Một nhà phân tích cho biết môi trường hiện tại là “cơn bão hoàn hảo” cho ngành quảng cáo kỹ thuật số; đối với các công ty phụ thuộc vào quảng cáo, doanh thu của họ đang đối mặt với rủi ro vô cùng cao.
Theo CEO của Meta Mark Zuckerberg, dường như ngành quảng cáo trực tuyến đã bước vào thời kỳ suy thoái. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phần lớn những “đại gia” của Thung lũng Silicon đương đại được xây dựng dựa trên nguồn tiền quảng cáo. Sự phụ thuộc đó khiến ngay cả những công ty quyền lực nhất cũng có vẻ dễ bị tổn thương sau khi một loạt công ty báo cáo kết quả thu nhập mới nhất của họ.
Khi những “người khổng lồ” cũng chịu tổn thương
Khi bắt đầu cuộc họp báo hôm 27/7 để công bố kết quả kinh doanh mới nhất, ông Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành (CEO) của Meta - công ty mẹ của mạng xã hội Facebook, nói với các nhà phân tích rằng dường như ngành này đã bước vào thời kỳ suy thoái, một giai đoạn sẽ có ảnh hưởng rộng rãi đến hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số.
Ông lưu ý rằng rất khó để dự báo thời gian kéo dài hay mức độ ảnh hưởng của các chu kỳ này, đồng thời cẩn trọng cho hay tình hình có vẻ tồi tệ hơn so với quý trước.
Trong tuần qua, Meta, Twitter, Snap, Google, Apple và Microsoft đều báo cáo rằng việc các doanh nghiệp thu hẹp ngân sách quảng cáo - kết quả của sự suy thoái thị trường gần đây và tình hình kinh tế bất ổn - đã gây ra một số thiệt hại về thu nhập cho quý vừa qua. Diễn biến này cũng nhiều khả năng tiếp tục là một thách thức trong các quý tới.
Ngay cả những công ty có vị trí thống lĩnh thị trường cũng không “miễn nhiễm” trước xu hướng trên. Mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi của Google trong quý 2 năm 2022 chỉ tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh từ mức tăng gần 69% của quý 2 năm 2021.
Meta, với doanh thu phần lớn tới từ quảng cáo, đã công bố sự sụt giảm doanh thu theo quý đầu tiên trong lịch sử của mình với tư cách là một công ty đại chúng.
Những hãng ít phụ thuộc hơn vào quảng cáo cũng cảm thấy khó khăn. Microsoft cho biết họ bị mất khoản doanh thu 100 triệu USD trong quý 2 do việc doanh nghiệp giảm chi tiêu cho quảng cáo.
CEO Apple, ông Tim Cook, nói với các nhà phân tích hôm 28/7 rằng quảng cáo kỹ thuật số bị tác động rõ ràng bởi môi trường kinh tế vĩ mô trong quý kết thúc vào tháng Sáu, từ đó ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu dịch vụ của hãng.
“Cơn bão hoàn hảo”
Thị trường quảng cáo trực tuyến đang trải qua một giai đoạn đảo ngược xu hướng tăng trưởng. Sau một thời gian ngắn suy giảm khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các nhà quảng cáo sau đó bắt đầu đổ tiền vào các dịch vụ quảng cáo trực tuyến để tiếp cận những người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian hơn trước màn hình TV và máy tính.
Vào thời điểm này năm ngoái, Meta và Snap (chủ của nền tảng chia sẻ video Snapchat) đều báo cáo doanh số hàng quý đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi mức tăng của Google là 62%.
Nhưng thế giới bây giờ đã rất khác. Cuộc chiến kéo dài nhiều tháng giữa Nga và Ukraine đã mang tới nhiều bất ổn đối với các nhà quảng cáo. Nhiều công ty công nghệ còn phản ứng với cuộc chiến trên bằng cách cắt bỏ khả năng quảng cáo của các công ty có trụ sở tại Nga trên nền tảng của họ.
Cùng với đó, lạm phát tăng vọt, thị trường chứng khoán suy yếu và lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các công ty phải thu hẹp ngân sách quảng cáo. Điều này có thể dễ dàng được nhận ra trong những báo cáo thu nhập mới nhất của các “gã khổng lồ" công nghệ.
Nhiều công ty, bao gồm cả trong ngành công nghệ, gần đây đã giảm bớt hoạt động tuyển dụng và đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều yếu tố không chắc chắn.
Những thách thức kinh tế đó dự kiến sẽ kéo dài đến hết thời gian còn lại của năm nay. Hôm 27/7 Meta cho biết họ dự kiến doanh thu trong quý hiện tại chỉ từ 26-28,5 tỷ USD, đánh dấu sự sụt giảm doanh thu quý theo năm lần thứ hai liên tiếp.
Microsoft cho biết họ bị mất khoản doanh thu 100 triệu USD trong quý 2 do việc doanh nghiệp giảm chi tiêu cho quảng cáo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mặc dù Snap từ chối cung cấp hướng dẫn tài chính vì môi trường không chắc chắn, nhưng công ty cũng cho biết doanh thu quý 3 cho đến nay vẫn không thay đổi so với năm trước.
Sự suy thoái cũng diễn ra sau khi Apple áp dụng các điều chỉnh mới cho hoạt động theo dõi người dùng trên ứng dụng. Cụ thể, Apple đã giới thiệu một tính năng cho phép người dùng chọn không cho phép một số ứng dụng theo dõi hành vi của mình, từ đó lấy đi một số dữ liệu quan trọng mà các nền tảng mạng xã hội thường sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo.
Sự thay đổi này đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp quảng cáo trên Facebook của Meta, Twitter và Snap, cũng như những nền tảng nhỏ hơn như Pinterest.
Chỉ riêng doanh thu quảng cáo của Meta đã chịu thiệt hại tới 10 tỷ USD từ khi sự thay đổi trên được cập nhật trên hệ điều hành của Apple vào cuối năm ngoái. Cùng với đó, nền tảng chia sẻ video Snap cho biết rằng những thay đổi này "đã phá vỡ các tiêu chuẩn được xây dựng trong một thập kỷ qua của ngành quảng cáo."
Nhà phân tích Tom Forte của công ty tư vấn tài chính D.A Davidson cho biết môi trường hiện tại là “cơn bão hoàn hảo” cho ngành quảng cáo kỹ thuật số. Đối với các công ty phụ thuộc vào quảng cáo, doanh thu của họ đang đối mặt với rủi ro vô cùng cao.
Người bán hàng online chủ động cập nhật thông tin định danh và mã số thuế cá nhân; theo dõi thông tin hướng dẫn từ nền tảng, cơ quan thuế để tuân thủ nghĩa vụ mới; điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với chính sách thuế (ví dụ: xuất hóa đơn, theo dõi khấu trừ...).
Báo cáo mới công bố ngày 25/6 của Công ty nghiên cứu Momentum Works cho thấy tổng giá trị giao dịch (GMV) thương mại điện tử tại Đông Nam Á đạt 145,2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số.
Theo Nghị định 117, sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập cá nhân cho người bán (hộ, cá nhân kinh doanh) trên sàn từ 1/7. Người bán sẽ gồm cá nhân cư trú ở trong nước và nước ngoài.
Nhấn mạnh xử lý gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử còn khó khăn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động rà soát và xử lý việc lợi dụng livestream và các website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ứng dụng Perplexity AI bắt tay ứng dụng thanh toán trực tuyến PayPal để triển khai mua sắm trực tuyến trong các cuộc trò chuyện. Sự hợp tác này khiến cuộc đua AI ngày càng 'nóng' hơn.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?