Thủ tướng: 'Xin ý kiến quá 7 ngày không trả lời coi như đồng ý'

'Nếu xin ý kiến quá 7 ngày mà không trả lời thì coi như là đồng ý', đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT), tổ chức ngày 13/7.

Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các chủ thể liên quan cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; giảm bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian triển khai, kiên quyết thực hiện nguyên tắc giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, với tinh thần chống tiêu cực, lãng phí.

Các cơ quan phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ các công việc, thủ tục chuẩn bị đầu tư, bố trí vốn… theo đúng quy định, không để kéo dài. Các bộ tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các nội dung công việc thuộc phạm vi quản lý.

Về quy trình, thủ tục, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không trông chờ, thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ, xin ý kiến quá 7 ngày thì nếu không trả lời coi như đồng ý.

Về các nhiệm vụ cụ thể với các nhóm dự án, đối với nhóm chưa duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, Thủ tướng giao Bộ GTVT và các địa phương (Thái Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bình Phước) khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án đã được giao là cơ quan có thẩm quyền, chủ quản thực hiện dự án.

Đối với nhóm đang thi công, về 3 dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (Diễn Châu-Bãi Vọt, Cam Lâm-Vĩnh Hảo đầu tư theo phương thức PPP và Nghi Sơn-Diễn Châu đầu tư công) và dự án cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành đưa vào khai thác năm 2023, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư, các nhà thầu thi công "3 ca, 4 kíp", tăng cường trang thiết bị nhân lực để kịp đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Về các dự án cao tốc gồm Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu, Khanh Hòa-Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 TP. HCM, Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội… các dự án khởi công trong tháng 6/2023, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư bảo đảm theo tiến độ Chính phủ giao (cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2023); chỉ đạo các ban quản lý dự án, nhà thầu tập trung triển khai thi công, bảo đảm tiến độ ngay từ đầu.

Về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ACV hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu nhà ga hành khách để khởi công trong tháng 8 tới.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định, chỉ đạo liên quan tới các mỏ nguyên vật liệu. Các địa phương quản lý chặt chẽ, bảo đảm chỉ sử dụng vật liệu cho việc thi công các khu tái định cư.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thành lập tổ công tác thỏa thuận về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của Nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, ép giá, đầu cơ đất khu vực mỏ.

Liên quan đến dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh khẩn trương lập thiết kế bản vẽ thi công, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc thẩm định; triển khai lựa chọn nhà thầu để khởi công các dự án thành phần thuộc Vành đai 4 trong tháng 9/2023, lập kế hoạch và triển khai thi công bù lại tiến độ đã bị chậm.

UBND TP. Hà Nội, TP HCM và các ban quản lý dự án cần chủ động, khẩn trương giải quyết dứt điểm các công việc liên quan tới 2 tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội và Bến Thành-Suổi Tiên; đồng thời tiếp tục chuẩn bị triển khai các dự án khác.

Tỉnh Đồng Nai được yêu cầu bổ sung nhân sự tập trung đẩy nhanh công tác GPMB các dự án đường bộ cao tốc (Biên Hòa-Vũng Tàu, Vành đai 3 TP. HCM, tuyến giao thông kết nối Cảng hàng không Long Thành). Đặc biệt, trong tháng 8/2023 hoàn thành GPMB dự án Tân Vạn-Nhơn Trạch để triển khai thi công trong tháng 9/2023.

4 quận Hà Nội đề nghị cho phép lập Đề án phát triển bãi giữa sông Hồng thành công viên đa chức năng

Theo UBND TP, trước đây, thực hiện chủ trương của Thành ủy, UBND TP và trên cơ sở đề nghị của UBND quận Hoàn Kiếm việc cho phép nghiên cứu lập Đề án phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thành công viên văn hóa và du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã báo cáo và UBND TP cũng có văn bản số 4316/UBND-ĐT ngày 2/12/2021 chỉ đạo về vấn đề này.

Cụ thể, UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương cho phép UBND quận Hoàn Kiếm được nghiên cứu lập Đề án phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chủ trì cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm triển khai nghiên cứu lập Đề án tuân thủ đúng định hướng quy hoạch trong khu vực, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định... và khi hoàn chỉnh Đề án, báo cáo UBND TP xem xét, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến thống nhất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt tuân thủ quy trình, quy định...

Sau khi nghiên cứu, UBND 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ đã thống nhất báo cáo UBND TP xem xét, chấp thuận lập chung một đề án nhằm phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành “Công viên văn hóa đa chức năng” tại văn bản số 1674/UBND-HK-BĐ-LB-TH ngày 19/10/2022.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội việc xem xét đề nghị của 4 quận trên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có văn bản đề nghị 7 cơ quan, gồm các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Tài chính, Văn hóa và Thể thao, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, tham gia ý kiến làm cơ sở tổng hợp, báo cáo UBND TP.

Đến ngày 16/11/2022, UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản 1858/UBND-QLĐT đề nghị 4 quận nghiên cứu đề xuất ý tưởng, nội dung phục vụ xây dựng Đề án trên địa bàn mỗi quận gửi về quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, đến nay, các quận chưa có ý tưởng gửi lại quận Hoàn Kiếm làm cơ sở hoàn chỉnh Đề án.

UBND TP. Hà Nội cho biết, đề xuất lập Đề án nghiên cứu phát triển công viên tại khu vực này nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, lợi thế tiềm năng, cải thiện cảnh quan, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, cụ thể hóa Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt, là cơ bản phù hợp với chủ trương của Thành ủy tại Thông báo số 2582-TB/TU ngày 7/5/2020. Ngày 24/3/2023, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng có văn bản báo cáo UBND TP xem xét, chỉ đạo. Quá trình nghiên cứu đề án cần tuân thủ quy định của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Luật Đê điều, Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ... và quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố.

4 quận Hà Nội đề nghị cho phép lập Đề án phát triển bãi giữa sông Hồng thành công viên đa chức năng
4 quận Hà Nội đề nghị cho phép lập Đề án phát triển bãi giữa sông Hồng thành công viên đa chức năng. Ảnh minh họa

Trước đó, Thường trực quận ủy Hoàn Kiếm đã làm việc với Thường trực quận ủy Long Biên về công tác quản lý, sử dụng và phát triển khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng trên địa bàn hai quận.

Thông tin từ buổi họp cho biết, khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có diện tích không cố định mà liên quan đến mùa mưa lũ từng năm. Khu vực ước khoảng 23 ha, chủ yếu nằm ở phường Phúc Tân và một phần thuộc địa phận quận Long Biên.

Bên cạnh việc siết chặt quản lý về đất đai tại bãi giữa sông Hồng, quận Hoàn Kiếm đã vận động nhân dân chung tay bảo vệ môi trường làm sạch sông Hồng. Năm 2021 dọn sạch và vận chuyển được hơn 200 tấn rác thải, cải tạo mặt bằng thành sân chơi cho trẻ em, làm vườn rừng cộng đồng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải... Ngoài ra, địa phương từng thực hiện rất thành công dự án “Con đường nghệ thuật” tại phường Phúc Tân từ những vật liệu tái chế và trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn vào năm 2020.

Mặt khác, UBND quận Hoàn Kiếm cũng tích cực khảo sát để tiếp tục mở rộng các dự án làm sạch sông Hồng, đoạn trên địa bàn hai phường Phúc Tân và Chương Dương.

Trong cuộc họp các thành viên còn tập trung thảo luận nhiều vấn đề cụ thể. Theo dự tính, khu vực bãi giữa sẽ tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi trồng những loại cây ngắn ngày phù hợp. Từ đó, du khách được tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Đồng thời, hình thành thêm khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, tập thể thao cơ bản theo địa hình tự nhiên…

Với khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức khu chức năng không gian công viên cây xanh, khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, phát triển cả khu dịch vụ, khu vực thể thao làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn liền không gian mặt nước; không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Song song phát triển khu chức năng, UBND quận Hoàn Kiếm tính đến việc quy hoạch mạng lưới đường giao thông nội bộ, đường dạo của khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng sao cho thân thiện môi trường thông qua sử dụng vật liệu truyền thống.

Yêu cầu làm rõ việc thoái vốn của Coma và chuyển nhượng dự án Golden West

Theo kết luận thanh tra về cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng vừa ban hành, Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2007, Tổng công ty Coma được UBND TP Hà Nội chỉ định thầu là nhà đầu tư dự án BT (hợp đồng xây dựng-chuyển giao) xây dựng dự án Cung Trí thức.

Tổng công ty Coma được TP Hà Nội đối ứng chi phí xây dựng bằng việc chấp thuận giao lô đất 2.5HH Lê Văn Thiêm (8.737m2) để xây dựng cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng (dự án có tên thương mại Golden West), với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm giao đất là gần 236 tỷ đồng.

Để có tiền xây dựng Cung Trí thức, Tổng công ty Coma đã vay Công ty CP Phát triển thương mại Việt Nam (Vietradico) 150 tỷ đồng, với điều kiện hai bên thỏa thuận hợp tác kinh doanh phát triển dự án trên lô đất 2.5HH.

Theo báo cáo của Tổng công ty Coma, ngày 23/7/2008, hai bên đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 469 thành lập Công ty CP Địa ốc Coma (Comaland) để thực hiện dự án Golden West.

Đến ngày 11/8/2010, Tổng công ty Coma ký hợp đồng số 430 với Vietradico, chuyển nhượng cho Vietradico 1 triệu cổ phần tại Comaland, với giá 140.000 đồng/cổ phần, tổng giá trị hợp đồng là 140 tỷ đồng.

Từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2011, Vietradico đã chuyển cho Tổng công ty Coma 94 tỷ đồng, tương đương 671.492 cổ phần Comaland. Số cổ phần Vietradico chưa thanh toán hơn 328.500 cổ phần, tương đương hơn 46 tỷ đồng.

Ngày 5/4/2013, Tổng công ty Coma và Vietradico ký biên bản thanh lý hợp đồng số 430 xác nhận Vietradico đã thanh toán cho Tổng công ty Coma 94 tỷ đồng và nợ 46 tỷ đồng.

Dù đã thanh lý hợp đồng 430 nhưng tới ngày 25/6/2014, Tổng công ty Coma và Vietradico vẫn ký bổ sung phụ lục hợp đồng số 02 điều chỉnh giá bán hơn 328.500 cổ phần Comaland từ 140.000 đồng/cổ phần xuống còn 48.000 đồng/cổ phần.

"Việc điều chỉnh giảm này không có căn cứ, không đúng quy định về chuyển nhượng vốn đầu tư tại doanh nghiệp, làm giảm giá trị hợp đồng ký ban đầu tạm tính là hơn 30,2 tỷ đồng" - kết luận thanh tra nêu.

Thanh tra Chính phủ đề nghị làm rõ việc chuyển nhượng dự án Golden West của Tổng công ty Coma. Ảnh: An ninh Thủ đô
Thanh tra Chính phủ đề nghị làm rõ việc chuyển nhượng dự án Golden West của Tổng công ty Coma. Ảnh: An ninh Thủ đô

Liên quan tới vụ việc này, năm 2018, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ (Bộ Công an) đã vào cuộc và sau đó có văn bản gửi Bộ Xây dựng nêu rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật trong chuyển nhượng cổ phần của Comaland xảy ra tại Tổng công ty Coma.

Cụ thể, Vietradico và Tổng công ty Coma có hành vi lập khống tài liệu, chứng từ giảm giá cổ phần Comaland quay ngược thời gian trước thời điểm định giá trị Coma để phục vụ quá trình cổ phần hóa.

Việc này nhằm hợp lý hóa việc giảm giá chuyển nhượng cổ phần cho phù hợp với quyết định của Bộ Xây dựng về cổ phần hóa Coma vào ngày 1/7/2014. Hành vi trên là thực hiện không đúng về nghiệp vụ hạch toán, kế toán.

Sau khi thực hiện hành vi gian dối hợp thức, số nợ tiền mua cổ phần phải thu của Vietradico với Coma giảm hơn 30,2 tỷ đồng và số tiền này không còn trong tài sản của Coma.

Ngày 20/1/2015, Coma và Vietradico ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án trên lô đất 2.5HH với giá trị chuyển nhượng 299,5 tỷ đồng, bao gồm giá trị tiền sử dụng đất 235,9 tỷ đồng và lãi cố định 57,7 tỷ đồng. Thời điểm này, số tiền hơn 30,2 tỷ đồng không được đưa vào tính giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Qua điều tra xác minh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ nhận thấy hành vi lập khống tài liệu, chứng từ giảm giá cổ phần Comaland là để hợp lý hóa việc giảm giá cổ phần, tuy nhiên hành vi sai phạm này chưa gây thiệt hại, thất thoát tài sản, nguồn vốn Nhà nước trong hoạt động kinh doanh dự án 2.5HH.

Vì thế, cơ quan này thấy chưa đủ căn cứ để xử lý về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm thuộc ông Dương Văn Hồng, Tổng giám đốc Coma. Cơ quan điều tra đã đề nghị Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền.

Theo kết luận thanh tra mới đây, Thanh tra Chính phủ vẫn đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương kiểm tra việc góp vốn, thoái vốn của Tổng công ty Coma tại Comaland, việc lập khống tài liệu, chứng từ, việc chuyển nhượng dự án 2.5HH Lê Văn Thiêm; nhất là các nội dung mà Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ - Bộ Công an đã nêu trước đó. Trong đó, cần làm rõ việc xác định giá trị doanh nghiệp có liên quan đến dự án này...

Bên cạnh đó, trong thực hiện Đề án tái cơ cấu, thoái vốn Tổng công ty Coma còn những tồn tại khuyết điểm. Trong đó, năm 2015, Coma thực hiện tăng góp vốn tại Công ty CP khóa Minh khai từ 52,8% lên 67,47% vốn điều lệ thông qua việc mua lại cổ phiếu ưu đãi của một số người lao động, số tiền là 5,9 tỷ đồng nhưng không báo cáo, chưa được Bộ Xây dựng phê duyệt là vi phạm quy định của Chính phủ.

Dự án đất nền Green Park Đông Hưng tại Thái Bình

Green Park Đông Hưng có vị trí nằm tại thôn Thượng Đạt, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Dự án nằm gần sông Trà Lý, cách tuyến Quốc Lộ 39A và Quốc lộ 10 khoảng 2,2 km, thuận tiện cho việc di chuyển đến các khu vực lân cận và đến trung tâm thành phố Thái Bình chỉ 9 km.

Dự án Green Park Đông Hưng có tổng diện tích 9.541,5 m2 được thiết kế xây dựng với mô hình đất nền chia lô. Cung cấp ra thị trường 52 lô liền kề với diện tích mỗi lô từ 125 – 171,9 m2, sở hữu vỉa hè rộng 1,5 m và đường nội khu rộng 7 m.

Dự án Green Park Đông Hưng.
Dự án Green Park Đông Hưng.

Từ dự án, cư dân có thể tiếp cận được những hệ thống tiện ích ngoại khu lân cận như: Cách đền chùa Hoa Quốc 300 m, cách UBND xã Đông Dương 500 m, cách trường mầm non Đông Dương và TH Đông Dương 700 m, cách KCN Gia Lễ 2 km, cách KCN TBS Thái Bình và CCN Phong PHú 3 km, cách KCN Phú Khánh 4 km…

Dự án Green Park Đông Hưng được đầu tư và phát triển bởi Công ty Cổ phần Bất Động Sản Duyên Hải (thuộc Đất Xanh Miền Bắc). Doanh nghiệp được thành lập ngày 12/0/2018, đặt trụ sở tại số 70 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 15/05/2022, Công ty Cổ phần Bất Động Sản Duyên Hải tổ chức lễ ra mắt dự án Green Park Đông Hưng.

Các sản phẩm tại dự án được mở bán với mức giá từ 7 triệu đồng/m2.