Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp
Thị trườngĐây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp, trong đó có tới bốn phiên tăng trên 2%, đưa giá Arabica lên mức cao nhất trong vòng hai tháng rưỡi.
Giá hàng hóa biến động cực mạnh trong phiên vừa qua do căng thẳng giữa Nga và Ukraina tiếp tục leo thang. Dầu Brent có lúc vượt mức 105 USD/thùng, vàng giao ngay có lúc vượt 1.970 USD/ounce, nhôm tiếp tục tăng lên kỷ lục cao mới; khí gas, ngũ cốc cũng cao chưa từng có trong vòng nhiều năm nay.
Giá dầu có lúc chạm 105 USD/thùng
Giá dầu tăng vọt trong phiên vừa qua, với dầu Brent có lúc vượt 105 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 trước khi hạ nhiệt, sau khi căng thẳng giữa Nga – Ukraine tăng mạnh làm trầm trọng thêm lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Giá dầu thô Brent kết thúc phiên tăng 2,24 USD, tương đương 2,3%, lên 99,08 USD/thùng, sau khi có lúc chạm mức cao 105,79 USD; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 71 cent, tương đương 0,8%, lên 92,81 USD/thùng, sau khi có lúc đạt 100,54 USD.
Dầu Brent và WTI đều kết thúc ở mức đóng cửa lần lượt cao nhất kể từ tháng 8 và tháng 7 năm 2014.
Nguyên nhân giá giảm về cuối phiên là bởi ông Biden cho biết Mỹ đang làm việc với các nước khác về việc kết hợp xuất thêm dầu từ kho dự trữ dầu thô chiến lược toàn cầu.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group ở Chicago, cho biết tin tức xung quanh việc xuất dầu dự trữ là "có tác động về mặt tâm lý, nhưng liệu có tác động thực sự hay không thì sẽ mất vài tuần để xác định".
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 6 triệu thùng trong tuần trước, song các kho dự trữ sản phẩm chưng cất lại giảm,
trong đó, dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 985.000 thùng.
Các nhà phân tích cho rằng dầu Brent có khả năng duy trì mức giá trên 100 USD/thùng cho đến khi có nguồn cung đáng kể để thay thế, từ đá phiến của Mỹ hoặc từ Iran.
Giá dầu Brent tăng vượt 100 USD
Giá vàng quay đầu giảm sau khi thị trường chứng khoán hồi phục, với vàng giảm về ngưỡng quan trọng 1.900 USD, trong khi palladium giảm hơn 5% sau khi chứng khoán hồi phục.
Theo đó, giá vàng gia ngay giảm 0,6% xuống 1.895,76 USD/ounce vào lúc cuối phiên, trong phiên có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2020, là 1.973,96 USD.
Giá vàng kỳ hạn tháng 4 kết thúc phiên tăng tiếp hơn 0,8% lên 1.926,30 USD.
Phố Wall tăng điểm vào cuối phiên, sau một ngày giao dịch đầy biến động, với Nasdaq tăng gần 2%.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc Oanda cho biết: “Đợt bán tháo vàng vào buổi chiều ngày 24/2 diễn ra nhanh chóng sau khi Tổng thống Biden công bố các biện pháp trừng phạt mới”, "Tuy nhiên, có nhiều khả năng nhu cầu về nơi trú ẩn an toàn sẽ vẫn tăng cao và giá vàng có thể sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ trong ngắn hạn."
Giá vàng lên cao nhất kể từ tháng 1/2021
Giá nhôm tăng lên mức cao kỷ lục bởi lo ngại các lệnh trừng phạt có thể làm gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất nhôm lớn - Nga – đồng thời làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để sản xuất kim loại này.
Nga là nhà sản xuất nhôm lớn trên thế giới, và cũng là nhà sản xuất khí đốt chính – mặt hàng được sử dụng để sản xuất điện, một thành phần chính của sản xuất nhôm.
Giá khí đốt đã tăng cao kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang và dẫn đến việc cắt giảm sản lượng ở châu Âu.
Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 3,3% lên 3,402 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức kỷ lục 3,480 USD.
Lượng nhôm lưu trữ tại các kho của sàn LME hiện đang ở mức rất thấp, 824.150 tấn, so với khoảng 1,3 triệu tấn một năm trước.
Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm của thế giới và chiếm khoảng 7% nguồn cung cấp mỏ niken toàn cầu.
Giá lúa mì Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2012, trong khi giá ngô chạm mức cao nhất 8 tháng do xung đột giữa Nga với Ukraina làm trầm trọng thêm nỗi lo về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.
Giá dầu đậu tương phiên này cũng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về nguồn cung dầu thực vật toàn cầu trong bối cảnh xung đột ở khu vực sản xuất dầu hướng dương quan trọng của thế giới. Giá đậu tương cũng có thời điểm đạt mức cao nhất 9,5 năm, trước khi hạ nhiệt do hoạt động bán chốt lời.
Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% nguồn cung ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương. Các nhà giao dịch lo ngại xung đột có thể gây ra tình trạng tranh giành mua những mặt hàng này ở các nhà cung cấp khác.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5 trên sàn Chicago đã tăng 50 US cent lên 9,34-3/4 USD/bushel, cao nhất kể tháng 7 năm 2012.
Giá ngô kỳ hạn tương tự tăng 9 cent lên 6,90-1/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất trong 8 tháng là 7,16-1/4 USD.
Giá đậu tương phiên này cũng đạt 17,59-1/4 USD/bushel, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2012 đối với hợp đồng được giao dịch nhiều nhất, nhưng đã lùi xuống mức 16,54 USD vào lúc đóng cửa, giảm 17 US cent so với phiên trước.
Giá cà phê arabica giảm gần 4% do các quỹ hàng hóa chuyển sang những nơi trú ẩn an toàn và giảm đầu tư vào các tài sản rủi ro cao.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên giảm 9,65 cent, tương đương 3,9% xuống 2,379 USD/lb, trước đó có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 2/2, là 2,3725 USD.
Các đại lý cho biết cà phê arabica trở nên dễ bị “tổn thương” do vị thế mua lớn.
Giá cà phê robusta giao tháng 5 phiên này cũng giảm 55 USD, tương đương 2,5% xuống 2.179 USD/tấn.
Giá đường thô cũng giảm sau khi chạm mức cao nhất 1 tháng trước đó, diễn biến cùng chiều với giá dầu.
Đường thô kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên giảm 0,21 cent tương đương 1,1% xuống 18,32 cent/lb, trước đó có lúc chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 1, là 18,87 cent, theo xu hướng giá dầu mỏ - giá dầu thô Brent có lúc tăng vượt 105 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Tuy nhiên, giá đường trắng giao tháng 5 kết thúc phiên tăng 3,80 USD, tương đương 0,8% lên 499,50 USD/tấn.
Giá khí đốt ở Anh và Hà Lan kết thúc phiên tăng khoảng 40-60%, cùng với xu hướng giá dầu, giá điện ở châu Âu và các hàng hóa khác khi xung đột ở Đông Âu gia tăng.
Tại thị trường khí đốt Hà Lan, hợp đồng khí gas giao tháng 3 tăng 40,65% lên 118,50 euro/megawatt giờ (MWh), nhưng vẫn thấp hơn mức cao kỷ lục của tháng 12 là gần 185 euro/MWh.
Tại thị trường khí đốt ở Anh, giá hợp đồng giao háng 3 tăng 58,6% lên 321,97 pence/bình.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua do giá dầu tăng vọt. Bên cạnh đó, giá cao su nguyên liệu từ nhà sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu - Thái Lan - ổn định cũng giúp giá ở Nhật Bản giữ ở mức cao.
Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Osaka tăng 2,1 yên, tương đương 0,8%, lên 259,0 yên (2,26 USD)/kg.
Giá cao su tấm của Thái Lan phiên này đạt 74,45 baht (2,29 USD)/kg, mức cao nhất kể từ tháng 5/2021.
Hợp đồng cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 5) tăng 40 nhân dân tệ lên 14.070 nhân dân tệ (2.226,58 USD)/tấn.
Giá thép kỳ hạn tương lai tại Trung Quốc giảm, trong đó thép xây dựng giảm hơn 3% do các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với nguyên liệu sản xuất thép ảnh hưởng đến giá thép sản phẩm.
Thép thanh vằn kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải có lúc giảm 3,2% xuống 4.622 nhân dân tệ (731,64 USD)/tấn. Giá lúc đóng cửa vẫn giảm 2,9% xuống 4.637 nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giao tháng 5 giảm 1,9% xuống 4.804 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên giao dịch trong biên độ hẹp và đóng cửa tăng 0,4% lên 703 nhân dân tệ/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 25/2:
Đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp, trong đó có tới bốn phiên tăng trên 2%, đưa giá Arabica lên mức cao nhất trong vòng hai tháng rưỡi.
Kết phiên, giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 7 ghi nhận mức tăng hơn 0,3% lên 390 USD/tấn.
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
Các nhà chế biến thủy sản tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang gấp rút lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm sang Hoa Kỳ trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng 5, nhằm đảm bảo hàng đến nơi trước ngày 9 tháng 7 – thời điểm được xem là hạn chót để tránh các mức thuế quan bổ sung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu (XK) cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Giá nhiều mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong phiên giao dịch ngày hôm qua trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung đã được xoa dịu.
Theo sự điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (ngày 24/4), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua. Trên thị trường dầu thô thế giới, những thông tin về nguồn cung từ nhóm OPEC+ lan truyền đã gây áp lực lớn khiến giá đảo chiều giảm mạnh.
Theo The Korea Times, các quan chức ngành bán lẻ cho biết ngày càng có nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Hàn Quốc mua gạo giữa bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản liên tục leo thang,
Sáng 23/4, tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Trên thị trường năng lượng, ngoại trừ khí tự nhiên, toàn bộ 4 mặt hàng còn lại trong nhóm đều ghi nhận mức tăng đáng kể sau khi mối quan hệ Mỹ - Iran lại có những dấu hiệu căng thẳng trở lại.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận trong sáng nay (23/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 128.500 - 129.200 đồng/kg, ổn định so với ngày trước đó.
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce.
Với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt giảm giá, thị trường nông sản đã gây chú ý trong phiên giao dịch hôm qua.
Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức hoàn tất việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Hải quan, trong ba tháng vừa qua, cả nước nhập khẩu khoảng 21.640 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt hơn 445 triệu USD.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào sáng nay (21/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 129.000 - 129.700 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua nhưng giảm từ 3.500 - 4.000 đồng/kg so với ngày 17/4.
Giá của 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng mạnh từ 4-6% so với tuần trước. Trong đó, hai mặt hàng dầu thô cùng tăng khoảng 5% trong bối cảnh thị trường dần thích ứng với các chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.
Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?