Vốn điều lệ mới của TPBank tăng từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.420 tỷ đồng, tăng thêm 4.404 tỷ đồng sau khi hoàn tất phát hành 440,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20%.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, Mã chứng khoán TPB) ngày 5/11 công quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh vốn điều lệ trên giấy phép hoạt động của ngân hàng này.
Theo đó, vốn điều lệ mới của TPBank được điều chỉnh từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.420 tỷ đồng, tăng thêm 4.404 tỷ đồng sau khi ngân hàng này hoàn tất phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Trước đó, cổ đông TPBank đã được nhận thêm 440,3 triệu cổ phiếu mới từ việc chia cổ tức với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 20 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn mới sẽ được ngân hàng cân nhắc sử dụng cho việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ. Đồng thời, là nguồn bổ sung vốn trung - dài hạn để phục vụ hoạt động kinh doanh, tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng.
Ngoài cổ tức bằng cổ phiếu, vào tháng 7/2024, TPBank đã thực hiện thanh toán cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% cho cổ đông với tổng số tiền chi ra là hơn 1.100 tỷ đồng.
Hai phương án chia cổ tức trên được ban lãnh đạo TPBank bất ngờ bổ sung tờ trình chia cổ tức để tăng vốn điều lệ năm 2024 tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào tháng 4 vừa qua, mặc dù trước đó ngân hàng này dự kiến sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 6/11, cổ phiếu TPBank đóng cửa ở mức 16.950 đồng, tăng 2,42% so với phiên giao dịch liền kề và tăng khoảng 19% so với hồi đầu năm nay.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 của TPBank, thu nhập lãi thuần - nguồn thu nhập chính tăng nhẹ 2% đạt gần 3.174 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng khá tốt như hoạt động dịch vụ tăng 56% đạt hơn 794 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác đạt gần 135 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 89 tỷ đồng. Ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ gần 47 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 60 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động tăng nhẹ 6% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, hơn 1.426 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 10%, còn gần 2.569 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong quý III/2024, nhờ cắt giảm 35% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, xuống còn 838 tỷ đồng, ngân hàng ghi nhận hơn 1.383 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 10% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần tại TPBank tăng 10% đạt gần 9.838 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4.368 tỷ đồng, tăng 10%. Đáng lưu ý, tính đến cuối tháng 9/2024, TPBank có hơn 3.723 tỷ đồng lãi và phí phải thu (hay gọi là lãi dự thu).
Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản tại TPBank đạt hơn 385.352 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 234.722 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại TPBank tăng 8% so với đầu năm, ghi nhận hơn 349.041 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng chiếm 224.821 tỷ đồng, tăng 8%. Phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh 50% lên hơn 36.284 tỷ đồng.
Chất lượng tín dụng tại TPBank có dấu hiệu đi xuống rõ rệt khi tổng nợ xấu tăng 28% so với đầu năm, lên mức 5.369 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm nhẹ 10% còn hơn 1.000 tỷ đồng. Ngược lại, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) lại tăng tới 63% lên hơn 2.709 tỷ đồng và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) cũng tăng 16% lên hơn 1.659 tỷ đồng.
Ngoài khoản nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2024, TPBank còn có hơn 55.358 tỷ đồng "nghĩa vụ nợ tiềm ẩn" chưa được ghi nhận, tăng nhẹ 2% so với thời điểm đầu năm.
"Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn" bao gồm cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác. Cam kết bảo lãnh vay vốn nhiều rủi ro hơn các nhiệp vụ L/C, nhưng thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C có rủi ro thấp nhất và cam kết trong bảo lãnh khác nhiều rủi ro hơn L/C.
22 cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ TPBank gồm có 13 tổ chức và 9 cá nhân. Theo đó, Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) là pháp nhân nắm nhiều cổ phiếu TPB nhất với 149 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 6,7% vốn điều lệ TPBank. Đứng thứ hai là Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI với tỷ lệ sở hữu 5,9%.
Thủ tướng đề nghị mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân. Việt Nam sẽ xây dựng chính sách khuyến khích khối tư nhân vay vốn các đối tác như ADB.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc trình Đại hội cổ đông Miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Eximbank đối với Ông Ngô Tony theo kiến nghị của nhóm cổ đông.
Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) vừa công bố nghị quyết thành lập 2 công ty con mới, trên cơ sở tách ra từ Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes.
Eximbank đánh giá, miền Bắc là một thị trường năng động, còn nhiều dư địa để khai phá. Eximbank dự kiến chuyển trụ sở chính ra số 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Mới đây, Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, Mã chứng khoán CEO) công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với doanh thu thuần hơn 245 tỷ đồng, giảm 3% và lãi ròng hơn 44 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Thắng trở thành Phó Tổng giám đốc CTCP Tasco (HNX: HUT) giai đoạn 2016 – 2021, trước khi giữ ghế Phó Tổng giám đốc của Taseco Land từ tháng 3/2022 đến nay.
Núi tiền mặt của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.
Đóng góp chính vào doanh thu tăng trưởng của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) là hoạt động thu phí BOT, chiếm 63% tổng doanh thu và đạt 1.437 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 21% so với cùng kỳ.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng là con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là cổ đông lớn tại VinVentures. Mới đây ông Phạm Nhật Minh Hoàng còn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future).
Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn vừa chính thức hợp nhất thành Công ty CP Vận tải đường sắt, theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp từ ngày 1/11/2024.
Cuối quý III/2024, ông Nguyễn Quốc Cường - Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (hay còn gọi là Cường Đô La) cho công ty vay 30 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên, ông Cường cho Quốc Cường Gia Lai vay tiền. Còn bà Nguyễn Thị Như Loan - mẹ ông Cường cho công ty vay 2 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Phát triển Sunshine Homes (mã chứng khoán SSH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7,7 tỷ đồng, giảm 529,3 tỷ đồng tương ứng giảm 98,55% so với cùng kỳ quý III/2023.
Ngày 01/11, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – HOSE: NVL) công bố Nghị quyết của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
ABBank ghi nhận mức lỗ trước thuế kỷ lục kể từ năm 2021 đến nay. Riêng trong quý III/2024, ABBank báo lỗ 343 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với quý lỗ gần nhất (quý IV/2022 lỗ 45 tỷ đồng).
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt CTCP Tập đoàn CIENCO4 (UPCoM: mã chứng khoán C4G) tổng số tiền gần 700 triệu đồng vì loạt vi phạm hành chính.
Ngày 01/11 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) công bố SK Investment Vina I Pte. Ltd. (“SK Group”) đã chuyển nhượng thành công 76 triệu cổ phiếu của Masan Group thông qua phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại MSN là 3,67% vốn điều lệ và qua đó không còn là cổ đông lớn tại MSN.
Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, (HoSE: mã chứng khoán HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 26.600 tỷ đồng, tăng 12,8% so với quý III/2023
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Chubb Life.
Thủ tướng đề nghị mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân. Việt Nam sẽ xây dựng chính sách khuyến khích khối tư nhân vay vốn các đối tác như ADB.
Theo số liệu mới công bố của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023.