TP HCM duyệt giá đất bồi thường Vành đai 3, cao nhất 73,3 triệu đồng/m2

UBND TP HCM vừa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Vành đai 3 TP HCM qua địa bàn TP. Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

Theo đó, giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Vành đai 3 được áp dụng với từng loại đất, theo từng vị trí.

Cụ thể, tại TP Thủ Đức, giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư với đất ở cao nhất là hơn 73,3 triệu đồng/m2 tại vị trí 1 (mặt tiền) đường Nguyễn Duy Trinh; vị trí số 2 (hẻm đá - xi măng rộng từ 5 m trở lên, độ sâu dưới 100 m trở lên) có giá thấp hơn là hơn 51 triệu đồng/m2… Với đất trồng cây lâu năm, giá bồi thường là từ 5,5 triệu đồng/m2 – 7,7 triệu đồng/m2.

Tại huyện Hóc Môn, với đất ở, giá bồi thường cao nhất là đường Nguyễn Văn Bứa (đoạn từ Phan Văn Hớn đến giáp tỉnh Long An) với vị trí 1 là 35,6 triệu đồng/m2; Quốc lộ 22 (đoạn từ ngã 4 Hồng Châu đến cầu An Hạ) với vị trí 1 có giá 33,1 triệu đồng/m2,…

Với đất sản xuất kinh doanh, vị trí 1 đường Quốc lộ 22 (đoạn từ ngã tư Hồng Châu đến cầu An Hạ) có giá bồi thường là 20 triệu đồng/m2, vị trí 2 đường Huỳnh Thị Mài có giá 9,3 triệu đồng/m2. Đất nông nghiệp có giá bồi thường từ hơn 2,2 triệu đồng – hơn 5,3 triệu đồng.

Tại huyện Củ Chi, đất ở bồi thường cao nhất là 19,5 triệu đồng/m2 với vị trí 1 đường Hà Duy Phiên, đất ở vị trí 1 ở đường Võ Văn Bích có giá là 19,4 triệu đồng/m2,… Giá bồi thường đất trồng cây lâu năm từ hơn 2,1 triệu đồng – hơn 5,2 triệu đồng/m2.

Tại huyện Bình Chánh, đất ở đường Trần Văn Giàu có giá bồi thường từ 14 - 42,6 triệu đồng/m2 tùy vị trí, đường Trương Văn Đa có giá từ 6,1 – 13,6 triệu đồng/m2,.. Đất nông nghiệp có giá bồi thường từ hơn 1,6 triệu đồng – hơn 5,4 triệu đồng/m2.

TP. HCM duyệt giá đất bồi thường Vành đai 3, cao nhất 73,3 triệu đồng/m2. Sơ đồ Vành đai 3 TP.HCM
Sơ đồ Vành đai 3 TP HCM.

Sau khi có quyết định của UBND TP HCM, các địa phương sẽ ban hành các quyết định thu hồi đất, quyết định chi trả tiền bồi thường.

Theo kế hoạch của UBND TP HCM, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lần lượt được phê duyệt trong tháng 4/2023 (với các hộ có đất nông nghiệp và đất ở đồng thuận) và tháng 7/2023 (với các hộ có đất ở không đồng thuận còn lại).

TP HCM đặt mục tiêu trước ngày 30/6/2023 sẽ bàn giao khoảng 90% mặt bằng cho chủ đầu tư để thi công, và bàn giao toàn bộ vào cuối năm 2023.

Dự án Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, được đầu tư giai đoạn 1 với chiều dài hơn 76 km, tổng mức đầu tư 75.300 tỷ đồng.

Đoạn qua TP HCM dài hơn 47 km, tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng (chi phí xây dựng hơn 22.400 tỷ đồng và hơn 18.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng). Tổng diện tích giải phóng mặt bằng hơn 412 ha với 1.683 trường hợp bị ảnh hưởng.

Dự án Vành đai 3 TP HCM sẽ khởi công giữa năm nay, cơ bản thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào tháng 6/2025, hoàn thành toàn bộ dự án trong tháng 6/2026.

Bộ GTVT đề nghị đánh giá kỹ tác động của Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Bộ GTVT có văn bản gửi UBND TP HCM tham gia ý kiến về đề cương 'Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM'.

Trong văn bản mới nhất gửi UBND TP HCM, Bộ GTVT khẳng định thống nhất về sự cần thiết lập Đề án.

Văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang ký nêu rõ: Đề án cần nghiên cứu, đánh giá tác động đến mạng lưới vận tải, xếp dỡ các cảng biển xuất nhập khẩu container trong nước và các cảng trung chuyển quốc tế trong khu vực.

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1579, đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 - 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 - 47 triệu Teus); hành khách từ 10,1 - 10,3 triệu lượt khách.

Hiện nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa 1.322 - 1.589 triệu tấn (trong đó hàng container từ 46 - 54 triệu TEU); hành khách từ 20,6 - 21,1 triệu lượt khách.

Như vậy, lượng hàng hóa (gồm hàng container) theo kết quả điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng so với lượng hàng dự báo tại Quyết định số 1579.

Do đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, Đề án cần cập nhật số liệu dự báo hàng hóa mới, đánh giá năng lực thông qua, luồng hàng container đến, đi các bến cảng container khi lượng hàng container tăng theo số liệu dự báo.

Đồng thời, cần đánh giá tác động của việc đầu tư xây dựng khu bến Cần Giờ đến quy hoạch và hoạt động các cảng biển tại khu vực, bao gồm phân tích, đánh giá kỹ ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng khu bến Cần Giờ đến phân bổ lượng hàng, luồng hàng, tuyến vận tải hàng hải của khu vực và cả nước.

Cùng đó, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của các khu bến cảng đã đầu tư, quy mô, lộ trình đầu tư các bến cảng, khu bến cảng đang hoạt động và được quy hoạch thời gian tới thuộc cảng biển TP HCM như khu bến Cát Lái, Hiệp Phước… đến các bến cảng, khu bến cảng biển lân cận như Cái Mép - Thị Vải (cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu) và đến khu bến cảng Lạch Huyện (cảng biển Hải Phòng).

Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM
Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP HCM.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, công tác phân tích thị trường, dự báo hàng hóa thông qua cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi hình thành cần dự báo rõ 2 loại hàng hóa gồm: Hàng trung chuyển quốc tế (dự báo hoặc cam kết cụ thể về khối lượng, cơ cấu hàng trung chuyển quốc tế do hãng tàu mang về Việt Nam) và hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam qua cảng biển này.

Từ đó, đánh giá tác động đến lộ trình phát triển các cảng biển, khu bến đang khai thác và các bến đã được quy hoạch.

Bộ GTVT đề nghị UBND TP HCM lập, đề xuất kế hoạch triển khai từng giai đoạn của Đề án. Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch triển khai và đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

Đồng thời, UBND TP HCM cần đề xuất ý tưởng thiết kế và sơ bộ hoạch định lộ trình quy hoạch theo từng giai đoạn phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ như kích thước, công suất, khả năng tiếp nhận tàu và các tiện ích liên quan; Quy hoạch đất và mặt nước; làm rõ về kết nối giao thông đường bộ, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo hoạt động khai thác cảng theo từng giai đoạn; sơ bộ phương án đảm bảo an toàn hàng hải cho cỡ tàu lớn nhất qua sông Lòng Tàu phù hợp tĩnh không thông thuyền cầu đường bộ.

Liên quan tới kế hoạch đầu tư và tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang chỉ ra gồm chi phí đầu tư và kế hoạch tài chính cho Đề án; Phân tích các nguồn tài chính có thể sử dụng, bao gồm vốn tư nhân và vay vốn từ các tổ chức tài chính và các nguồn vốn từ ngân sách cho hạ tầng ngoài hàng rào cảng. Bên cạnh đó là khả năng huy động vốn của liên danh trong nước, cũng như nhận diện và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.

Đối với việc đánh giá tác động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của thành phố, Bộ GTVT cho rằng Đề án cần sơ bộ đánh giá môi trường và xã hội gồm tác động đến đất đai, nguồn nước, rừng ngập mặn và sinh thái khu vực. Từ đó, đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp quản lý và vận hành cho cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ khi đưa vào khai thác, gồm quản trị doanh nghiệp, quản lý hàng hóa, vận tải, an ninh và an toàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện tại, Bộ GTVT đã giao và đang quyết liệt đôn đốc Cục Hàng hải VN chủ trì lập, khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kết quả lập Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP HCM là cơ sở để Cục Hàng hải VN và tư vấn cập nhật điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam và hoàn thiện Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 4, Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Đề nghị UBND TP HCM chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai lập, sớm hoàn thiện Đề án, làm cơ sở Bộ GTVT cập nhật, hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, Quy hoạch chi tiết các Nhóm cảng biển và Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển TP HCM trình cấp thẩm quyền phê duyệt và phê duyệt theo quy định”, lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.

Cưỡng chế khách sạn 12 tầng xây trái phép ở Phú Quốc trước 15/5

Ngày 26/4, thông tin từ UBND TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), ông Đoàn Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND TP Phú Quốc đã chỉ đạo và giao UBND xã Dương Tơ chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Quản lý đô thị khẩn trương củng cố hồ sơ, trình Chủ tịch UBND TP ra quyết định cưỡng chế tòa nhà 12 tầng xây trái phép của ông V.M.H. đúng theo quy định của pháp luật.

Thời gian hoàn thành phải trước ngày 15/5.

Công trình khách sạn 12 tầng này nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc. Trước dịch Covid-19, đây là tòa nhà trái phép 6 tầng, sau đó tiếp tục xây thêm 6 tầng.

Đến tháng 8/2022, UBND TP Phú Quốc đã ban hành quyết định xử phạt 61,5 triệu đồng, bao gồm 55 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng được duyệt với diện tích 2.746,8m2 và 6,5 triệu đồng đối với hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích 473m2.

Biện pháp khắc phục đi kèm quyết định trong vòng 10 ngày, người vi phạm buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng tổng diện tích 2.746,8m2 và khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm với diện tích 473m2.

Cưỡng chế khách sạn 12 tầng xây trái phép ở Phú Quốc trước 15/5
Cưỡng chế khách sạn 12 tầng xây trái phép ở Phú Quốc trước 15/5. Ảnh: VNE

Theo Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang, đầu tháng 4 vừa qua, chủ đầu tư đã chấp nhận nộp tiền phạt, nhưng chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt của UBND TP Phú Quốc.

Dù đã hết thời hạn thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng UBND TP Phú Quốc vẫn chưa ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Do đó, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP Phú Quốc tiếp tục xử lý các bước tiếp theo là ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình này.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Quốc Anh cũng ra “tối hậu thư” yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND TP Phú Quốc khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc.

Đồng thời giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND TP Phú Quốc giải quyết vụ việc theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh nếu để kéo dài gây ra hậu quả.

Sắp mở bán Dự án tổ hợp thương mại du lịch Lumera Beach Phú Quốc tại Phú Quốc

Lumera Beach Phú Quốc có vị trí tọa lạc tại trục đường Trần Hưng Đạo, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự án nằm ngay cạnh cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, gần kề các tuyến đường Xa lộ Phú Quốc và đường Nguyễn Văn cừ, thuận lợi di chuyển đến các khu vực lân cận trong vùng.

Dự án Lumera Beach Phú Quốc có tổng diện tích 5,7 ha, được quy hoạch thành tổ hợp thương mại, dịch vụ, đầu tư cung cấp ra thị trường các sản phẩm bao gồm 98 căn shophouse và 250 condotel nghỉ dưỡng.

Mỗi căn shophouse tại dự án Lumera Beach Phú Quốc có diện tích từ 99,2 m2 – 112 m2 – 159 m2, được thiết kế với chiều cao từ 4 – 5 tầng. Mẫu shophouse được thiết kế theo không gian mở hướng biển, sở hữu diện tích sàn sử dụng từ 402 – 780 m2.

Dự án sở hữu hệ thống tiện ích nội khu bao gồm: Sân golf mini, cầu ánh Trăng, suối tranh, vườn thiền, chuỗi nhà hàng, hồ bơi vô cực, quảng trường trung tâm, cung đường dạo biển, cầu hoàng hôn, tuyến phố trung tâm, phố đi bộ…

Từ Lumera Beach Phú Quốc cư dân có thể tiếp cận được những tiện ích ngoại khu lân cận như: Nằm ngay cạnh trang trại ngọc trai, cách cảng hàng không quốc tế và chợ đêm Dương Đông 5 phút, cách Khu du lịch sinh thái Núi Đá Bàn 15 phút, cách chùa Hộ Quốc 20 phút, cách hệ thống cáp treo 25 phút.

Phối cảnh dự án Lumera Beach Phú Quốc.
Phối cảnh dự án Lumera Beach Phú Quốc.

Chủ đầu tư dự án Lumera Beach Phú Quốc là Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát, được thành lập ngày2 21/11/2007, đặt trụ sở tại 62 Hoàng Thế Thiện, KĐT Sala, phường An Lợi Đông, thành phố Thủ Đức.

Dự án Lumera Beach Phú Quốc có tên pháp lý là dự án Khu du lịch Vinh Phát Resort - The Panorama. Dự án được cấp giấy phép xây dựng số 02/GPXD ngày 21/01/2022 và được phê duyệt điều chỉnh cục bộ 1/500 lần 3 tại quyết định 172/QĐ- BQLKKTPQ ngày 28/09/2022.

Dự án Lumera Beach Phú Quốc đang trong quá trình tiến hành khởi công xây dựng, các sản phẩm tại dự án sớm được ra mắt trong thời gian tới.