Vinhomes mua gần 28 triệu cổ phiếu trong hai phiên đầu tuần
Tính chung hai phiên đầu tuần, công ty đã mua 27,8 triệu cp. Khối lượng lũy kế từ 23/10 đến 19/11 đạt hơn 190 triệu cp, tương đương 51,4% tổng khối lượng đăng ký.
Công ty CP Vinhomes (HoSE: mã chứng khoán VHM) chính thức khép lại thương vụ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ vào ngày 21/11, đánh dấu giao dịch mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) đã mua lại hơn 35,7 triệu cổ phiếu trong phiên giao dịch 21/11, mức cao nhất trong giai đoạn vừa qua. Đây cũng là phiên giao dịch cuối cùng trong thời hạn đăng ký mua lại 370 triệu cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản này.
Lũy kế đến nay, Vinhomes đã mua lại gần 247 triệu cổ phiếu, tương đương 2/3 tổng khối lượng cổ phiếu đã đăng ký mua lại.
Ước tính, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam đã chi 11.000 tỷ đồng để hoàn thành thương vụ kể trên.
Theo đăng ký ban đầu, Vinhomes dự kiến mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM trong giai đoạn từ ngày 23/10 đến 21/11.
Trong khoảng 1 tháng qua, cổ phiếu VHM được giao dịch tương đối sôi động và thường xuyên dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường. Bình quân mỗi phiên, VHM đều ghi nhận gần 21 triệu cổ phiếu khớp lệnh với giá trị giao dịch 900 tỷ đồng.
Kể từ thời điểm công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu, thị giá VHM liên tục phục hồi. So với mức đáy lịch sử thiết lập vào đầu tháng 8, thị giá VHM đã tăng 41% trước khi quay đầu giảm về quanh mốc 40.000 đồng/cổ phiếu hiện tại.
Trong những phiên giao dịch cuối cùng của đợt mua lại, VHM bắt đầu đảo chiều hồi phục lên ngưỡng 43.300 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, Vinhomes cho biết mục đích mua lại cổ phiếu là nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông trong bối cảnh thị giá VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực.
Nguồn vốn mua lại được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên của Vinhomes. Nhà phát triển bất động sản dự kiến phải chi hơn 16.000 tỷ đồng để hoàn tất đợt mua lại nói trên.
Dù không hoàn thành đủ khối lượng của đợt mua lại, việc chi 11.000 tỷ đồng để mua lại gần 247 triệu cổ phiếu quỹ của Vinhomes vẫn là thương vụ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Về hoạt động kinh doanh, quý III/2024, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần đạt 33.323 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh 33% khiến lợi nhuận gộp giảm 35% xuống còn 9.571 tỷ đồng, kéo biên lợi nhuận gộp từ 45,7% xuống còn 28,7%. Lợi nhuận ròng quý 3 đạt 8.980 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 69.910 tỷ đồng và lãi ròng đạt 20.600 tỷ đồng, lần lượt giảm 26% và 36,4% so với cùng kỳ. Vinhomes đã hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Dự báo cho quý IV, Chứng khoán Mirae Asset cho rằng Vinhomes sẽ đạt lợi nhuận ròng cả năm 2024 khoảng 36.900 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Điều này đồng nghĩa Vinhomes cần đạt khoảng 17.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý cuối năm. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận quý cao nhất trong lịch sử của tập đoàn.
Tại ngày 30/9, VHM có tổng tài sản đạt 524.684 tỷ đồng, tăng hơn 80.000 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu của VHM cũng tăng từ 182.636 tỷ đồng hồi đầu năm lên 215.965 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận hơn 154.216 tỷ đồng.
VHM đang sở hữu "kho tiền" lên tới gần 1 tỷ USD, bao gồm hơn 20.621 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Doanh nghiệp cũng đang có hơn 3.802 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Ở phía bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Vinhomes tăng 18% lên hơn 308.718 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm hơn 246.564 tỷ đồng, dù vậy vay ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ chiếm hơn 24.202 tỷ đồng.
Nợ dài hạn ghi nhận hơn 62.155 tỷ đồng, tăng hơn 11.000 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó vay nợ dài hạn của doanh nghiệp tăng từ 38.394 tỷ đồng lên 47.969 tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Vinhomes cho biết đến hết quý III/2024, công ty còn hơn 123.000 tỷ đồng doanh số chưa ghi nhận nhờ kết quả bán hàng khả quan tại các đại đô thị.
Tính chung hai phiên đầu tuần, công ty đã mua 27,8 triệu cp. Khối lượng lũy kế từ 23/10 đến 19/11 đạt hơn 190 triệu cp, tương đương 51,4% tổng khối lượng đăng ký.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý đối với tài sản mã hóa. Một trong những hướng đi quan trọng là xây dựng Nghị quyết thí điểm triển khai sàn giao dịch tài sản mã hóa tại Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ năm (17/4) một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ lãi suất và thậm chí còn ám chỉ đến việc “sa thải” Chủ tịch Jerome Powell.
Sở GDCK TP HCM (HoSE) ngày 16/04 công bố thông tin về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Bất động sản Điện lực miền Trung (EVN-Land Cetral, HoSE: mã chứng khoán LEC).
VN-Index tăng trở lại sau 2 phiên giảm gần 40 điểm trước đó, nhưng khối ngoại đã xác lập phiên bán ròng kỷ lục nhất kể từ đầu năm với giá trị lên tới gần 4.700 tỷ đồng.
Mới đây, Mỹ đã áp đặt mức thuế quan lên tới 245% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đánh dấu bước leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Để tạo động lực tăng trưởng mới, phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng lợi thế của TP Hải Phòng, Chính phủ đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khơi thông các điểm 'nghẽn', tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Theo ghi nhận, mở cửa phiên giao dịch ngày 17/4, giá vàng miếng được Doji và SJC niêm yết ở mức 115,5 - 118 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 2,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) so với đầu giờ sáng nay.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/4, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ có dấu hiệu chậm lại.
Việt Nam đã ký kết hiệp định vay và viện trợ từ WB, ADB với tổng giá trị gần 400 triệu USD cho loạt dự án về môi trường, hạ tầng giao thông và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đáng chú ý, một thương hiệu vàng có giá bán vàng miếng SJC cao nhất, lên đến 115,5 triệu đồng/lượng, 'đắt' hơn các thương hiệu khác đến 1,6 triệu đồng/lượng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Giá vàng đã 2 lần thiết lập đỉnh mới khi ngày 15/4 đạt ngưỡng 108 triệu đồng/lượng và chỉ sau đó 1 ngày chinh phục đỉnh 111 triệu đồng/lượng. Việc đầu tư dài hạn vào vàng vẫn được xem là kênh an toàn, nhưng cần tránh tâm lý "đu đỉnh" khi giá đang ở mức cao kỷ lục.
Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co trong suốt phiên trước khi kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (14/4) trong trạng thái tăng điểm với sự dẫn đầu của các cổ phiếu công nghệ nhờ động thái miễn thuế quan cho các sản phẩm công nghệ mà Mỹ công bố vào cuối tuần vừa rồi.
Novaland (NVL) bị yêu cầu mua lại bắt buộc lô trái phiếu 225 tỷ đồng do không thanh toán gốc và lãi đúng hạn.
VN-Index ghi nhận phiên phục hồi thứ 3 liên tục, trong đó có sự góp phần lớn của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa thông qua việc tạm hoãn đợt chào bán thêm 300 triệu cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá.
Theo báo cáo The Wealth Report 2025, Việt Nam hiện có khoảng 5.459 cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD, chiếm 0,2% tổng số triệu phú trên toàn thế giới.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 14/4, giá vàng trong nước đồng loạt bật tăng mạnh, đặc biệt vàng miếng SJC thiết lập mốc cao chưa từng có khi vượt 107 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng gần 24.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong tuần 7–11/4, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng duy trì xu hướng giảm nhẹ và chính sách tiền tệ tiếp tục được kỳ vọng nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ, mức tiền phạt 77,5 triệu đồng do hành vi bán cổ phiếu quỹ không đúng theo báo cáo.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?