Top 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin - Viễn thông uy tín năm 2022

Mới đây, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công khai danh sách Top 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin - Viễn thông uy tín năm 2022.

Theo đó, Top 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin - Viễn thông uy tín năm 2022 đều là những cái tên vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng như Viettel, FPT, VNPT... Trong đó, đứng đầu danh sách là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

1. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Với slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động.

Hiện nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Viettel hiện đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC. Chiến lược của Tập đoàn Viettel trong thời gian tới là tiếp tục phát triển các ứng dụng CNTT để đưa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cụ thể hóa tại nhiều thị trường nước ngoài, vươn lên trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 DN viễn thông lớn nhất thế giới.

Không chỉ đứng vị trí thứ nhất của bảng xếp hạng doanh nghiệp Công nghệ thông tin - Viễn thông uy tín năm 2022, Viettel còn đứng TOP 4 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong năm 2022.

Top 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin - Viễn thông 2022.

2. CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Ngày 13/9/1988, Công ty Công nghệ Thực phẩm (The Food Processing Technology Company), tiền thân của Công ty FPT được thành lập.

Ngày 27/10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.

Tháng 3/2002, công ty cổ phần hóa với tên Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Công ty bắt đầu niêm yết với mã FPT ngày 13/12/2006, trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 19/12/2008, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần FPT (FPT Corporation).

Khởi đầu với 13 thành viên, sau hơn 30 năm thành lập, FPT hiện là Tập đoàn Công nghệ thông tin - Viễn thông lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam. FPT cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm; Tích hợp hệ thống; Phát triển phần mềm; Dịch vụ CNTT; Phân phối sản phẩm công nghệ tại Việt Nam. Bên cạnh sự lớn mạnh tại thị trường trong nước, FPT đã khẳng định được vị thế trên toàn cầu với sự hiện diện tại 4 châu lục, 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, FPT là đối tác cấp cao của các nhà cung cấp lớn trên thế giới như Microsoft; SAP; Apple; Cisco; IBM; Oracle; Dell; Amazon Web Services… Ngoài ra, FPT đã và đang bắt kịp những xu hướng công nghệ mới nhất trên thế giới như S.M.A.C, IoT... nhằm triển khai và cung cấp các dịch vụ/giải pháp thông minh tới khách hàng.

Năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuếư của FPT đạt lần lượt 29.830 tỷ đồng và 5.261 tỷ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.119 đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng trong năm 2020, FPT đã mở rộng quy mô toàn cầu với 4 chi nhánh mới tại Canada, Trung Đông, Ấn Độ và Costa Rica, nâng tổng số văn phòng lên 52 tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tại các khu vực trọng điểm như Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương cũng như toàn cầu.

3. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Tháng 4/1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức được thành lập theo mô hình Tổng Công ty 91, trực thuộc Chính phủ và Tổng cục Bưu điện với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT, chính thức tách khỏi chức năng quản lý nhà nước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông.

Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt.

Tháng 4/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam - Vinasat-1 lên quỹ đạo ở vị trí 132oE, cách trái đất 35.768 km, khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung và Ngành viễn thông, CNTT nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.

Với 20 bộ phát đáp (8 bộ ở băng tần C và 12 bộ băng Ku), Vinasat-1 phủ sóng khắp cả nước và một số quốc gia lân cận (Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianma), cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng cho các doanh nghiệp, phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, kênh thuê riêng cho thông tin di động, truyền dữ liệu cho các ngân hàng, đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại vùng sâu vùng xa.... Cho tới nay, gần như toàn bộ dung lượng của Vinasat-1 đã được sử dụng hết.

Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Với những thành công thu được trong việc đầu tư và khai thác Vinasat 1, Chính phủ tiếp tục đặt niềm tin và trọng trách phóng vệ tinh thứ hai của Việt Nam Vinasat 2 cho VNPT. Vinasat 2 bao gồm 24 bộ phát đáp hoạt động ở băng tần Ku, phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Ngày 16/5/2012, Vinasat-2 đã được phóng thành công lên quỹ đạo tại vị trí 131,8oE. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 giúp tăng khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro, tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.

Theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, VNPT đã thực hiện tái cơ cấu tổ chức. Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện với gần 40 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet.

Năm 2018, với mục tiêu chiến lược là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại khu vực, Tập đoàn VNPT đã chính thức thành lập Công ty CNTT VNPT (VNPT-IT) vào tháng 4/2018. Đây là trụ cột thứ 5 của VNPT bên cạnh các chủ lực đã được khẳng định: VNPT-Net (Hạ tầng), VNPT-Media (Dịch vụ GTGT và truyền thông), VNPT-Vinaphone (Kinh doanh), VNPT-Technology (Sản xuất thiết bị).

Hiện tại, VNPT đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững chắc, hiện đại, sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu quả như cáp quang biển, cáp quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới. Tổng dung lượng kết nối quốc tế hiện đại 3,8 Tbps.

4. TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG - VINAPHONE

Được thành lập ngày 26/6/1996, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) là một công ty trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin,... và nhiều lĩnh vực khác, với tên thương mại là Vinaphone.

Ngày 11/8/2015, Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT Vinaphone đã chính thức ra mắt với mục tiêu phát triển đưa VNPT đến vị trí số 1 trên thị trường viễn thông, CNTT tại Việt Nam.

Năm 2018, VinaPhone trở thành nhà mạng di động lớn thứ 2 Việt Nam chiếm 21% thị trường di động.

Năm 2019, mạng di động VinaPhone với công nghệ 3G/4G có hơn 34 triệu thuê bao trên lãnh thổ Việt Nam. Dịch vụ Băng rộng cố định: chiếm 90% thị phần thuê bao cố định và 45% thị phần thuê bao băng rộng (Internet) tại Việt Nam. Dịch vụ truyền hình (MyTV): truyền hình trả tiền với hơn 1 triệu khách hàng.

Ngày 19/12/2020, VinaPhone chính thức công bố vùng phủ sóng VinaPhone 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. VinaPhone cũng là nhà mạng duy nhất được cấp giấy phép thử nghiệm thương mại và giấy phép sử dụng băng tần 5G tại hai thành phố lớn nhất cả nước. Trải nghiệm thực tế cho thấy, tốc độ của VinaPhone 5G lên đến hơn 1 Gbps, nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ gần như bằng 0. Từ đó đến nay, VinaPhone liên tục phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật để mở rộng vùng phủ sóng 5G, tăng trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất. Tính đến thời điểm này, VinaPhone đã phủ sóng 5G tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Thủ Đức, Bình Phước, Bình Dương.

5. TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, kinh doanh trong các lĩnh vực: Viễn thông & Công nghệ thông tin, Truyền hình, Phân phối & Bán lẻ, Đa dịch vụ. Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone trực thuộc Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba Tổng công ty Viễn thông lớn nhất, hiện đang nắm giữ hơn 30% thị phần di động. MobiFone cũng là mạng di động duy nhất được bình chọn là "Mạng di động được khách hàng yêu thích nhất" trong nhiều năm qua. Tầm nhìn của MobiFone được thể hiện rõ nét trong thông điệp "Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng". Tầm nhìn này phản ánh cam kết của MobiFone hướng đến sự phát triển toàn diện và bền vững dựa trên ba quan hệ trụ cột: với khách hàng, với đối tác, và với từng nhân viên. Với MobiFone, sứ mệnh là đem lại những sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái số, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc.

Trải qua hơn 27 năm xây dựng và phát triển, hiện cơ cấu tổ chức của Mobifone bao gồm 25 đơn vị trực thuộc (9 công ty khu vực trực thuộc, 11 trung tâm, 5 Ban quản lý) và 3 công ty con. Ban lãnh đạo MobiFone xác định, Tổng Công ty sẽ tập trung xây dựng và phát triển đưa MobiFone trở thành doanh nghiệp có vai trò chủ lực trong các lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ thông tin và Nội dung số, là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số; triển khai nhanh/có hiệu quả lộ trình chuyển đổi từ doanh nghiệp khai thác viễn thông truyền thống sang doanh nghiệp số.

Theo đó, MobiFone sẽ đầu tư phát triển mạng lưới, hạ tầng viễn thông; thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ kết nối M2M; Triển khai kinh doanh dịch vụ Trung gian thanh toán, Mobile Money; Mở rộng các lĩnh vực kinh doanh tạo thành hệ sinh thái số tích hợp các dịch vụ đa dạng, xoay quanh lĩnh vực di động cốt lõi: Media, Cloud/IoT, AI, Fintech...

6. CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC tiền thân là Trung tâm ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện tử, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia thành lập năm 1991. Năm 2006, CMC thực hiện tái cấu trúc Công ty theo hình thức Công ty mẹ-Công ty con, trong đó CMC là Công ty mẹ và 3 Công ty thành viên: Công ty máy tính CMS, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC, Công ty Giải pháp Phần mền CMC, Công ty CP tập đoàn công nghệ CMC được chuyển đổi từ công ty TNHH Máy tính truyền thông và được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015824 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/02/2007. Năm 2010, CMC chính thức niêm yết hơn 63,5 triệu cổ phiếu với mã CMG tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

CMC là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với 23 năm xây dựng và phát triển. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con với 10 công ty thành viên, liên doanh và viện nghiên cứu hoạt động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, CMC đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực, quốc tế. Tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC được biết đến như là một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án CNTT cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: chính phủ, giáo dục, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm, điện lực, ngân hàng, tài chính. CMC luôn kiên trì với định hướng ICT là năng lực cốt lõi, xây dựng và phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp cho gần 2000 cán bộ nhân viên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nhiều năm tới, CMC còn tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là ICT, đồng thời mở rộng phát triển sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản để trở thành 1 tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực ICT, có năng lực cạnh tranh trên khu vực và thị trường quốc tế.

7. CÔNG TY CP HANEL

Hanel được thành lập ngày 17/12/1984 với sứ mệnh là doanh nghiệp tiên phong trong ngành điện tử - tin học của thủ đô Hà Nội. Hơn 35 năm qua, với đội ngũ nhân lực có tri thức, có ý chí và tâm huyết vì sự phát triển; Hanel đã đạt được những bước đi vững chắc, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, đầy thử thách của nền kinh tế; trở thành doanh nghiệp với 33 công ty thành viên, liên doanh, liên kết, và 7000 người lao động.

Hanel của thế kỷ 21 định hướng trở thành một doanh nghiệp tiên phong trong nền kinh tế công nghệ và tri thức tại Việt Nam; phát triển hiệu quả, bền vững dựa trên nền tảng sáng tạo và công nghệ, với trụ cột là những con người dám nghĩ dám làm, tạo nên những giải pháp, sản phẩm nền tảng, chủ lực, góp phần hiện đại hóa đất nước. Với bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh thành công trên thương trường qua 3 thập kỷ của các thế hệ người lao động Hanel.

8. CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

Công ty Cổ phần Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (tên tiếng Anh: VIET NAM TECHNOLOGY & TELECOMMUNICATION JOINT STOCK COMPANY. tên viết tắt: VNTT) là công ty được thành lập với sự góp vốn của 03 cổ đông sáng lập: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). VNTT là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin chất lượng cao tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các khu vực lân cận.

Khởi đầu với nhiệm vụ cơ bản là cung cấp dịch vụ viễn thông, IT (ICT) cho những nhà đầu tư trong các khu công nghiệp của Becamex. Hiện nay, VNTT là đơn vị đáp ứng toàn diện, phong phú các nhu cầu Viễn thông, Công nghệ thông tin (ICT) cho các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN của Becamex và KCN VSIP khắp cả nước. VNTT đã chuẩn hóa quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt chứng nhận ISO 9001:2008 và ISO 27001:2005.

Trong suốt quá trình hoạt động, VNTT đã nỗ lực không ngừng để đưa ra cách thức kinh doanh phù hợp hơn với điều kiện thực tế và nhu cầu của thị trường. Điển hình bằng việc mở rộng thị trường và đa dạng đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Từ chiến lược kinh doanh đơn lẻ, VNTT mạnh dạn chuyển sang kinh doanh dịch vụ kết hợp, trọn gói, nhằm tối ưu hóa tài nguyên, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và mang lại giá trị gia tăng trong dịch vụ cung cấp. Nhờ đó, thu hút đối tượng khách hàng sang phạm vi các Tập đoàn lớn.

Với đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, VNTT đã thiết lập sẵn sàng hệ thống e-Datacenter cam kết thời gian uptime 99.98%, dịch vụ Cloud Backup cam kết thời gian uptime 99.9%, phục hồi online ngay tức thì, phục hồi offline trong 4 giờ, bảo mật dữ liệu tuyệt đối bằng mã hóa AES, kết hợp mô hình dịch vụ One-stop Shop giúp khách hàng thuận tiện sử dụng và quản lý bằng cách tập trung hóa tất cả đầu mối CNTT về một nhà cung cấp duy nhất.

Tháng 01/2019, VNTT đã ký kết chương trình hợp tác triển khai dịch vụ với Tập đoàn Viễn thông NTT (Nhật Bản), chuẩn bị hạ tầng công nghệ xây dựng thành phố thông minh và trong các lĩnh vực nghiên cứu, triển khai một số dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây.

9. CÔNG TY TNHH MTV THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI VIỆT NAM

Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (viết tắt là VISHIPEL) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hàng hải hàng đầu Việt Nam.

Với lịch sử hơn 40 năm thành lập và phát triển, VISHIPEL được Nhà nước giao quản lý và khai thác Hệ thống Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam gồm 33 Đài nằm trải dọc chiều dài đất nước, thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp công.

Tiên phong trong lĩnh vực thông tin liên lạc tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, VISHIPEL luôn được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng là nhà cung cấp các giải pháp thông tin toàn diện trên đất liền, trên biển và trên không:

  • Giải pháp ngành Hàng hải – Dầu khí
  • Giải pháp ngành Hàng không
  • Giải pháp An ninh Quốc phòng
  • Giải pháp ngành Thủy sản

10. CÔNG TY CP VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội - Hanoi Telecom thành lập ngày 02/05/2001, có vốn điều lệ là 1,600 tỷ VNĐ. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Hanoi Telecom là một trong bốn nhà mạng lớn tại Việt Nam được Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là Bộ Thông tin Truyền thông cấp đầy đủ các giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động, internet, VOIP, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế.

Trong hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Hanoi Telecom hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế với hơn mười công ty và đơn vị thành viên, hơn 3,000 CBNV và cơ sở hạ tầng viễn thông trải dài trên phạm vi toàn quốc.

Đặc biệt, tuyến trục truyền dẫn cáp quang Bắc Nam chiều dài 12,500km với tổng dung lượng hàng trăm Gigabit/s đã đi vào hoạt động. Gia tăng đầu tư hạ tầng viễn thông với chất lượng dịch vụ và tốc độ kết nối không hạn chế, phục vụ kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp và định hướng chuyển đổi số của đất nước Việt Nam.

Mạng điện thoại di động Vietnamobile là kết quả của quá trình hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và một trong những Tập đoàn Viễn thông Quốc tế hàng đầu thế giới Hutchison Telecom. Với số vốn đầu tư lên đến hơn một tỷ USD, mạng di động Vietnamobile đã phủ sóng trên toàn quốc.

Vietnamobile đã và đang tiếp tục được đầu tư trên quy mô lớn nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng mạng 3G, 4G và tăng cường chất lượng các dịch vụ cũng như hoạt động chăm sóc khách hàng. Vietnamobile được đánh giá là mạng di động quốc tế có chất lượng mạng ổn định nhất, được quản trị bởi CEO chuyên nghiệp quốc tế. Với chủ thuyết viễn thông là chủ đạo và chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” mà đi, lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu phục vụ, Hanoi Telecom và Vietnamobile trong thời gian ngắn đã trở thành một nhà mạng lớn, có thị phần đáng kể.

https://sohuutritue.net.vn/top-10-doanh-nghiep-cong-nghe-thong-tin--vien-thong-uy-tin-nam-2022-d147610.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

 Hé lộ số tiền 'khủng' Hằng Du Mục kiếm được trên gian hàng TikTok

Hé lộ số tiền 'khủng' Hằng Du Mục kiếm được trên gian hàng TikTok

Thương mại điện tử

Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.

Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025

Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử

Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.

Bóng bóng livestream chạm bờ thoái trào: Từ cơ hội triệu USD đến 'lò ảo vọng'

Bóng bóng livestream chạm bờ thoái trào: Từ cơ hội triệu USD đến 'lò ảo vọng'

Thương mại điện tử

Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.

Người bán hàng trên TMĐT sẽ bị khấu trừ thuế ngay khi đơn hàng thành công

Người bán hàng trên TMĐT sẽ bị khấu trừ thuế ngay khi đơn hàng thành công

Thương mại điện tử

Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.

Bộ Công Thương yêu cầu Shopee, Tiktok Shop báo cáo việc tăng phí

Bộ Công Thương yêu cầu Shopee, Tiktok Shop báo cáo việc tăng phí

Thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.

Shopee, TikTok Shop đồng loạt tăng phí sàn, hoa hồng... mảnh đất thương mại điện tử không còn màu mỡ

Shopee, TikTok Shop đồng loạt tăng phí sàn, hoa hồng... mảnh đất thương mại điện tử không còn màu mỡ

Thương mại điện tử

Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.

Công ty mẹ Shopee báo lãi, hơn 10 tỷ đơn hàng tổng giá trị vượt 100 tỷ USD giao dịch trên 'sàn cam'

Công ty mẹ Shopee báo lãi, hơn 10 tỷ đơn hàng tổng giá trị vượt 100 tỷ USD giao dịch trên "sàn cam"

Thương mại điện tử

Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.

Tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn TMĐT không định danh sẽ bị phạt từ 100-200 triệu đồng

Tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn TMĐT không định danh sẽ bị phạt từ 100-200 triệu đồng

Thương mại điện tử

Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.

Dự kiến miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 2 triệu đồng trở xuống

Dự kiến miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 2 triệu đồng trở xuống

Thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

02 'gã khổng lồ' Grab, ShopeeFood dẫn đầu cuộc đua giao đồ ăn qua ứng dụng, Be có khả năng cạnh tranh?

02 'gã khổng lồ' Grab, ShopeeFood dẫn đầu cuộc đua giao đồ ăn qua ứng dụng, Be có khả năng cạnh tranh?

Thương mại điện tử

02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.

Quên LaBuBu, Baby Three đi, sản phẩm 'hot trend' này mới khiến người Việt chi 322 tỷ đồng mua sắn online năm 2024

Quên LaBuBu, Baby Three đi, sản phẩm 'hot trend' này mới khiến người Việt chi 322 tỷ đồng mua sắn online năm 2024

Thương mại điện tử

Sản phẩm “hot trend” đem lại doanh số cao nhất năm qua lại là táo đỏ Tân Cương, với tổng cộng 322 tỷ đồng trên 5 sàn TMĐT.

Tiki 'hụt hơi' trong cuộc chơi thương mại điện tử và 4 bài học 'đắt giá' cho các startup Việt

Tiki 'hụt hơi' trong cuộc chơi thương mại điện tử và 4 bài học 'đắt giá' cho các startup Việt

Thương mại điện tử

Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.

Yêu cầu 120 website và 44 ứng dụng thương mại điện tử giải trình về việc dừng hoạt động

Yêu cầu 120 website và 44 ứng dụng thương mại điện tử giải trình về việc dừng hoạt động

Thương mại điện tử

Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.

TEMU buộc phải hoàn tiền cho khách hàng Việt Nam trong khi chờ 'cấp visa' hoạt động

TEMU buộc phải hoàn tiền cho khách hàng Việt Nam trong khi chờ 'cấp visa' hoạt động

Thương mại điện tử

Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.

Người Việt chi gần 900 tỷ đồng để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử mỗi ngày

Người Việt chi gần 900 tỷ đồng để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử mỗi ngày

Thương mại điện tử

Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.

Đề xuất quy định quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Đề xuất quy định quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Thương mại điện tử

Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.

30.000 người bán hàng online bị truy thu thuế nghìn tỷ

30.000 người bán hàng online bị truy thu thuế nghìn tỷ

Thương mại điện tử

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.

Thu 20.261 tỷ đồng từ các nhà cung cấp nước ngoài

Thu 20.261 tỷ đồng từ các nhà cung cấp nước ngoài

Thương mại điện tử

Số liệu của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, kể từ thời điểm triển khai vận hành Cổng điện tử, tổng số thu NSNN từ các NCCNN đã đạt 20.261 tỷ đồng.

Mỹ yêu cầu Apple, Google sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng

Mỹ yêu cầu Apple, Google sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng

Thương mại điện tử

Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: