. Thị trường chỉ còn 8 cổ phiếu tăng giá, trong khi số lượng giảm lên đến 496 mã. Thị trường chứng khoán toàn cầu đều trong trạng thái "rực lửa".
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo sẽ đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE: mã chứng khoán NVL) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 03/04/2025.
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2025, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 110.440 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ.
VN-Index tăng nhẹ 0,5 điểm lên 1.317,83 điểm. Thanh khoản duy trì ngưỡng thấp với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 15.719 tỷ đồng. Trong khi đó, Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 2/4 khi các nhà đầu tư lo lắng chờ đợi làn sóng thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã thông báo công văn về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angimex, mã chứng khoán AGM).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo, theo kế hoạch dự kiến đề xuất, hệ thống công nghệ thông tin (KRX) cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức vào ngày 5/5, trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu dao động thận trọng trong thời gian qu. Giới đầu tư liên tục hướng sự chú ý về một loạt thuế quan mới mà Nhà Trắng dự kiến công bố vào lúc 20:00 GMT (theo giờ Mỹ) ngày 2/4.
Năm doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam tính đến hết tháng 3/2025 bao gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang.
Giá vàng liên tục leo đỉnh niêm yết ở ngưỡng 99,9 - 102,2 triệu đồng/lượng.
Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index giảm hơn 10 điểm, lùi sát ngưỡng 1.300 điểm.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78.712 tỷ đồng, đạt 8,98% kế hoạch, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 31/3, giá vàng SJC và vàng nhẫn liện tục tăng nóng trở lại. Hiện tại, giá vàng trong nước đã leo lên đỉnh mới 101,5 triệu đồng/lượng.
FiinRatings ước tính 40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ đáo hạn trong quý II, trong đó 16.500 tỷ đồng thuộc về nhóm bất động sản.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?