Chiều 26/4, CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã VJC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023. Theo tài liệu họp, năm nay, hãng hàng không đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 50.178 tỷ đồng, tăng 25% so với năm ngoái. Trong đó, riêng công ty mẹ dự kiến đạt 41.347 tỷ đồng doanh thu.

Vietjet kỳ vọng doanh thu sẽ cải thiện nhờ vào việc thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại từ ngày 15/3/2023, hãng bắt đầu khai thác các chặng bay đến Australia từ tháng 4 này, dự báo doanh thu tăng từ khách du lịch quốc tế, chi phí nhiên liệu bay đang giảm 30% so với năm 2022.

Với doanh thu trên, VJC kỳ vọng lợi nhuận sau thuế đạt 1.000 tỷ đồng, Năm ngoái, công ty đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng, nhưng thực tế lỗ 2.262 tỷ, đánh dấu năm thua lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của hãng hàng không giá rẻ này.

Về phương án phân phối lợi nhuận,HĐQT trình cổ đông phê duyệt phương án chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế từ báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2022.

Vietjet hiện có 541,61 triệu cổ phiếu phổ thông VJC đang lưu hành, không có cổ phiếu quỹ. Để trả cổ tức theo tỷ lệ 20%, Vietjet sẽ cần phát hành thêm 108,3 triệu đơn vị VJC, tương ứng với giá trị 1.083 tỷ đồng theo mệnh giá. Số lượng cổ phiếu sau khi chia cổ tức sẽ tăng lên thành 649,93 triệu đơn vị, ứng với vốn điều lệ xấp xỉ 6.500 tỷ đồng.

Một nội dung đáng chú ý khác là HĐQT trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phần với 2 hình thức là cổ phần phổ thông và/hoặc cổ phần ưu đãi cổ tức.

Cụ thể, với phương án chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức, dự kiến thực hiện trong năm 2023 đến trước ĐHĐCĐ 2024. Giá bán không thấp hơn giá giao dịch trung bình 20 ngày trước thời điểm phát hành. Đối tượng chào bán không quá 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số lượng chào bán tối đa không quá 10% số lượng đang lưu hành tại thời điểm chào bán.

Mức cổ tức cố định của cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ do HĐQT quyết định, thời hạn hưởng cổ phần ưu đãi không quá 5 năm.

Cổ phần ưu đãi được phép chuyển đổi sang cổ phần phổ thông sau 2 năm kết từ thời điểm hoàn tất đợt chào bán.

Phương án chào bán cổ phần phổ thông cũng có thời gian thực hiện, số lượng dự kiến chào bán tương tự. Giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất gần nhất của công ty.

Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính; nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cổ phần phổ thông mới phát hành bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Như vậy, nếu hoàn thành kế hoạch trả cổ tức và 2 phương án chào bán cổ phần, VJC sẽ phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu mới.

Vietjet đặt mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng, phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu. Ảnh minh họa
Vietjet đặt mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng, phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu. Ảnh minh họa

Theo tài liệu được công bố trước đại hội, Vietjet dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 sẽ đạt 50.178 tỷ đồng, tăng 25% so với con số thực hiện năm ngoái. Trong đó, riêng công ty mẹ dự kiến đạt 41.347 tỷ đồng doanh thu.

Vietjet kỳ vọng doanh thu sẽ cải thiện nhờ vào việc thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại từ ngày 15/3/2023, hãng bắt đầu khai thác các chặng bay đến Australia từ tháng 4 này, dự báo doanh thu tăng từ khách du lịch quốc tế, chi phí nhiên liệu bay đang giảm 30% so với năm 2022.

Số chuyến bay khai thác được dự báo tăng 20% lên 139.513 chuyến, tương đương với năm 2019 khi đại dịch COVID chưa bùng phát. Biểu đồ bên dưới cho thấy Vietjet đã khai thác hơn 116.000 chuyến bay trong năm 2022, vượt 16% mục tiêu 100.000 chuyến mà đại hội cổ đông thông qua.

Sản lượng hành khách năm ngoái đạt 20,56 triệu lượt, vượt kế hoạch 14%. Sang năm 2023, Vietjet dự kiến sẽ vận chuyển 25,7 triệu lượt hành khách, tăng trưởng 25% so với kết quả của năm 2022. Hệ số sử dụng ghế bình quân (load factor) được kỳ vọng cải thiện từ 85% trong năm 2022 lên 87% trong năm nay.

Năm ngoái, Vietjet đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng nhưng thực tế lỗ 2.262 tỷ, đánh dấu năm thua lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của hãng hàng không chi phí thấp này. Năm 2023, Vietjet tiếp tục đặt mục tiêu có lãi sau thuế 1.000 tỷ, tương đương với biên lãi thuần 2%.

Đội tàu bay của Vietjet trong năm ngoái có 75 chiếc, giảm một chiếc so với 2021 và không đạt kế hoạch 82 chiếc mà đại hội đề ra. Đại hội năm 2023 dự kiến sẽ thông qua phương án nâng đội tàu bay lên 87 chiếc, tức là tăng 12 chiếc so với 2022. Trong đó, đội tàu thân rộng Airbus A330 dự kiến có từ 7 đến 9 chiếc.

Hãng hàng không của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện có số tàu bay nhiều thứ 2 Việt Nam, đứng trên Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines và chỉ sau Vietnam Airlines (Mã: HVN).