Hà Nội khởi công xây dựng cụm công nghiệp gần 1.000 tỷ đồng
Bất động sảnCụm công nghiệp CN2 được thành lập theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 26-6-2020 của UBND thành phố Hà Nội
Tin bất động sản ngày 26/2 đáng chú ý với thông tin sau gần 20 năm thai nghén, số phận của Dự án Nhà máy xi măng An Phú đóng trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội vừa chính thức khép lại vì quy hoạch nhà máy bị bãi bỏ, không còn hiệu lực và các sản phẩm tại dự án Shantira Legasea Villas có mức giá bán từ 22 tỷ đồng/căn...
Ngày 10/12/2005, tại huyện Mỹ Đức ghi nhận sự kiện khi UBND tỉnh Hà Tây và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội tổ chức công bố Dự án (DA) Nhà máy Xi măng An Phú hay còn được gọi với tên gọi khác là Nhà máy xi măng Mỹ Đức.
Nhà máy có công suất 4.000 tấn clinker/ngày, được xây dựng trên diện tích 38,5 ha thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức; vốn đầu tư trên 2.958 tỷ đồng; DA thực hiện với hình thức Công ty cổ phần và do Công ty CP xi măng Mỹ Đức trực tiếp quản lý DA. Các cổ đông gồm: Tổng Công ty xây dựng Hà Nội đơn vị giữ cổ phần chi phối, Công ty CP xi măng Sài Sơn, Công ty xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng, Công ty TNHH Thung Lũng Vua và Công ty CP phát triển TN.
Nguồn vốn đầu tư gồm: Vốn điều lệ của Công ty CP xi măng Mỹ Đức 360 tỷ đồng và vốn vay của các ngân hàng trong và ngoài nước. Dự kiến, sẽ khởi công xây dựng nhà máy vào năm 2006.
DA nằm cách quốc lộ 21A về phía Tây khoảng 2km và giáp mỏ sét, phía Bắc giáp khu đồi đất tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp với đường nối quốc lộ 21A sang đường Hồ Chí Minh và cách đường Hồ Chí Minh 1km về phía Đông.
Sau gần 20 năm, DA vẫn chỉ khả thi trên giấy tờ, việc thực hiện ngoài thực địa gần như không thể tiến hành được.
Mới đây, cử tri TP Hà Nội chính thức có kiến nghị tới Quốc hội sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV với nội dung: “Đề nghị Bộ Xây dựng rà soát, thực hiện các thủ tục đưa DA Nhà máy xi măng An Phú trên địa bàn huyện Mỹ Đức ra khỏi danh sách đầu tư xây dựng nhà máy xi măng để chuyển đổi mục đích đầu tư DA hoặc triển khai các DA khác theo quy hoạch, tránh lãng phí đất”.
Nhận được văn bản chuyển ý kiến của cử tri Hà Nội từ Quốc hội, mới đây, Bộ Xây dựng chính thức có trả lời.
![]() |
Dự án Nhà máy Xi măng Mỹ Đức lâm vào cảnh khai tử khi chưa thể thực hiện được việc xây dựng, vận hành. Ảnh minh họa |
Theo Bộ Xây dựng, trước khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, việc đầu tư các DA xi măng thực hiện theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 (viết tắt là Quy hoạch 1488).
Như vậy, trong Phụ lục I (Danh mục các DA xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2030) kèm theo Quy hoạch 1488, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội chỉ ghi nhận DA xi măng Mỹ Đức công suất thiết kế 1,6 triệu tấn xi măng/năm, địa điểm đầu tư tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
Tuy nhiên, bước sang năm 2019, cùng với Luật Quy hoạch, ngày 26/8/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP, trong số này có danh mục các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch.
Phần phụ lục đi kèm danh mục thuộc Nghị quyết số 63/NQ-CP đã chính thức bãi bỏ Quy hoạch 1488. DA Nhà máy xi măng An Phú được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
DA bị dừng lại nhưng đất đai phục vụ cho việc xây dựng vẫn còn đó, gây lãng phí, chưa kể những hệ lụy không nhỏ liên quan đến đời sống người dân, kinh tế địa phương. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc cử tri Hà Nội có kiến nghị gửi tới Quốc hội và các bộ ngành liên quan.
Tại văn bản trả lời cử tri Hà Nội, đề cập đến định hướng hiện tại và trong tương lại, Bộ Xây dựng cho biết, đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đối với lĩnh vực xi măng đã xác định rõ mục tiêu là: Đảm bảo cân đối cung cầu xi măng, đầu tư nhà máy xi măng gắn liền với vùng nguyên liệu; Sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường; đầu tư đồng bộ từ khâu chế biến nguyên liệu đến đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện; Đẩy mạnh đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; Khắc phục tình trạng ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng và đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường”.
“Tiếp thu kiến nghị của cử tri TP Hà Nội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát các DA đầu tư nhà máy xi măng; tăng cường kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng tại địa phương”- Bộ Xây dựng cho biết.
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 157,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Địa ốc P&G (Số E15, đường Phan Văn Đáng, Khóm 1, Phường 8, TP Vĩnh Long).
Công ty Địa ốc P&G bị xử phạt do có hành vi tự ý sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) được cấp tại khu vực đô thị không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép với diện tích 4.279,4m2 đất.
Trong đó có 3.485,1m2 đất loại đất trồng cây lâu năm và 794,3m2 loại đất nuôi trồng thủy sản để làm đường giao thông 2.239m2 và sử dụng đất xây dựng nhà ở 2.040,4m2.
Ngoài ra công ty còn tự ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông một cá nhân với tổng diện tích 6.764,8m2 để thực hiện dự án chưa được UBND tỉnh chấp thuận.
![]() |
Khu dự án của Công ty Đại ốc P&G tại TP Vĩnh Long. Ảnh: PLO.vn |
Hành vi của Công ty Địa ốc P&G đã vi phạm quy định tại Điều 11 và Điều 28 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Biện pháp khắc phục, buộc Công ty TNHH Địa ốc P&G giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91. Đồng thời công ty liên hệ UBND Phường 2 hoặc UBND TP Vĩnh Long để đăng ký kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Trước đó ngày 19-1, Công ty TNHH Địa ốc P&G cũng bị UBND tỉnh Vĩnh Long ra quyết định xử phạt hành chính 150 triệu đồng do đã thực hiện dự án trước khi được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.
Đồng thời buộc Công ty thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm nêu trên theo quy định.
Chiều 25/2, trong chuyến công tác tại Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án, tặng quà người dân tại khu nhà ở xã hội phường Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình.
Dự án nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm nằm trong quần thể các khu dân cư đô thị hiện đại tại khu vực Quảng trường Hòa Bình, gồm 3 tòa nhà 15 tầng. Tổng vốn đầu tư dự án gần 700 tỷ đồng, với gần 800 căn hộ bán và cho thuê, diện tích mỗi căn hộ 40-69 m2, giá 10,5 triệu đồng/m2.
Chia sẻ với Thủ tướng, người dân bày tỏ vui mừng khi nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, được ở trong các căn hộ sạch đẹp, thoáng mát, an ninh, an toàn, với giá tiền vừa phải và được vay vốn ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm trong 25 năm.
Theo báo cáo, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành 4 khu nhà ở xã hội và đang xây dựng 2 khu, dự kiến tới năm 2025 sẽ hoàn thành xây dựng khoảng 7.090 căn nhà ở xã hội, góp phần thực hiện đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tới năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Chủ đầu tư và lãnh đạo tỉnh cũng báo cáo về một số vấn đề liên quan tới nguồn vốn. Trong đó, theo quy định hiện hành, các dự án nhà ở xã hội phải dành tỉ lệ tối thiểu 20% diện tích để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng, nhưng không nhiều người có nhu cầu thuê, dẫn đến tình trạng quỹ nhà ở xã hội để cho thuê để không, lãng phí, còn chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn. Chủ đầu tư đề nghị giảm tỷ lệ này xuống còn 5%.
![]() |
Thủ tướng thăm khu nhà ở xã hội, nghe ban quản lý báo cáo về công tác an ninh và phòng cháy, chữa cháy. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Thủ tướng hoan nghênh và đề nghị nhân rộng mô hình nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm, các địa phương cùng các cơ quan, các doanh nghiệp và ngân hàng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tổng kết các mô hình, cách làm để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó có vấn đề liên quan tới nguồn vốn. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có đề xuất gói tín dụng hơn 100.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dành cho cả chủ đầu tư và người có nhu cầu sử dụng.
Thủ tướng đề nghị Hòa Bình rà soát các đối tượng có nhu cầu, quy hoạch đất, giao dự án cho các doanh nghiệp đủ năng lực để xây dựng các khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Cũng trong chiều nay, Thủ tướng đã tới thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chố tại xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, có 2 con là liệt sĩ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc Mẹ luôn mạnh khỏe, trường thọ, động viên con cháu và người dân địa phương phát huy truyền thống cách mạng, góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ những đóng góp, sự hy sinh của các gia đình vì độc lập, tự do của Tổ quốc; nỗ lực chăm lo cho các gia đình chính sách có cuộc sống ít nhất là bằng, phấn đấu tốt hơn so với người dân trong khu dân cư.
Shantira Legasea Villas có vị trí tọa lạc tại tuyến đường Lạc Long Quân, phường Cẩm An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Dự án nằm ngay bãi biển An Bàng, cách trung tâm thành phố Hội An chỉ khoảng 5 phút di chuyển thông qua cầu Ông Điền và tuyến đường Nguyễn Chí Thanh mở rộng.
Shantira Legasea Villas có tổng diện tích quy hoạch 8,6 ha, mật độ xây dựng thấp chỉ 24%. Được thiết kế xây dựng với mô hình biệt thự biển, cung cấp ra thị trường 69 căn trải dài trên bãi biển An Bàng rộng 1,5 ha.
Dự án Shantira Legasea Villas được thiết kế với 3 mẫu biệt thự bao gồm: Biệt thự Anh Vũ, biệt thự Hải Phong, biệt thự San Hô. Các căn biệt thự tại đây được quy hoạch theo hình thức biệt thự đơn lập với chiều cao 1 trệt và 1 lầu, sở hữu từ 2 – 3 phòng ngủ.
Biệt thự Anh Vũ: Sở hữu 14 căn với diện tích đất mỗi căn từ 294,13 – 347,97 m2, nằm ngay mặt tiền bãi biển. Các căn biệt thự tại đây có 2 phòng ngủ, diện tích xây dựng 131,86 m2, tổng diện tích sàn 246,13 m2 bên cạnh đó còn sở hữu hồ bơi riêng có diện tích 31,59 m2.
Biệt thự Hải Phong: Sở hữu số lượng 13 căn với diện tích đất mỗi căn biệt thự từ 286,14 – 306,58 m2. Được thiết kế từ 2 – 3 phòng ngủ, diện tích xây dựng 131,58 m2, tổng diện tích sàn 247,95 m2 với diện tích hồ bơi trong khoảng 22,1 – 31,6 m2.
Biệt thự San Hô: Sở hữu số lượng biệt thự nhiều nhất tại dự án với 42 căn, diện tích trung bình từ 274,36 – 329,45 m2. Với thiết kế từ 2 – 3 phòng ngủ, diện tích đất xây dựng 131,51 m2 và tổng diện tích sàn 247,95 m2. Mỗi căn biệt thự tại đây sở hữu hồ bơi có diện tích từ 26,9 – 31,6 m2.
![]() |
Phối cảnh biệt thự tại Shantira Legasea Villas. |
Dự án Shantira Legasea Villas mang đến cho cư dân sự kết nối với thiên nhiên qua hệ thống tiện ích nội khu phong phú, bao gồm: Khu vui chơi trên biển, khu vui chơi trẻ em, phòng gym- yoga, bãi biển An Bàng, sky bar, hồ bơi, cửa hàng coffee, hệ thống spa và nhà hàng Thái...
Shantira Legasea Villas được đầu tư và phát triển bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng gia Hội An - Royal Group Hoi An, được thành lập từ năm 2008, có địa chỉ tại số 488, Hai Bà Trưng, phường Tân An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tiền thân của Royal Capital là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Gia Hội An.
Royal Group Hoi An là tập đoàn với những dự án bất động sản thương mại tại Hội An như: Shantira - Wyndham Hoi An, Hoi An Royal Park, Hội An Royal Residence…
Được biết, dự án Shantira Legasea Villas là phân khu biệt thự thuộc dự án Shantira Beach Resort & Spa. Ngoài phân khu Shantira Legasea Villas, còn phân khu căn hộ Shantira LegaSky Suite, cung cấp ra thị trường 746 căn hộ resort biển.
Dự án được hoàn thành xây dựng vào quý 4.2022, các sản phẩm tại dự án Shantira Legasea Villas có mức giá bán từ 22 tỷ đồng/căn.
Cụm công nghiệp CN2 được thành lập theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 26-6-2020 của UBND thành phố Hà Nội
Ngày 23/6, UBND thành phố Thủ Đức công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, áp dụng tại 12 phường mới sau khi hợp nhất (34 phường của thành phố Thủ Đức hiện tại) và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1086/QĐ-TTg.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển, doanh nghiệp dự án đã đề xuất điều chỉnh, nâng cấp quy mô cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E.
Quy mô thị trường đầu tư ESG tăng trưởng vượt bậc những năm gần đây. Sự gia tăng này cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để tạo ra cả lợi nhuận tài chính và tác động xã hội, môi trường tích cực.
Trên thế giới, nhiều tổ chức tín dụng, nhà đầu tư lớn như GRESB, IFC, ADB hay quỹ đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đang sử dụng ESG như một tiêu chí “lọc” dự án bất động sản xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang hình thành rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tận dụng các trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập để xây dựng nhà đỗ xe thông minh kết hợp trạm sạc xe điện và thư viện mini.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
Từ 1/7, chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị du lịch Nhơn Phước, tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau sắp xếp tỉnh Quảng Ninh có 54 đơn vị hành chính mới, gồm 22 xã, 30 phường và 2 đặc khu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng.
Dự án Sân Golf Uông Bí được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sân Golf Hạ Long Bay, với quy mô xây dựng lên tới 140ha tại khu vực hồ Yên Trung, thuộc phường Phương Đông, tương lai sẽ là phường Yên Tử.
Ngày 14/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng (giai đoạn 1); vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã phê duyệt thiết kế đô thị, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Thông báo số 191/TB-UBND về việc thu hồi đất đối với Dự án Du lịch nghỉ dưỡng Phương Thảo do Công ty TNHH Lộc Phát Bình Thuận làm chủ đầu tư, tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình. Lý do thu hồi là chủ đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, TP Hà Nội chưa có bất kỳ chủ trương hay chỉ đạo gì liên quan đến bổ sung quy hoạch tuyến hầm hay đầu tư xây dựng tuyến hầm nối từ cầu Tứ Liên đến đường Văn Cao - Hồ Tây như dư luận phản ánh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?