Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2021.

Thông tư 40 quy định cụ thể việc tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản. Cụ thể, cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

Dịch vụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản theo hướng dẫn tại khoản này gồm: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí.

Thu thuế cho thuế nhà từ 1/8: Phức tạp và khó công bằng, hiệu quả
GS. Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol (Anh) - cho biết thực ra đây không phải là một luật thuế mới mà nằm trong khuôn khổ các luật thuế hiện hành đã có bởi người có phát sinh thu nhập thì phải nộp thuế, theo đúng tinh thần các luật thuế đánh vào thu nhập.

Cá nhân cho thuê tài sản khai thuế theo từng lần phát sinh kỳ thanh toán (từng lần phát sinh kỳ thanh toán được xác định theo thời điểm bắt đầu thời hạn cho thuê của từng kỳ thanh toán) hoặc khai thuế theo năm dương lịch. Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.

Cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng). Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.

Trường hợp bên thuê tài sản trả tiền trước cho nhiều năm thì cá nhân cho thuê tài sản khai thuế, nộp thuế một lần đối với toàn bộ doanh thu trả trước. Số thuế phải nộp một lần là tổng số thuế phải nộp của từng năm dương lịch theo quy định. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi. Cụ thể, hoạt động cho thuê tài sản gồm thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng…. nằm trong danh mục tính thuế GTGT 5% và thuế suất thuế TNCN 5%.

Tuy nhiên, chia sẻ với báo chí, GS. Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol (Anh) - cho biết thực ra đây không phải là một luật thuế mới mà nằm trong khuôn khổ các luật thuế hiện hành đã có bởi người có phát sinh thu nhập thì phải nộp thuế, theo đúng tinh thần các luật thuế đánh vào thu nhập. Không lý do gì các nhà đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, người làm công ăn lương, người kinh doanh, khi phát sinh thu nhập thì chịu thuế, mà người cho thuê nhà lại không.

Thế nhưng, trên thực tế đây là một trong những luật thuế phức tạp và khó tiến hành thu một cách công bằng và hiệu quả nhất. Đơn giản là vì cả người đi thuê và người thuê nhà đều có xu hướng tránh nộp thuế và có rất nhiều phương cách để tránh. Nếu cá nhân cho thuê nhà có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải kê khai và nộp thuế nhưng nhiều trường hợp thuộc diện này không khai thuế.

Theo vị chuyên gia, ngành công nghiệp tránh thuế hợp pháp này tạo ra một nghịch lý: người càng giàu càng ít phải nộp thuế vì họ có nhiều phương tiện, nhận được nhiều tư vấn lọc lõi để tránh thuế, bao gồm cả từ các cựu nhân viên thuế và chính trị gia ra mở công ty tư vấn thuế. Trong khi đó, gánh nặng thuế từ thu nhập cho thuê nhà sẽ đè nặng lên vai tầng lớp trung lưu làm việc vất vả tích cóp được tiền để mua nhà cho thuê.

Trong khi đó, nhìn nhận về vấn đề này, thời gian qua một số luật sư đã lên tiếng cho rằng mức tính thuế 100 triệu đồng/năm, tức hơn 8,3 triệu đồng/tháng không còn phù hợp cũng như tạo ra sự bất bình đẳng. Do đó, Bộ Tài chính cần chỉnh sửa quy định mức này có thể tăng lên 150 triệu đồng/năm và khi mức trượt giá tăng trên 20% thì điều chỉnh.

Còn ở góc độ người dân, việc siết chặt thu thuế cho thuê nhà cũng đặt ra nhiều lo ngại. Một số ý kiến đặt vấn đề, khi đóng thuế cho thuê nhà, liệu họ có được khấu trừ chi phí đầu vào như chi phí môi giới, chi phí tài chính, chi phí đầu tư trang thiết bị, sửa chữa hàng năm...

Không ít người cho thuê nhà nhưng vẫn phải chi trả lãi một khoản lãi ngân hàng không hề nhỏ do mua trả góp. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng lo rằng với chính sách thu thuế này, giá cho thuê nhà tăng cuối cùng sẽ khiến người đi thuê chịu thiệt. Trong khi những người đi thuê nhà đa phần đã gặp khó khăn trong việc sở hữu một căn nhà thì việc trả quá nhiều tiền thuê sẽ khiến tích lũy giảm, việc mua nhà ngày càng khó khăn.

Trước đó, Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP HCM đều đề xuất Tổng cục Thuế siết hoạt động thu thuế đối với các cá nhân cho thuê nhà để tránh trường hợp né thuế, trốn thuế bằng các phương pháp khác nhau.