Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn có văn bản phúc đáp gửi Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam sau khi hiệp hội này có văn bản thông tin về việc hàng xuất khẩu nghi bị "rút ruột" khi xuất khẩu qua cảng Cát Lái.
Theo Tân Cảng Sài Gòn, hiện nay các phòng ban chức năng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang làm việc với các đơn vị thẩm quyền và cơ quan chức năng để kiểm chứng thông tin thiếu hụt hàng hóa do phía Hiệp hội Hồ Tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cung cấp.
"Tuy nhiên việc rủi ro mất hàng xảy ra ở nhiều khâu chưa có căn cứ để khẳng định việc mất hàng xảy ra tại cảng. Luồng hàng hóa di chuyển từ kho người bán đến kho người mua phải đi qua các khâu trong chuỗi cung ứng như vận tải trên biển, đến cảng dỡ hàng, vận tải từ cảng đến kho người nhập khẩu… cần phải kiểm chứng để tránh gây hiểu nhầm cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu", văn bản của Tân Cảng Sài Gòn nêu.
Tân Cảng Cát Lái. Ảnh internet
Trước khi có kết luận chính xác từ cơ quan chức năng, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đề nghị VPSA phối hợp để xác minh làm rõ vụ việc, đồng thời thực hiện một số nội dung để tránh làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của phía Tổng công ty.
Trước đó, ngày 10/6, VPSA có văn bản kiến nghị gửi đến Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn về việc có hiện tượng thiếu hụt hàng hóa xuất khẩu và nghi ngờ hàng bị "rút ruột" tại cảng Cát Lái.
Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, các doanh nghiệp hội viên VPSA liên tục phản ánh về việc đối tác nhập khẩu thông báo tình trạng thiếu hụt một lượng hồ tiêu và cà phê được phát hiện tại cảng đích so với hợp đồng đã ký kết trước đó.
Theo đó, tới thời điểm hiện tại có 5 doanh nghiệp thông tin trong quá trình xuất khẩu xảy ra tình trạng doanh nghiệp cân hàng đủ nhưng khi hàng tới cảng, nhà nhập khẩu kiểm tra, phát hiện hàng hóa bị thiếu hụt so với hợp đồng. Trọng lượng container hàng đã bao gồm hàng hóa bên trong cũng giảm so với số trọng lượng container được cân khi vào cảng.
Theo VPSA, một doanh nghiệp xuất khẩu 13,5 tấn cà phê đi Ai Cập vào tháng 1 vừa qua bị thiếu hụt 1,68 tấn. Một doanh nghiệp khác xuất khẩu bốn lô hàng cà phê, hồ tiêu đi Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines trong tháng 3 vừa qua đã bị “rút ruột” mỗi lô từ 1,5 đến 4,6 tấn hàng. Ba doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đi Malaysia, Na Uy trong khoảng thời gian từ tháng 9-2023 đến tháng 3-2024 bị hụt từ 0,2 đến 3,3 tấn hàng.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, liên tục từ đầu năm các đơn hàng cá ngừ của Việt Nam đang được xuất sang Bồ Đào Nha. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu (XK) sang thị trường này đạt gần 9,4 triệu USD, tăng 380% so với cùng kỳ năm 2023.
Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.
Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica và Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (6/12) ghi nhận ở mức 116.000 - 117.200 đồng/kg.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (5/12) ghi nhận ở mức 108.000 - 109.500 đồng/kg, tăng 2.500 - 3.000 đồng/kg so với ngày 4/12.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.
Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.
Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.
Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.
Ngày 25/11, Ủy ban EU cho biết đã chính thức đưa các biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai khối.
Đóng cửa ohieen giao dịch ngày 25/11 (theo giờ thế giới), giá bạc giảm 3,51% xuống 30,2 USD/ounce, giá bạch kim cũng giảm hơn 3% xuống 944,5 USD/ounce.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?