Thuế hàng hóa và dịch vụ
Goods and Services Tax - GST
Hình minh họa. Nguồn: maharashtratimes.indiatimes
Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax)
Định nghĩa
Thuế hàng hóa và dịch vụ trong tiếng Anh là Goods and Services Tax, viết tắt là GST.
Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) là thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trong nước.
Bản chất
- GST được trả bởi người tiêu dùng. Nói cách khác người tiêu dùng là người nộp thuế hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, GST được nộp cho chính phủ bởi các doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ.
- Trong thực tế, thuế hàng hóa và dịch vụ cung cấp doanh thu cho chính phủ.
Đặc trưng
- Thuế hàng hóa và dịch vụ là một loại thuế gián thu. Nói cách khác, thuế hàng hóa và dịch vụ là một bộ phận cấu thành vào giá của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đối tượng chịu thuế lại là những người tiêu dùng cuối cùng.
- Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế này vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Người tiêu dùng mua sản phẩm dịch vụ phải trả số tiền bao gồm giá của hàng hóa, dịch vụ đó cộng thêm GST.
- Thuế hàng hóa và dịch vụ cũng được gọi là Thuế giá trị gia tăng (VAT) ở một số quốc gia.
Liên hệ thực tế
- Pháp là quốc gia đầu tiên thực hiện thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) vào năm 1954, và kể từ đó, ước tính 160 quốc gia đã áp dụng hệ thống thuế này dưới hình thức này hay hình thức khác.
- Một số quốc gia có GST bao gồm Canada, Việt Nam, Úc, Singapore, Vương quốc Anh, Monaco, Tây Ban Nha, Ý, Nigeria, Brazil, Hàn Quốc và Ấn Độ.
- Ấn Độ, kể từ khi ra mắt thuế hàng hóa và dịch vụ vào ngày 1 tháng 7 năm 2017, đã thực hiện năm mức thuế khác nhau. Cụ thể:
+ Thuế suất 0% áp dụng cho một số loại thực phẩm, sách, báo, vải cotton và dịch vụ khách sạn dưới 1000 Rupee.
+ Thuế suất 0,25% áp dụng cho kim cương công nghiệp thô.
+ Thuế suất 5% áp dụng cho hàng may mặc dưới 1000 Rupee, các mặt hàng thực phẩm đóng gói, giày dép dưới 500 Rupee.
+ Thuế suất 12% áp dụng cho hàng may mặc hơn 1000 Rupee, thịt đông lạnh, dao kéo, đường,...
+ Thuế suất 18% áp dụng cho một số mặt hàng xa xỉ nhất định bao gồm mĩ phẩm, bánh ngọt, bể bơi, giày dép có giá hơn 500 Rupee...
+ Khung cuối cùng, đánh thuế hàng hóa ở mức 28%, áp dụng cho 50 sản phẩm xa xỉ và sản phẩm "không được ủng hộ" bao gồm kem chống nắng, gạch men, thuốc lá Ấn Độ, ô tô, xe máy...
(Tài liệu tham khảo: Goods and Services Tax (GST), Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?