CTCP Thực phẩm Hà Nội (HAF – UPCoM)
CTCP Thực phẩm Hà Nội (HAF – UPCoM)

Số vốn mà HAF góp thêm vào Công ty Bắc Qua là 41,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của HAF tại Bắc Qua vẫn được giữ nguyên là 53,61%.

Đồng thời, HĐQT Công ty cũng thông qua việc vay vốn của Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro (HTM- UPCoM) số tiền 41,8 tỷ đồng để góp vốn tại Bắc Qua theo nội dung nêu trên.

Công ty cũng công bố Báo cáo tài chính quý IV/2021. Theo báo cáo tài chính riêng, quý IV/2021, HAF đạt doanh thu 28 tỷ đồng, giảm 2,5% so với quý IV/2020. Chi phí bán hàng 3,6 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 3,84 tỷ đồng, giảm lần lượt 3,4% và 10% so với quý 4/2020.

Kết quả quý IV/2021 Công ty lỗ 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 4,6 tỷ.

Lũy kế cả năm 2021, Công ty đạt doanh thu 136,9 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020 và lỗ 1,85 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lỗ 5,3 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2021, các khoản phải thu ngắn hạn là 30,8 tỷ đồng, tăng 16,2% so với đầu năm, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 175 triệu đồng. Hàng tồn kho 26,1 tỷ đồng, giảm 36,5% so với đầu năm. Công ty cũng có 43,38 tỷ đồng đầu tư vào công ty con và 17,9 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại 31/12/2021 là 35,4 tỷ đồng, tăng 95% so với đầu năm.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/3, cổ phiếu HAF đứng tại mốc tham chiếu 18.400 đồng/CP.

Diễn biến giá cổ phiếu HAF thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu HAF thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Xuất thân từ thời bao cấp là các cửa hàng mậu dịch quốc doanh bán thực phẩm thịt, cá, phủ sóng khắp các địa bàn thủ đô, Thực phẩm Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng nắm giữ nhiều mảnh đất vàng gồm: chuỗi các trung tâm thương mại, siêu thị (11 cơ sở), chuỗi cửa hàng tiện ích, khách sạn nhà hàng tại nhiều địa điểm trên phố cổ, ngoài ra còn có các địa điểm văn phòng cho thuê, và nhiều khu đất được Nhà nước giao…