UBND thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-VP về triển khai xây dựng kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo.

CCHC

Theo kế hoạch này, từ tháng 9/2022, thông qua ứng dụng Zalo, người dân, doanh nghiệp có thể gửi phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn thành phố hoặc phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ của cán bộ, công chức khi thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Kênh thông tin tiếp nhận phản ánh kiến nghị về quy định hành chính qua ứng dụng Zalo sẽ được tích hợp, kết nối với Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia để đồng bộ dữ liệu, thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý thuận tiện, đúng quy định.

Thành phố cũng yêu cầu việc xây dựng hệ thống phải được thực hiện đơn giản, thuận tiện, có các tính năng thân thiện với người dùng để người dân, doanh nghiệp dễ dàng truy cập, thao tác, thực hiện gửi phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng biểu mẫu theo form mẫu tiếp nhận phản ánh, kiến nghị người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trên cơ sở biểu mẫu đã được xây dựng; tổ chức số hóa, tích hợp lên ứng dụng Zalo phục vụ công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu phản ánh kiến nghị của Văn phòng UBND thành phố, cơ sở dữ liệu sẽ được xây dựng trên tiêu chí bảo đảm tiếp nhận thông tin từ ứng dụng Zalo chuyển đến sau khi đã thực hiện phân loại đối với những phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, loại bỏ những phản ánh, kiến nghị không liên quan đến quy định hành chính.

Thành phố điều chuyển thông tin, dữ liệu đến Hệ thống phản ánh, kiến nghị của thành phố và thực hiện đồng bộ Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia (nếu bảo đảm và được kết nối, đồng bộ) để tiếp nhận, xử lý theo quy định; Bảo đảm kết nối thông suốt, ổn định và an toàn, bảo mật thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sau khi phản ánh, kiến nghị được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết, kết quả sẽ được thông báo tới người dân, doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị (thông qua cơ sở dữ liệu phản ánh, kiến nghị của Văn phòng UBND thành phố kết nối với ứng dụng Zalo).

Thành phố cũng xây dựng quy chế quản lý, vận hành hệ thống, xác định quy trình và cách thức thực hiện cũng như quy trình tiếp nhận đảm bảo theo quy định. Thời gian hoàn thành trong tháng 9/2022.

Đồng thời, Hà Nội cũng sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức các đơn vị thực hiện việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị qua kênh ứng dụng và thực hiện quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị.

Được biết, trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã đặt mục tiêu cụ thể cho chỉ số cải cách hành chính là đạt 92,55 điểm, tăng hơn 4 điểm và tối thiểu 1-2 bậc so với trước.

Trước đó, tại hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính TP Hà Nội năm 2022” của UBND TP Hà Nội mới đây, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã nhấn mạnh, bản chất cải cách hành chính là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp. Cùng với đó là mối quan hệ trong hệ thống.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trong kế hoạch cải cách hành chính, từ đầu năm tới nay, thành phố đã và đang thành lập các ban chỉ đạo các đề án rất thiết thực như: triển khai xây dựng đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền; thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố sang tự chủ tài chính…); Đồng thời khẳng định Ban Cán sự đảng UBND thành phố cùng các ban Đảng Thành ủy, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ làm tốt các đề án mang tính then chốt này để giải phóng được các nguồn lực và phát triển.

untitled

Bên cạnh đó, thành phố đã và đang thành lập các ban chỉ đạo các đề án rất thiết thực như: triển khai xây dựng đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền; thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố sang tự chủ tài chính…); Đồng thời khẳng định Ban Cán sự đảng UBND thành phố cùng các ban Đảng Thành ủy, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ làm tốt các đề án mang tính then chốt này để giải phóng được các nguồn lực và phát triển.

Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền cần phải làm từng bước, có thể thí điểm đối với một số lĩnh vực, một số địa bàn phù hợp, vừa bảo đảm tính ổn định, vừa tính đến yếu tố đổi mới, rõ trách nhiệm gắn với công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ.

Với những mục tiêu rõ ràng cùng sự chỉ đạo xát xao từ lãnh đạo thành phố và sự linh hoạt, sáng tạo từ các mô hình cải cách hành chính tại các địa phương, Hà Nội trong những tháng cuối năm được tin tưởng sẽ tiến gần tới mục tiêu CCHC năm 2022, khẳng định và kiên trì việc lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ...