Tại Hà Nội, anh Long - nhân viên một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, dù chưa được thông báo mức thưởng Tết cụ thể nhưng nhiều khả năng mức thưởng Tết năm nay sẽ không hề kém so với mức thưởng Tết năm ngoái. Mức thấp nhất cũng tầm 4-5 tháng lương, còn nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có thể được thưởng tới 7-8 tháng lương, thậm chí cao hơn nữa.

Thưởng Tết 2022: Khối sản xuất, dịch vụ lo lắng còn dân ngân hàng vẫn
Tại TP HCM, một số doanh nghiệp đã báo cáo có chi tiền Tết cho lao động, trong đó một số công ty công bố mức thưởng một tháng lương, số còn lại giảm còn 50%-70%. Dù tình hình tài chính khó khăn nhưng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn cố gắng để có thưởng Tết nhằm giữ chân người lao động.

Trong khi đó, chị Lan Anh - hướng dẫn viên một công ty du lịch trên khu phố cổ thì khẳng định, năm nay đến lương còn không có thì lấy đâu ra thưởng Tết.

Giám đốc một khách sạn lớn tại quận Hoàn Kiếm chia sẻ, từ đầu 2021 đến nay khách sạn gần như không hoạt động ngày nào. Dù từ 14/10 được phép hoạt động trở lại nhưng gần như không có khách kể cả khi giảm giá đến 40-60% dịch vụ. Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội, nhiều khách sạn đã phải đóng cửa, cắt giảm nhân sự, thậm chí rao bán nhưng không có người mua.

Được biết, nhiều doanh nghiệp du lịch, từ lữ hành tới khách sạn đều chưa nghĩ tới thưởng Tết cho người lao động. Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số đơn vị thì sẽ cố gắng để có một khoản động viên người lao động vào cuối năm.

Ở TP HCM, có không ít doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại vẫn chưa chốt được mức thưởng Tết cho người lao động. Do tình hình kinh doanh ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nên mức thưởng sẽ còn tùy theo tình hình thực tế và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chắc chắn sẽ kém hơn so với mọi năm.

Ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc doanh nghiệp gỗ tại quận Tân Phú cũng cho rằng: "Năm nay chưa dám nghĩ đến việc thưởng Tết cho người lao động. Hiện, chúng tôi đang lo tìm kiếm các đơn hàng mới để duy trì công việc, mức lương căn bản cho người lao động. Năm nay, thưởng Tết có thể không có hoặc phải đợi đến khi công ty có lợi nhuận mới có thể chi đến tay công nhân".

Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất - công nghiệp TPHCM, cho biết, khảo sát cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà máy phải dừng hoạt động, số khác sản xuất cầm chừng. Chi phí thực hiện phương án "3 tại chỗ" tăng cao nên thưởng Tết năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái. Một số doanh nghiệp đã báo cáo có chi tiền Tết cho lao động, trong đó một số công ty công bố mức thưởng một tháng lương, số còn lại giảm còn 50%-70%. Dù tình hình tài chính khó khăn nhưng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn cố gắng để có thưởng Tết nhằm giữ chân người lao động.

Trong khi đó, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, trong tháng 12/2021, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường giám sát tình hình trả lương, thưởng dịp Tết Nguyên đán 2022 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Dự kiến, Sở sẽ phối hợp khảo sát tình hình lương, thưởng Tết tại 3.000 doanh nghiệp, trong đó chú trọng các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo chuyên gia kinh tế cho rằng, thưởng Tết năm nay sẽ khó tăng và một số ngành được thưởng cao là những ngành không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như khoáng sản, cảng biển… cũng chỉ duy trì mức thưởng như năm ngoái vì phải trích các quỹ dự phòng.

Còn đối với các ngành xuất khẩu chủ lực mức thưởng dự kiến vẫn giữ nguyên như 2021 ở miền Bắc và miền Trung và giảm khoảng 30 - 50% ở miền Nam.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói: "Theo đánh giá thì có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp sẽ giảm thưởng Tết cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực để duy trì lương tháng 13. Tuy nhiên, mức thưởng cụ thể cũng sẽ thấp hơn năm trước".

"Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động là vẫn cố gắng làm thế nào để có tháng lương Tết (tháng lương thứ 13). Tôi tin chắc rằng ở phía Nam, thưởng Tết không được như mọi năm, nhưng sẽ vẫn có. Ở phía Bắc, các doanh nghiệp cho biết khả năng vẫn cố gắng giữ như năm trước", ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đánh giá.

Hiện, da giày, dệt may - hai ngành sử dụng nhiều lao động, đang cố gắng đảm bảo thưởng Tết bằng khoảng 80% của năm trước.