Hàng loạt sai phạm xảy ra ở những dự án bất động sản nghìn tỷ của FLC đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về năng lực cũng như uy tín, chất lượng tại các dự án này.
Dự án Complex 36 Phạm Hùng
Vào ngày 28/3/2015, FLC đã thông báo rộng rãi việc mở bán dự án 36 Phạm Hùng và theo thông báo chính thức trên trang website của tập đoàn này thì ngay trong ngày mở bán đã có 200 căn hộ được giao dịch thành công.
Đáng chú ý, dù chỉ được cấp phép cho bán 270 căn hộ nhưng FLC đã rao bán đến 480 căn hộ tại FLC Complex và bên bán hàng của FLC khẳng định tất cả các căn hộ tại đây sẽ được cấp sổ hồng, mặc dù thực tế điều này là trái quy định.
Sau sự kiện trên, nhiều câu chuyện liên quan đến dự án này đã dần được hé lộ khiến nhiều người mua nhà tại dự án này choáng váng.
Dự án Complex 36 Phạm Hùng.
Theo đó, thông tin từ Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm cho hay, đơn vị này đã 2 lần kiểm tra dự án FLC Complex tại 36 Phạm Hùng và dự án này đã từng bị cơ quan thanh tra lập biên bản về việc thi công xây dựng không phép từ 8/2014 cũng như bị yêu cầu đình chỉ thi công. Về sự việc này, Tập đoàn FLC đã bị Thanh tra Bộ Xây dựng phạt 50 triệu đồng.
Không những thế, liên quan đến dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng, chủ đầu tư FLC còn bị cáo buộc việc mở bán chính thức dự án này vào thời điểm 28/3 khi chưa hoàn thiện phần móng trái với các quy định tại Nghị định 71 ngày 23/6/2010 của Chính phủ: “Dự án muốn mở bán căn hộ phải xây dựng xong phần móng, trước khi mở bán chính thức phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng trước ít nhất 15 ngày”.
FLC Landmark Tower
FCL Landmark Tower có địa chỉ tại đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Cụ thể, theo giấy phép xây dựng của Dự án chung cư cao cấp và văn phòng cho thuê FCL Landmark Tower do Công ty Cổ phần FLC Land làm chủ đầu tư, dự án này được xây dựng gồm 32 tầng, trong đó gồm 5 tầng văn phòng – thương mại – dịch vụ, 25 tầng chung cư cao cấp và 2 tầng hầm.
Tuy nhiên, theo những thông tin người mua nhà tại đây cung cấp và thực tế tại dự án cho thấy, chủ đầu tư đã tự ý xây thêm 01 tầng ở khối 25 tầng chung cư cao cấp và chia ra nhiều căn hộ đem bán.
Hiện trường dự án cho thấy, tầng xây thêm được chủ đầy tư FLC đặt tên là tầng 30A, thậm chí phiếu thu tiền điện hàng tháng và biển số nhà cũng ghi 30A thay vì tầng 31.
FLC Landmark Tower.
Ngoài ra, để “che mắt” người ngoài, tòa FCL Landmark Tower chỉ có thang máy tới tầng 30 và người mua nhà phải tự đi cầu thang bộ lên tầng 31 với lối vào cầu thang bộ khá kín đáo và nếu không có người hướng dẫn ít ai có thể nhận ra còn 1 tầng ở phía trên.
Tầng 31 của tòa FCL Landmark Tower được chia thành 18 căn hộ có diện tích từ 50 – 80m2 xây dựng vòng quanh nhà kĩ thuật trên sân thượng của tòa nhà. Và theo quan sát tại đây, hiện các căn hộ này hầu hết đã có người mua và dọn đến ở.
Chia sẻ với phóng viên, một cư dân mua căn hộ tại tầng 31 tòa FCL Landmark Tower cho hay, căn hộ tại đây có giá bán chỉ 18 triệu đồng/m2 và có giá dịch vụ chỉ là 5.000 đồng/m2 so với giá 7.000 đồng/m2 của các tầng khác do là tầng xây thêm lại không có thang máy.
Tuy nhiên, cũng theo tiết lộ của một người mua nhà tại đây thì “trong hợp đồng mua bán căn hộ không có các điều khoản về Giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
Sau khi những sự việc nói trên được tiết lộ, nhiều người dân mua nhà và sinh sống tại dự án này đang tỏ ra hoang mang, lo lắng về sự an toàn của tòa nhà khi phải gánh thêm 18 căn hộ không phép.
Dự án FLC Garden City
Tòa nhà chung cư HH-01 thuộc Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ do Công ty cổ phần địa ốc Alaska (thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn FLC) làm chủ đầu tư.
Dự án được Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm (trước đây) phê duyệt, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 06/07/2011 và UBND quận Nam Từ Liêm chấp thuận điều chỉnh phương án kiến trúc sơ bộ dự án tại Văn bản số 1537/UBND-QLĐT ngày 20/10/2015.
Dự án có quy mô 7,895 ha với tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng. Dự án này gồm khu nhà liền kề, biệt thự và chung cư cao tầng.
Để giảm thủ tục cho doanh nghiệp, khu nhà liền kề, biệt thự, theo quy định được miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, đối với khu nhà cao tầng phải có giấy phép xây dựng.
Do thi công các hạng mục công trình trong khi chưa có giấy phép xây dựng, FLC Garden City đã bị các cơ quan chức năng địa phương đình chỉ thi công và xử phạt 40 triệu đồng vào ngày 13/5/2015.
Sau lần bị đình chỉ thi công và xử phạt hành chính, chủ đầu tư dự án không chấp hành, nhiều lần phớt lờ và có nhiều cách đối phó để tiếp tục vi phạm.
Tòa nhà HH-01 của Tập đoàn FLC xây đến tầng 18 bị phát hiện chưa có giấy phép xây dựng.
Ngày 18/1/2016, trên cơ sở Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm tiếp tục phát hiện sai phạm tại dự án, Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ đã ban hành quyết định đình chỉ thi công, yêu cầu các đơn vị liên quan cắt điện, nước.
Ngày 20/12016, UBND quận Nam Từ Liêm đã ra quyết định xử phạt hành chính chủ đầu tư dự án FLC Garden City số tiền 50 triệu đồng.
Cùng với đó, sáng 25/8/2018, hàng trăm cư dân tại dự án FLC Garden City đã tổ chức căng băng rôn tại trụ sở của Tập đoàn FLC, phản đối chủ đầu tư bàn giao nhà chậm tiến độ, yêu cầu chủ đầu tư dự án thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với khách hàng… Tại đây, các khách hàng mua nhà tại FLC Garden City đã “tố” hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư dự án.
Theo đó, người dân cho rằng, mặc dù dự án FLC Garden City vẫn đang trong giai đoạn thi công, thế nhưng chủ đầu tư dự án này đã cho người dân về ở. Trong khi đó, nhiều cư dân cho rằng, dự án này vẫn chưa được nghiệm thu để đi vào hoạt động theo quy định.
Cụ thể, tại tòa HH2 – nơi người dân bị chủ đầu tư "ép" đến nhận bàn giao nhà, và hiện đã có nhiều hộ dân chuyển về đây sinh sống, các tầng thương mại tại khối đế vẫn đang tiếp tục việc thi công, giàn giáo chưa được tháo dỡ; nhiều khu sàn vẫn chưa được lát đá, vật liệu xây dựng vẫn chất đống tại nhiều khu. Ngoài ra, hệ thống điện, hệ thống PCCC vẫn chưa lắp đặt xong; thang máy chưa hoàn thiện…
Dự án tại FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) và dự án FLC Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định)
Vào khoảng giữa tháng 7/2017, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố kết luận số 265/KL-TTr đối với hai đại dự án nghìn tỷ đồng của Tập đoàn FLC mắc nhiều vi phạm.
Cụ thể, hai đại dự án tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) và dự án Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) của FLC trong việc thực hiện công tác xây dựng theo quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng và hoạt động kinh doanh bất động sản có nhiều vi phạm.
Theo đó, đối với dự án của FLC Sầm Sơn tại Thanh Hóa (có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng - PV), Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, từ năm 2013, UBND tỉnh này đã phê duyệt quy hoạch sân golf, trước khi được Thủ tướng đồng ý bổ sung vào quy hoạch tới 11 tháng.
Dự án FLC Quy Nhơn đã đưa vào vận hành, khai thác (Ảnh: FLC).
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 11 ha đất rừng phòng hộ làm sân golf là vi phạm quy định của Thủ tướng. Cơ quan này còn cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 11 ha đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án FLC Sầm Sơn khi chưa có đủ điều kiện quy định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng.
Tỉnh Thanh Hóa cũng không ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 đối với dự án sân golf và khu đô thị sinh thái của chủ đầu tư này tại Quảng Cư.
Có 2 công trình thuộc dự án FLC Sầm Sơn và 2 công trình thuộc dự án FLC Sầm Sơn Golf Links đã thi công hoàn thành nhưng thời điểm thanh tra chưa có giấy phép xây dựng.
Đối với dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp tại Nhơn Lý ( FLC Quy Nhơn) tại Bình Định (tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng - PV), cơ quan thanh tra cũng cho biết, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với đồ án 1/2000.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp phép cho 7 công trình thi công đã hoàn thành thuộc dự án này. Còn 5 công trình khác đã hoàn thành nhưng chưa có giấy phép xây dựng.
2 Dự án của FLC tại TP Hạ Long
Năm 2021, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng thanh tra 2 dự án tại TP Hạ Long do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư là dự án Quần thể Trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC và dự án Sân golf Ngôi sao Hạ Long tại đồi Cột 3 đến Cột 8 TP Hạ Long.
Kết quả, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và chỉ ra hàng loạt vi phạm không thể khắc phục tại 2 dự án trên của Tập đoàn FLC.
Theo Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, ngày 30/1/2018, dự án Sân golf Ngôi sao Hạ Long tại đồi Cột 3 đến Cột 8 TP Hạ Long mới được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và ngày 5/2/2018 mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Dự án FLC Hạ Long Bay Golf Club & Luxury Resort (FLC Hạ Long) có tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet
Đồng thời, ngày 21/4/2017 dự án mới Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); ngày 13/3/2018 được UBND tỉnh Quảng Ninh giao đất và ngày 3/4/2018 mới ký hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên, từ tháng 9/2016, nhà đầu tư đã khởi công xây dựng dự án.
Với hành vi vi phạm pháp luật trên, ngày 28/2/2017, nhà đầu tư bị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh xử phạt vi phạm hành chính 400 triệu đồng do không ĐTM được phê duyệt.
Sau đó, ngày 18/1/2019, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Quảng Ninh tiếp tục xử phạt số tiền 40 triệu đồng do tổ chức thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật không có giấy phép.
Không những thế, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, nhà đầu tư còn sử dụng đa số phần diện tích 6,64 ha/95,52 ha còn lại theo quy hoạch của dự án (trong đó có diện tích thuộc đơn vị Cụm 42 - Bộ Tham mưu Quân khu 3 quản lý) để xây dựng cây xanh sân golf và nhà tạm, khi chưa có quyết định cho thuê đất, chưa bàn giao đất thực địa.
Dự án FLC Legacy Kon Tum
Đầu tháng 3/2022, Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành kết luận thanh tra các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trong kết luận, TTCP đã nêu hàng loạt vi phạm tại dự án tổ hợp thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố - FLC Legacy Kon Tum tại phường Trường Chinh, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC, mã chứng khoán: FLC) làm chủ đầu tư. Dự án FLC Legacy Kon Tum có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
Phối cảnh dự án FLC Legacy Kon Tum.
Theo TTCP, dự án FLC Legacy Kon Tum được tỉnh Kon Tum giao cho Tập đoàn FLC có diện tích gần 180.000 m2. Ngày 18/7/2019, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt kết quả trúng đấu giá và ban hành quyết định về việc bán tài sản công cho người duy nhất đăng ký mua. Tại thời điểm thanh tra (tháng 8/2020), Tập đoàn FLC không thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Đến ngày 16/9/2020, phía FLC mới nộp tổng số tiền trúng đấu giá là 204 tỷ đồng và tiền phạt chậm nộp là gần 21 tỷ đồng. Theo TTCP, như vậy là vi phạm quy chế đấu giá tài sản và hợp đồng mua bán tài sản nhưng UBND tỉnh Kon Tum đã thiếu kiên quyết, quyết liệt trong việc xử lý hủy kết quả đấu giá.
Bên cạnh đó, trong khi dự án chưa đầu tư hoàn thành, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tự ý tách thửa diện tích đất hơn 71.600 m2 thành 474 thửa và cấp riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Tập đoàn FLC với thời hạn lâu dài là không đúng quy định Luật đất đai.
Với những vi phạm trên, UBND tỉnh Kon Tum giải trình nơi đây là địa bàn đặc biệt khó khăn, việc thu hút đầu tư không thuận lợi. Khi có nhà đầu tư lớn, địa phương đã tạo mọi điều kiện và nhiều lần thúc Tập đoàn FLC nộp tiền. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 bùng phát, chủ đầu tư bị ảnh hưởng, gặp khó khăn về tài chính.
Ngày 26/4, UBND xã Hoằng Tiến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết đã báo cáo UBND huyện Hoằng Hóa về việc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO (Công ty EURO) xây dựng nhiều công trình trái phép sát bờ biển Hải Tiến.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025 của Savills Việt Nam cho thấy Sự thiếu vắng nguồn cung vừa túi tiền là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch căn hộ hạ nhiệt, giá mua chung cư tăng cao.
Mới đây, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã công bố kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Hope Residences. Dự án này có vị trí tương đối đắc địa khi nằm gần khu biệt thự triệu đô Vinhomes Riverside và chỉ cách Hồ Gươm khoảng 10 km.
Những sản phẩm có giá hơn 30 tỷ đồng/căn tại TP HCM tăng mạnh và chiếm hơn 70% nguồn cung sơ cấp. Trong khi đó, tại Hà Nội, Biệt thự tăng giá gấp đôi, nhà liền kề tăng 24%.
Ngày 24/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2187/QĐ-UBND về hình thức sử dụng đất tại số 34 ngõ 53 Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, cho Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai.
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, đảm bảo dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.
Sáng 24/4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – ông Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan để đánh giá tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngày 22/4, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã CK: KBC) công bố thông tin về việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với quy mô 675 ha.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 22/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến công tác kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam.
UBND TP HCM vừa có công văn số 2731/UBND - DA gửi Bộ Xây dựng về đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo UBND thành phố Hà Nội, phí dịch vụ quản lý tối đa đối với nhà chung cư không có thang máy là 5.000 đồng/m2/tháng, nhà có thang máy là 16.500 đồng/m2/tháng.
Chiều 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã họp với các bộ, ngành liên quan về việc nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội; nhà ở cho công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi thuê, mua…).
Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) giao thông phải bảo đảm hài hòa lợi ích, các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có Văn bản số 2177/SXD-QLNN về việc huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân tại dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng.
Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, với tổng diện tích sàn hơn 25.000m2, gồm 282 căn hộ.
UBND tỉnh Hà Nam vừa duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hai khu đô thị gồm Đông Phú Thứ và Tiên Hải tại TP Phủ Lý với tổng mức đầu tư hơn 23.800 tỷ đồng. Cả 2 dự án này đều thuộc công ty thành viên của Sun Group làm chủ đầu tư.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?