Dự báo giá xăng ngày mai (16/1) có thể tăng 200 - 500 đồng/lít
Thị trườngTheo dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (16/1), giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg.
Trên nhiều trang mạng đang quảng cáo rầm rộ sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ và Cốt Huyết Thanh của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Kiệt Anh Khang (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) là sản phẩm trị mụn được nghiên cứu trên dược phẩm đến từ đông y, thống lĩnh thị trường trị mụn với nhiều đặc tính cực kì nổi bật.
Dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng
Hiện nay, nhiều sàn mua bán điện tử và mạng xã hội rầm rộ chào bán sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Kiệt Anh Khang (công ty Kiệt Anh Khang) có công dụng điều trị tất cả các loại mụn, đặc trị mụn lâu năm. Những thông tin này khiến người tiêu dùng nhầm tưởng đây là một loại thuốc chữa bệnh.
Quảng cáo mỹ phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ có dấu hiệu trái quy định, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Tại website caomunsamdo.com.vn quảng cáo sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ mang thương hiệu mỹ phẩm làm đẹp MEEA ORGANIC của công ty Kiệt Anh Khang có nguồn gốc hoàn toàn từ Việt Nam. Cao Mụn Sâm Đỏ được chiết xuất từ thiên nhiên với 36 vị thuốc đông y trong trị mụn, giúp loại bỏ dứt điểm các loại mụn như: Mụn ẩn, mụn viêm, mụn trứng cá, mụn cám, mụn đầu đen...
Nhiều người dân tin tưởng quảng cáo nên đã mua sản phẩm về sử dụng, sau đó mới tá hỏa khi biết sản phẩm trên tay chỉ là dạng mỹ phẩm thông thường. Trao đổi với phóng viên, anh L.M. (26 tuổi, sinh sống tại quận 12, TP Hồ Chí Minh), là khách hàng mua sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ chia sẻ, gần đây da mặt của anh xuất hiện tình trạng mụn ở mũi và cằm. Qua tìm hiểu trên mạng, anh M. tiếp nhận được thông tin tư vấn sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ có công dụng đặc trị các loại mụn, được sản xuất từ 36 vị thuốc chiết xuất tự nhiên, cụ thể là từ các thảo mộc tạo nên bài thảo dược nam trị mụn.
“Vì nghĩ đây là thuốc có thể chữa dứt điểm mụn nên tôi đặt mua một sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ (hộp 15gram) của công ty Kiệt Anh Khang về sử dụng. Tuy nhiên, sau khi nhận được hàng thì mới biết đây chỉ là dạng mỹ phẩm thông thường chứ không phải là thuốc như các đơn vị phân phối quảng cáo. Hiện nay tôi rất hoang mang, không biết có nên sử dụng tiếp hay không? Bỏ ra 350.000 đồng mua về mà vứt đi thì tiếc lắm”, anh M. nói.
Quảng cáo mỹ phẩm Cốt Huyết Thanh trên mạng xã hội Facebook.
Tương tự sản phẩm Cao Mụn Sâm Đỏ, dù chỉ là mỹ phẩm thông thường nhưng nhiều tài khoản Facebook, trang thương mại điện tử vẫn cố tình phớt lờ để quảng cáo sản phẩm Cốt Huyết Thanh có công dụng cũng “thần thánh” không kém. Đáng nói hơn, để lấy niềm tin từ người tiêu dùng, một số tài khoản còn dùng từ “dược phẩm đông y” khi giới thiệu sản phẩm Cốt Huyết Thanh.
Cụ thể, tài khoản có tên Sang Sang viết:
“Cốt Huyết Thanh - dược phẩm đông y nhà MEEA 36 vị không phải là hóa mỹ phẩm thông thường mà là một bài thuốc điều trị phục hồi đã có mặt từ rất lâu đời. Da yếu mỏng, phục hồi sau lăn kim tái tạo, trị sần da mụn li ti, cám, đầu đen. Dọn sạch sẽ dưỡng siêu mịn căng bóng sau 3 đêm sử dụng. Vị thuốc cho làn da những ngày mệt mõi, nhất định phải sở hữu."
Tài khoản MEEA Origin cũng giới thiệu sản phẩm Cốt Huyết Thanh đi kèm với những mỹ từ như: Tái tạo, chữa lành những vùng da bị hư tổn, nhiễm khuẩn, không bong tróc, sưng đỏ; kích thích tăng sinh collagen, phân giải sắc tố; căng bóng da, trẻ hóa, sáng bóng bề mặt da. Với thành phần thảo dược an toàn, nhẹ dịu, hiệu quả và siêu lành tính, bạn sẽ thực sự bất ngờ trước vẻ tươi trẻ, sáng mịn thậm chí lỗ chân lông được se khít đáng kể sau một thời gian sử dụng.
Cảnh giác khi mua mỹ phẩm trên mạng
Thị hiếu hiện nay “mỹ phẩm thảo dược thiên nhiên” là cụm từ khóa thu hút được sự quan tâm của chị em khi tìm kiếm mỹ phẩm để làm đẹp. Chính vì vậy, trên mạng xã hội và các diễn đàn mua bán online, các loại mỹ phẩm đã tận dụng tâm lý này để quảng cáo tràn lan các sản phẩm gán mác sử dụng nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên.
Đi kèm với những lời nói hoa mỹ này là hình ảnh sản phẩm được cho là an toàn tuyệt đối, thế nhưng, những sản phẩm này có thật sự được sản xuất đúng quy trình, xuất xứ nguyên liệu có đảm bảo hay không thì người dùng không hề hay biết. Trong trường hợp khách hàng sử dụng sản phẩm gặp vấn đề như biến chứng, hay tác dụng phụ thì không biết kêu ai. Nhiều người mua mỹ phẩm qua mạng đã nhận “trái đắng” khi gặp phải hàng kém chất lượng.
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, trung bình mỗi ngày Khoa Thẩm mỹ da của Bệnh viện tiếp nhận và điều trị khoảng 2-3 ca tai biến do làm trắng da. Vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân nữ N.N.T (18 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) được mẹ đưa đến khám trong tình trạng da mặt nứt nẻ, bong tróc, đỏ rát kèm xuất hiện nhiều mụn. T. cho biết có mua một loại mỹ phẩm làm sáng da ở trên mạng, sau khi sử dụng da mặt bị rát, ngứa và bong da.
Hay như trường hợp của chị N.T.T.H (40 tuổi, làm việc tại Quận 5, TP Hồ Chí Minh), vì muốn có làn da căng mịn, trắng đẹp nên đã nghe lời người quen mua một lọ mỹ phẩm thảo dược thiên nhiên trên mạng với lời quảng cáo “Hiệu quả làm đẹp “miễn chê”, sử dụng nguyên liệu thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho làn da…” để bôi lên mặt. Sau 3 ngày sử dụng mặt chị H. bị sưng nề, đỏ rát kèm ngứa. Quá hoảng sợ chị H. vội đến Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh để được thăm khám.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, tư vấn cho bệnh nhân.
Là người quan tâm đến các sản phẩm mỹ phẩm từ thiên nhiên, chị Tiểu Vy (sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh) thắc mắc: "Em nghe nói rất nhiều về mỹ phẩm thiên nhiên mà không biết cái gì là thật, cái gì là giả. Muốn mua mỹ phẩm về dùng nhưng phân vân không biết chọn thứ gì. Quảng cáo thì bảo hãy là người tiêu dùng thông minh, vậy khi chọn mỹ phẩm mình phải nhìn những thông số nào để biết được sản phẩm đó là an toàn?".
Về vấn đề này, Bác sĩ CKII Trần Kim Phượng (Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, các nhà sản xuất mỹ phẩm uy tín trước khi tung sản phẩm ra thị trường đều đã được thử nghiệm mức độ an toàn và hiệu quả. Không có thông số nào để biết sản phẩm đó là an toàn. Nếu có điều kiện, nên chọn mỹ phẩm có thương hiệu và được nhập khẩu chính thức, hoặc có thể sử dụng các loại dược mỹ phẩm được sản xuất bởi các công ty dược phẩm đa quốc gia uy tín.
Theo các bác sĩ, việc làm đẹp cần thực hiện khoa học. Đầu tiên phải xác định đúng vấn đề mà da đang mắc phải. Việc này sẽ được bác sĩ chuyên khoa da liễu đánh giá một cách chính xác và từ đó lựa chọn phương pháp làm đẹp thích hợp. Không nên chỉ tin vào những lời quảng cáo về hiệu quả làm đẹp tức thì. Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần an toàn và điều quan trọng nhất là phải phù hợp với làn da. Nếu người dân có nhu cầu làm đẹp hãy tìm đến các cơ sở da liễu, thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp làm đẹp phù hợp.
Quảng cáo gây hiểu nhầm công dụng là trái quy định Theo quy định, những từ như "trị", "điều trị"… không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên cho sản phẩm mỹ phẩm. Theo Luật Quảng cáo năm 2012 đã có quy định cấm đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng kí hoặc đã được công bố. Tại Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo nêu rõ: Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước được quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh qua việc sử dụng các công dụng "điều trị" để quảng cáo cho người tiêu dùng. Việc sử dụng câu từ để quảng cáo các tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó các sản phẩm chăm sóc da không được sử dụng những từ như xóa sẹo, trị mụn, trị nám, trị sắc tố.... Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như "trị", "điều trị", "chữa trị" không được chấp nhận trong quảng cáo mỹ phẩm. Đã có không ít trường hợp quảng cáo mỹ phẩm có công dụng như thuốc chữa bệnh bị xử phạt. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra, xử phạt hành chính một số trường hợp vi phạm về việc: "Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định". Ngoài việc xử phạt hành chính, Thanh tra Sở Y tế yêu cầu doanh nghiệp sai phạm phải tháo gỡ, xóa quảng cáo có nội dung không phù hợp. |
Theo dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (16/1), giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg.
Giá dầu thô WTI giảm 1,67% xuống 77,5 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 1,35% về dưới mức 80 USD/thùng.
Giá cà phê Robusta giảm 0,8% về 4.863 USD/tấn, xuống mức thấp nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2024. Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục chịu áp lực khi thị trường phản ứng với các tin tức tích cực về nguồn cung.
Giá đậu tương tăng 2,71% lên 386,9 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng.
Giá dầu thô WTI tăng gần 3% và tiến sát mốc 80 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 1,57% lên 81 USD/thùng.
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
Giá dầu thô WTI tăng mạnh 3,53% lên mức 76,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng 4,25% và tiến sát mốc 80 USD/thùng.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h ngày 9/1. Giá Xăng RON95-III: không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc đỏ bao phủ bảng giá nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá lúa mì Chicago dẫn dắt đà giảm cả nhóm sau khi đánh mất 1,15% trong phiên hôm qua, đưa giá giao dịch về 197 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua là sự mạnh lên của đồng USD.
Giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (9/1) ghi nhận ở mức 120.000 - 121.000 đồng/kg, giá giảm 600 - 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê đã tăng gần gấp đôi.
Nhận định về giá xăng trong nước trong kỳ điều chỉnh định kỳ ngày mai (9/1), đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá các loại xăng có thể tăng 250 - 410 đồng/lít, tùy loại.
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên ngành rau quả vượt qua ngưỡng 7 tỷ đô la Mỹ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.
Giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước.
Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực sau khi đồng USD suy yếu mạnh trong phiên chiều. Chỉ số Dollar Index đã quay đầu giảm giảm 0,64% xuống 108,26 điểm.
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
Lũy kế, cả năm trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.
Giá cà phê ngày 6/1/2025 ghi nhận giá thấp nhất với 119.800 đồng/kg, trong khi Đắk Nông dẫn đầu với 120.500 đồng/kg.
Giá dầu thô Brent tăng 3,7% lên mức 76,5 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng tăng 4,8% lên gần 74 USD/thùng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2024 tăng 2,71% so với năm ngoái.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?