Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) sáng nay (27/2) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn xin thôi chức vụ của 3 nhân sự cấp cao gồm bà Bùi Hải Huyền, bà Đàm Ngọc Bích và bà Lê Thị Trúc Quỳnh.
Cụ thể, bà Bùi Hải Huyền có đơn đề nghị thôi chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của FLC. Bà Đàm Ngọc Bích xin thôi chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực; còn bà Lê Thị Trúc Quỳnh xin thôi chức Phó tổng giám đốc FLC.
Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC sẽ tiến hành các thủ tục để thông qua đề nghị thôi giữ chức vụ của các cá nhân trên.
Bà Bùi Hải Huyền (1976) giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC từ năm 2015 và được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 3/2020. Đầu tháng 7/2022, bà Huyền giữ thêm chức Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị FLC sau sự cố lãnh đạo cao cấp tại doanh nghiệp này.
Bà Huyền có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị, điều hành, tư vấn tại nhiều doanh nghiệp lớn.
Trong thư gửi nhân viên, bà Huyền cho biết, FLC đang cần một luồng gió mới sau các biến cố đã qua.
“Do đó, việc tôi rời cương vị CEO ở thời điểm này là điều cần thiết phải làm để quá trình tái cấu trúc mà FLC đang hướng tới có thể thành công tốt đẹp”, bà Huyền chia sẻ trong thư chia tay gửi cán bộ nhân viên.
Thời điểm 2020, thông cáo của FLC cho biết kinh nghiệm điều hành đa dạng của bà Huyền trên các lĩnh vực như quản lý khách sạn, dịch vụ nghỉ dưỡng, kinh doanh bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao, hàng không, nông dược… được HĐQT nhận định là phù hợp cho các mục tiêu của FLC trong giai đoạn mới, đặc biệt trong vai trò kết nối tất cả các mảng kinh doanh, điều phối thống nhất và tập trung các nguồn lực trên toàn hệ thống.
Bà Bùi Hải Huyền sinh năm 1976, được giới thiệu là có trình độ cử nhân kinh tế. Bà đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC từ tháng 12/2015 và chính thức giữ cương vị Tổng giám đốc tập đoàn thay thế bà Hương Trần Kiều Dung từ ngày 19/3/2020.
HĐQT Tập đoàn FLC nhận được đơn từ nhiệm của Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc Bùi Hải Huyền.
Trước khi giữ vị trí Tổng giám đốc FLC vào tháng 3/2020, bà Bùi Hải Huyền là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông dược H.A.I. Ngoài ra, bà Huyền còn trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn FLC như Công ty TNHH MTV Quản lý Khách sạn và khu nghỉ dưỡng FLC; Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Nghỉ dưỡng FLC; Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort; Công ty cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort; Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort; Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu nông sản FAM; Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển vườn thú Faros.
Ngày 28/4/2020, bà Bùi Hải Huyền giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes thay cho bà Hương Trần Kiều Dung.
Như vậy, với việc Tổng Giám đốc Bùi Hải Huyền và hai Phó Tổng Giám đốc rời đi, Ban Điều hành cũ của FLC đã có 6 lãnh đạo cấp cao từ nhiệm trong giai đoạn từ 2022 đến nay.
Trước đó, ngày 5/2, Đại hội cổ đông bất thường của FLC không đủ điều kiện tiến hành. Ban lãnh đạo doanh nghiệp thông báo Đại hội bất thường lần 2 dự kiến được tổ chức sớm nhất vào ngày 4/3. Với việc từ nhiệm của Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, dự kiến Đại hội này sẽ phải bầu ra các các thành viên HĐQT mới thay cho bà Bùi Hải Huyền và ông Đặng Tất Thắng - người đã xin thôi mọi chức vụ tại FLC và Bamboo Airways cuối tháng 7/2022 vì lý do cá nhân sau 8 năm gắn bó.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) hôm 14/2 công bố quyết định huỷ niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC từ ngày 20/2 do doanh nghiệp này "vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin".
FLC là một doanh nghiệp bất động sản từng nổi tiếng trên thị trường chứng khoán, với số lượng cổ đông hiện khoảng gần 65 nghìn người.
FLC gần đây liên tục vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin và bị đình chỉ giao dịch.
Hồi đầu năm 2023, Tập đoàn FLC rơi vào tình huống hy hữu khi không còn người trong kiểm toán nội bộ sau khi 2 thành viên liên tiếp xin từ chức.
Hôm 24/2, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận cho cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 3/3 nhưng ngay sau đó HNX tiếp tục có quyết định đưa cổ phiếu FLC vào diện đình chỉ giao dịch, cũng kể từ ngày 3/3/2023.
HNX cho hay, lý do cổ phiếu FLC bị đình chỉ bởi FLC thuộc diện công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, hoặc là công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc do Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy bỏ niêm yết nhằm đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư theo quy định.
Ông Piyasak, CEO của công ty tài chính Ngern Tid Lor (NTL) nổi tiếng của Thái Lan, người đứng sau một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành tài chính chứng khoán Thái Lan, đã gia nhập làm thành viên HĐQT độc lập của F88 ngay trước thềm công ty này chuẩn bị lên UPCoM.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán QNS : UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025 với doanh thu thuần gần 2.955,8 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt gần 1.000,9 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7%.
Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) vừa công bố BCTC quý II kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, ghi nhận hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2025
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố 07/08 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ lên tới 40%, bao gồm 30% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt 2.100 tỷ đồng. Số cổ phần này sẽ được sử dụng để hoán đổi khoản nợ phải trả trị giá 2.520 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đợt phát hành này, HAGL cũng để lộ diện trái chủ lớn nhất.
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: mã chứng khoán FTS) vừa thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hạnh giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 23/7/2025. Trước đó, bà Hạnh là Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố thông tin về việc ngày 16/7, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép số 100/GP/KDBH về việc thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Kỹ thương (TCLife).
CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2025 với doanh thu hoạt động đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng đến từ nhiều mảng dịch vụ, đặc biệt là hoạt động tư vấn tài chính.
CTCP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ô tô PTM (Công ty con của Haxaco Group) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025. Chi phí hoạt động trong kỳ của Dịch vụ ô tô PTM cũng đồng loạt tăng mạnh khi chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay đã tăng gấp đôi lên gần 3 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa bị cơ quan thuế xử phạt và truy thu tổng số tiền hơn 225,5 tỷ đồng do kê khai sai phí bảo vệ môi trường trong nhiều năm.
Với doanh thu vượt 2,500 tỷ đồng và lãi ròng hơn 120 tỷ đồng trong quý 2/2025, TNG thiết lập cột mốc kinh doanh mới, thúc đẩy cổ phiếu tăng hơn 40% trong 3 tháng gần nhất.
Ngày 22/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) đã chính thức niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 5.399 tỷ đồng theo mệnh giá.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: mã chứng khoán DGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025. Điều gây chú ý là số tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp này tăng thêm 1.500 tỷ đồng so với đầu năm, nâng tổng mức tiền gửi lên 12.000 tỷ đồng, chiếm tới 66% tổng tài sản.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, với doanh thu thuần đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch cả năm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?